Về nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 54 - 93)

2.1. Vài nét về cơ quan báo chí và chuyên mục Ng-ời tốt việc tốt luận văn

2.2.1. Về nội dung

Nội dung của chuyên mục biểu d-ơng g-ơng ng-ời tốt việc tốt trên 4 báo rất sinh động, phong phú, đề cập tới mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thuận tiện trong phân tích các luận cứ, tác giả chia nội dung của các chuyên mục này thành những phần sau:

a. G-ơng ng-ời tốt việc tốt trong lĩnh vực kinh tế

Những g-ơng điển hình trong lĩnh vực kinh tế phản ánh trong các chuyên mục chủ yếu là những g-ơng làm kinh tế giỏi, đạt một số thành tựu góp phần nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của đất n-ớc. Số l-ợng bài viết về lĩnh vực kinh tế trên 4 báo chiếm tỷ lệ không cao. Trên báo Nhân dân là 21% cơ cấu nội dung bài, báo Hà Nội mới là 20%. Cao nhất là báo Lao động 31% và báo QĐND là 24%.

Hình ảnh những “anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đ-ợc miêu tả, phác hoạ rất dung dị, chân dung của những cá nhân dám nghĩ, dám làm, biết v-ơn lên trong hoàn cảnh để làm giàu cho quê h-ơng, đất n-ớc.... Trong báo Lao Động số 212 Ngày 03/08/2006 với nhan đề “Mang nghề về làm giàu cho thôn" đã kể chuyện nữ cựu TNXP - chị Nguyễn Thị Thuần, Thôn Trần Phú (xã

Nguyên Xá, Đông H-ng, Thái Bình) vốn nghèo nhất xã, nh-ng giờ đã giàu lên nhờ nghề làm bánh đa, bánh phở. Sau thời gian tham gia TNXP ở Tr-ờng Sơn, chị Thuần trở về quê h-ơng và xây dựng gia đình với một bệnh binh, nh-ng không may chồng chị mất sớm. Nhận thấy ở địa ph-ơng có hộ làm bánh cuốn, bánh đa nh-ng mới dừng lại ở ph-ơng pháp thủ công là tráng bằng tay nên hiệu quả kinh tế không cao, chị đã vay m-ợn bạn bè, mày mò sang tận Ninh Bình học hỏi và mua máy tráng bánh đa về làm thử. Thấy có hiệu quả, chị tiếp tục đầu t- thêm 2 máy nữa và thuê thêm từ 6-10 lao động trong thôn, với mức tiền công 600 ngàn đồng/tháng. Tính bình quân, gia đình chị thu đ-ợc khoảng 3 triệu đồng/tháng. Chị Thuần nhiệt tình phổ biến kinh nghiệm cho bà con trong thôn để cùng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Đến nay trong thôn đã có 30 máy, mỗi ngày chế biến trên 3 tấn gạo. Nhờ công của chị mà lao động trong xã chẳng lo thiếu việc, đời sống ngày một khấm khá.

Bài viết “Ng-ời nông dân triệu phú” trên báo QĐND, trong chuyên mục “nét đẹp cuộc sống” đã kể chuyện: anh nông dân Nguyễn Văn út Chiến (tỉnh Trà Vinh), là bộ đội biên phòng xuất ngũ trở về địa ph-ơng với tỷ lệ th-ơng tật - cụt 1 chân. Tuy nhiên, với ý trí phấn đấu, quyết tâm thắng cái khó, cái nghèo, anh đã bắt tay vào trồng xoài và đào ao nuôi tôm. Đến nay, kinh tế gia đình anh đã khá vững vàng. Không chỉ giữ cách làm riêng cho mình, anh còn h-ớng dẫn giúp bà con trong xóm chọn các giống cây, kỹ thuật chăm sóc.

Những bài biết biểu d-ơng g-ơng tốt việc tốt trong lĩnh vực kinh tế còn thể hiện d-ới những tấm g-ơng của những ng-ời công nhân, kỹ s- đã găn bó trọn cả cuộc đời mình với công việc, với sự nghiệp đổi mới đất n-ớc, họ hết lòng với công việc, với sự trăn trở, lo toan, xông xáo, năng động trong công việc. Trong bài “Một kỹ s- ng-ời Cli say mê sáng tạo” trên báo Nhân Dân ra ngày 13/3/2006 đã kể chuyện anh kỹ s- Liêng Hot Ha L-ơng- ng-ời dân tộc Cli (Đức Trọng, Lâm Đồng) công tác tại đài Phát thanh- truyền hình Lâm

Đồng. Gần 20 năm miệt mài làm việc, anh sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào đ-ợc phân công, kể cả xuyên rừng, lội suối đến những vùng xã xôi hẻo lánh của các buôn làng trong tỉnh để khảo sát địa hình, tìm cho ra ph-ơng án đ-a sóng phát thanh, truyền hình đến cơ sở, giúp đồng báo nắm bắt kịp thời các chủ tr-ơng, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà n-ớc, đồng thời tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Anh tâm sự: không ít đêm nằm ở các xã vùng sâu vùng xa, thây băn khoăn khi không thể thu đ-ợc sóng, tôi thấy mình mang món nợ day dứt vơi đồng bào. Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm, anh đã cải tiến thành công các thiết bị ăng-ten thu phát sóng và đã đ-a đ-ợc cánh sóng đến với mọi ng-ời, mọi nhà.

Trong bài “Ng-ời có nhiều đề tài khoa học đ-ợc áp dụng vào sản xuất”

trong chuyên mục “Ng-ời tốt việc tốt” trên báo Nhân Dân ra ngày....đã ca ngợi anh Bùi H-ng Thịnh- ng-ời đã dồn hết sức lực và tâm trí vực dậy công ty đ-ờng đang đứng bên bờ vực phá sản. Không chỉ vực dậy đ-ợc công ty mà anh còn xây dựng nó phát triển, thành lập đ-ợc phân x-ởng sản xuất phân vi sinh, tạo thêm đ-ợc việc làm cho 50 lao động, mỗi năm sản xuất đ-ợc 5.000 đến 6000 tấn trị giá hơn 10 tỷ đồng để đầu t- thâm canh cho vùng nguyên liệu mía, xây dựng đ-ợc các mô hình trồng mía có hiệu quả. Nhờ vậy tạo đ-ợc lòng tin với nhân dân, yên tâm sản xuất... Bên cạnh đó, anh còn say mê nghiên cứu và đã có 9 đề tài khoa học đ-ợc ứng dụng vào sản xuất đ-ờng đạt hiệu quả kinh tế cao, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng. Với sự năng động và sáng tạo của mình, anh Thịnh đã góp phần không nhỏ để vực dậy 1 công ty, anh đã đ-ợc tặng 4 bằng khen và bằng sáng tạo lao động.

Chuyên mục “Nét đẹp đời th-ờng” trên báo Lao động ra ngày .... có bài

“Tác giả của nhiều giống dâu mới” ca ngợi ông Hà Văn Phúc (quê Hải Phòng) là ng-ời đầu tiên của ngành tơ tằm Việt Nam dùng ph-ơng pháp lai h-u tính, đã chọn và tạo đ-ợc nhiều giống dâu mới, trong đó có những giống dâu đ-ợc tặng huy ch-ơng vàng và bạc, đem lại hiệu quả kinh tế cao . Hay nh- g-ơng

của anh Trần Đức Đề, 45 tuổi- ng-ời đã đ-ợc Chủ tịch n-ớc tặng Huân ch-ơng Lao động hạng ba. Anh đã có công thiết kế trạm vi ba không ng-ời trên đỉnh núi cao, anh đã tự mày mò, nghiên cứu để đ-a vi ba phủ qua vùng địa hình lồi lõm, dẫn sóng đến các huyện vùng sâu vùng xa, dân tộc đồng bào thiểu số. Góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu đ-a 100% số xã trong tỉnh có điện thoại vào năm 2000. Tấm g-ơng của anh đã đ-ợc phản ánh trong bài

“Đ-a vi ba lên đỉnh núi” trên báo Lao động ra ngày...

Những ng-ời làm kinh tế giỏi đó, họ không chỉ là những ng-ời đàn ông sức dài vai rộng, mà còn là những hình ảnh ng-ời phụ nữ chân yếu tay mềm, đầy ý trí v-ơn lên. Bài viết “Phụ nữ nghèo làm kinh tế giỏi” trong chuyên mục

“Ng-ời tốt việc tốt” trên báo Hà Nội Mới đã ca ngợi chị Nguyễn Thị L-u (sông Thao, Phú Thọ) một mình vừa nuôi con ăn học vừa làm kinh tế trong lúc chồng đi công tác xa, với ý trí và nghị lực chị đã lập đ-ợc lên doanh nghiệp của chính mình và còn tạo đ-ợc việc làm cho hơn 30 lao động.

Những điển hình tiên tiến này không chỉ làm kinh tế giỏi, không chỉ làm giàu cho bản thân mà hơn nữa họ mang lại lợi ích chung cho tập thể, cho đất n-ớc. “Ng-ời gây dựng lại làng nghề” trên báo Nhân dân ra ngày 27/5/2006 đã ca ngợi ông Trần Văn Canh- th-ơng binh hạng 2/4, ng-ời con của làng Chuông. ý thức của một ng-ời con sinh ra trên mảnh đất, cảm thấy xót xa cho nghề truyền thống đang bị mai một, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của làng nghề. với sức lực của một ng-ời th-ơng binh ông đã tự đi tìm hiểu và mầy mò tạo ra những sản phẩm đặc sắc và đ-a ra triển lãm và đ-ợc đánh giá cao. Từ đó ông miệt mài làm việc và truyền lại kinh nghiệm của mình cho thế hệ trẻ sau. ông đ-ợc mọi ng-ời trong xã ghị nhận công lao là ng-ời gây dựng lại nghề cổ truyền của làng.

Một tấm g-ơng khác, trên báo Lao động ra ngày 29/12/2006 “Giữ gìn vân lụa cổ” đó là nghệ nhân Triệu Văn Mão, 71 tuổi, ở làng Vạn Phúc, Hà

Đông, Hà Tây - là một ng-ời có tay nghề thuộc hàng tiên chỉ của làng. Để khôi phục lụa vân cổ, hàng trăm mẫu lụa vân phiêu bạt tứ ph-ơng đã đ-ợc nghệ nhân Triệu Văn Mão dày công tìm kiếm. Ng-ời không phụ lụa, lụa không phụ ng-ời, nhờ những chuyến đi không tiếc của, tiếc công mà nghệ nhân Triệu Văn Mão đã tìm đ-ợc hàng trăm mẫu lụa vân khác nhau, trong đó có nhiều mẫu lụa vân quý nh- mẫu “Mai thọ” đ-ợc tìm thấy ở Đà Nẵng, mẫu

“Xuyến 7” tìm đ-ợc ở miền Nam và mẫu “L-ỡng long song thọ” ở Đoàn cải l-ơng TW. Hiện tại x-ởng của nghệ nhân Triệu Văn Mão th-ờng xuyên duy trì 20 máy dệt. Đây cũng là x-ởng dệt duy nhất của làng lụa Vạn Phúc làm ra sản phẩm lụa vân.

Trong quá trình xây dựng đất n-ớc, cũng nh- trong công cuộc đổi mới đất n-ớc, đã xuất hiện nhiều cá nhân là kinh tế giỏi, sự làm ăn phát đạt, thịnh v-ợng đã đ-a họ “lên ngôi”. Họ xứng đáng đ-ợc biểu d-ơng, tuyên truyền, họ đã chứng minh cho đ-ờng lối đổi mới kinh tế của đất n-ớc là hoàn toàn đúng đắn, chủ tr-ơng sáng suốt của Đảng, Nhà n-ớc ta về thực hiện nền kinh tế đa thành phần, trong đó thành phần kinh tế t- nhân đ-ợc khuyến khích phát triển. Họ thích ứng nhanh nhạy với nền kinh tế thị tr-ờng, năng động, chủ động sáng tạo trong kinh doanh, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều g-ơng mặt, nhiều mô hình làm kinh tế, giỏi về th-ơng mại dịch vụ xuất hiện. Trên báo Nhân Dân hàng loạt bài nh-: “Ng-ời thợ lò gắn bó với vùng than”;

“Một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” ra ngày 24/5/2004; “H-ớng đi mới của một doanh nghiệp” ra ngày 31/5/2004; “V-ợt khó làm giàu” ra ngày 6/12/2004; “Gắn bó với kinh tế tập thể” ra ngày 21/5/2005; “Tr-ởng thành từ những công trình trọng điểm” ngày 16/6/2005; “Nhà khoa học đồng hành với nông dân” ngày 1/8/2005; “Không chỉ biết làm giàu cho mình” ngày 17/10/2005; “Lập nghiệp trên đồng đất quê h-ơng” ngày 28/5/2006...

Trên báo Hà Mội mới, trong chuyên mục “Ng-ời tốt, việc tốt” với các bài: “Về quê h-ơng lập nghiệp” ra ngày 3/3/2004; “v-ợt khó làm giàu” ra

ngày 11/3/2004; “Ng-ời lính làm kinh tế” ra ngày 10/7/2004; “Nữ giám đốc năng động và hảo tâm” ngày 14/7/2004; “Làm giàu trên vùng đất trũng” ngày 18/11/1005....

Những g-ơng làm kinh tế giỏi trên báo Lao động rất nhiều, tiêu biểu là những bài: “Làm giàu ở vùng cao” ra ngày 12/1/204; “Vợ một đại ca” ra ngày 13/3/2004; “ Chàng trai Tây Nguyên v-ợt khó, làm giàu” ra ngày 16/4/2004;

“Ng-ời cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” ra ngày 24/2/2005; “dắt cả làng làm giàu” ngày 17/11/2005...

ở báo QĐND trong chuyên mục “Nét đẹp cuộc sống” là những bài:

“Ng-ời đánh thức 1 vùng đất” ra ngày 1/1/2004; “Thoát nghiện, trở thành triệu phú” ra ngày 9/2/2004; “Tỷ phú tuổi Thân” ra ngày 6/4/2004; “Trồng tre để xoá đói” 23/5/2005; “ông chủ trang trại trồng hoa” ngày 26/12/2005....

b. G-ơng tốt việc tốt trong hoạt động đoàn thể

Những bài biểu d-ơng g-ơng ng-ời tốt việc tốt ở lĩnh vực hoạt động đoàn thể không nhiều, chủ yếu những đối t-ợng đ-ợc biểu d-ơng là những ng-ời cán bộ xã, ph-ờng làm tốt công việc, hoặc có những thành tích trong công việc... Trên báo Nhân dân số l-ợng loại bài này chỉ chiếm 7%, báo Hà Nội mới chiếm 19%, báo Lao động là 15% và báo QĐND chiếm 10%.

Trong chuyên mục “Nét đẹp cuộc sống” trên báo QĐND ngày ... đã biểu d-ơng “Nữ Bí th- huyện uỷ ng-ời Mông đầu tiên ở Sơn La”- Tràng Thị Xuân, không cam chịu cảnh đói kém đã kiên trì đi học để phấn đấu làm cán bộ. Hiện chị đã là cán bộ chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn, tạo nguồn vốn cho ng-ời dân trong huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa bỏ cây thuốc phiện để vùng cao tiến kịp vùng thấp theo chính sách Dân tộc của Đảng. Vừa làm vừa học, chị đã có bằng đại học Ngân hàng, đ-ợc thuyên chuyển sang làm phó chủ tịch, rồi phó bị th- UBND huyện. Cuối tháng 2-

2004 chị Xuân đ-ợc tín nhiệm bầu làm Bí th- huyện uỷ Bắc Yên, chị là nữ Bí th- huyện uỷ ng-ời Mông đầu tiên ở Sơn La.

Cũng trên báo QĐND, câu chuyện “Bày cách làm cho dân” lại kể về bác Nguyễn Tuấn Sinh- Bí th- chi bộ khi phố 1, ph-ờng Vàng Danh, Uông Bí đã đ-ợc 15 năm, là một cán bộ không những biết h-ớng dẫn nhân dân ở tổ khu phố làm tốt nhiệm vụ ở địa ph-ơng mà còn h-ớng dẫn từng gia đình cách trồng cây lấy gỗ và 10 ha cây ăn quả ở trên triền đồi, bảo đảm thu nhập mỗi hộ từ 15 đến 20 triệu/năm. Tổ chức 2 đội thu cát suối để giải quyết từ 25-30 lao động có thu nhập từ 400-500 nghìn đồng/ tháng. Không chỉ dừng lại ở đó, bác còn h-ớng dẫn hàng chục hộ gia đình khác thu hái bông về chế biến sản phẩm bán, nâng cao mức sống, giảm đ-ợc một nửa số hộ nghèo trong khu phố. 16 năm nay, bác Sinh đã cùng tập thể Đảng viên trong chi bộ tổ chức đoàn thể, h-ớng dẫn ng-ời dân làm giàu... xây dựng chi bộ đảng 16 năm đạt danh hiệu “ trong sạch, vững mạnh”. Bản thân bác 16 năm đ-ợc công nhận là đảng viên hoàn thanh xuất sắc nhiệm vụ.

Câu chuyện “Ba m-ơi năm giữ rừng” trên báo Lao Động số 268 Ngày 29/09/2006 lại kể về một đảng viên 50 tuổi đời, ông Nguyễn Đình Trọng - ở thôn Tân Hoà, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - đã có gần 30 năm gắn bó với rú Lịnh trong vai trò giữ rừng.

Trong chiến tranh, Rú Lịnh là nơi cất giấu hàng hoá và tập kết quân để chi viện cho chiến tr-ờng miền Nam và đảo Cồn Cỏ. Sau giải phóng, Nhà n-ớc có chủ tr-ơng giao đất giao rừng, ông Trọng đ-ợc chính quyền xã Vĩnh Hiền giao nhiệm vụ bảo vệ rú Lịnh thuộc địa phận xã. Từ đó, cái nghiệp giữ rú đã gắn bó với ông cho tới nay. Công việc của ông không khác gì một cán bộ kiểm lâm thực thụ: Cũng đi tuần rừng tối ngày, bắt lâm tặc, cũng bị lâm tặc chống trả... Do rú Lịnh nằm gần vùng dân c-, nên luôn phải đối mặt với tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 54 - 93)