Những giải pháp đối với các nhà báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 110 - 130)

3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả của các bài viết về g-ơng

3.2.4. Những giải pháp đối với các nhà báo

Nhiều nhà báo già dặn có nhận xét rằng: viết về cái xấu thì dễ, còn viết về cái tốt thì khó. Sở dĩ có nhận xét nh- vậy là vì cái xấu thì muôn hình vạn trạng, còn tái tốt thì lại giống nhau. Trong thực tế báo chí thì nhiều bài viết về cái xấu hấp dẫn hơn, nhiều bài viết về tệ nạn xã hội phong phú, ly kỳ, hấp dẫn hơn; trái lại, nhiều bài viết về cái tốt thì khô khan, khuôn sáo, đơn điệu, tẻ nhạt. Vấn đề tr-ớc hết là phát hiện ra ng-ời tốt, việc tốt có ý nghĩa, tác động tới xã hội; sau đó phải thể hiện đ-ợc điều đó qua tác phẩm báo chí cụ thể. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực và tầm nhìn của nhà báo. Vì vậy, viết về g-ơng tốt việc tốt để bạn đọc chấp nhận đ-ợc là cái khó của nhà báo, cũng nh- của những ng-ời phụ trách các chuyên mục này. Một thực tế cho thấy, có rất nhiều các nhà báo viết rất hay về các thể loại điều tra, phóng sự... nh-ng ch-a có một nhà báo nào viết hay về ng-ời tốt việc tốt. Vì vậy, những giải pháp đ-a ra với các nhà báo bao gồm những khía cạnh sau:

a. Nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính trị cho nhà báo

Yêu cầu không ngừng nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị cho các nhà báo vừa là vấn đề cơ bản, vừa là vấn đề bức xúc của báo chí n-ớc ta hiện nay. Chính trình độ nhận thức chính trị - xã hội quyết định khả năng của nhà báo trong việc nhận thức các vấn đề, các sự kiện, các hiện t-ợng... của đời sống xã hội, khám phá đ-ợc các mối liên hệ đa dạng và phức tạp bên trong và bên ngoài của chúng, hiểu đ-ợc bản chất, khuynh h-ớng vận động, vị trí, vai trò, ý nghĩa xã hội của chúng. Chính trình độ nhận thức chính trị giúp cho nhà báo ý thức một cách sâu sắc và toàn diện những quy luật, những hiện t-ợng, những quá trình của thực tiễn để từ đó lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ và những ph-ơng pháp, cách thức cần đ-ợc vận dụng và sử dụng nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ ấy trong từng b-ớc hoạt động, giúp cho nhà báo hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện t-ợng còn quá mới mẻ xuất hiện trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế... làm tiền đề cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy năng lực sáng tạo của mình trong quá trình phân tích, mổ xẻ thực tiễn để biểu d-ơng phê phán có căn cứ xác đáng, đúng định h-ớng. Bác Hồ đã căn dặn chúng ta: "Báo chí của ta cần phải phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thống nhất n-ớc nhà, cho hoà bình thế giới. Chính vì thế nên tất cả những ng-ời làm báo (ng-ời viết, ng-ời in, ng-ời sửa bài, ng-ời phát hành...) phải có lập tr-ờng chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đ-ờng lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng đ-ợc"(38).

b. Nâng cao trình độ kiến thức chung và nhiều lĩnh vực khác nhau

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo là phải biết hoạt động có hiệu quả đ-ợc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều chủ đề khác nhau và sử dụng thành thạo nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau. Một nhà báo có kinh nghiệm là nhà báo có khả năng hoàn thành nhanh bất cứ công việc gì, nhiệm vụ gì cơ quan báo chí giao phó. Để làm đ-ợc điều đó nhà báo phải có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp: biết xác định nhanh chủ đề, biết khai thác và

lựa chọn t- liệu một cách thành thạo, biết tái tạo lại thực tiễn bằng các ph-ơng thức diễn đạt khác nhau d-ới các hình thức thể hiện, các thể loại khác nhau một cách độc đáo, hấp dẫn... Nh-ng để làm đ-ợc điều đó lại đòi hỏi ở nhà báo l-ợng tri thức rộng lớn: kiến thức văn hoá chung, kiến thức nghề nghiệp của ng-ời làm báo, kiến thức chuyên ngành để đảm bảo cho nội dung của các tác phẩm báo chí là sản phẩm của những ng-ời am hiểu những vấn đề của thực tiễn...

Cái mới mà nhà báo quan tâm phải đáp ứng đ-ợc nhu cầu và lợi ích của đông đảo công chúng. Phát hiện và phản ánh nhân tố mới là một công việc đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Bởi vì ng-ời tốt việc tốt không chỉ nằm trong những sự kiện phi th-ờng, mà nó còn mằn trong cái bình th-ờng, thậm chí mằn trong cái dáng vẻ bề ngoài t-ởng nh- gai góc, ng-ợc chiều, nghịch lý. Cũng có thể ng-ời tốt việc tốt mới chỉ chớm nh- một nụ hoa, một đốm lửa nh-ng cần nhận ra và nắm bắt đ-ợc sự phát triển tất yếu của nó. Có thể phát hiện nhân tố mới từ nhiều nguồn dữ liệu: nghe báo cáo, dự hội nghị, chuyên đề, tổng kết từ thực tiễn, qua mạng l-ới thông tin viên, bạn dọc, hoặc tự điều tra, nghiên cứu, khỏa sát… Qúa trình này là một quá trình lao động công phu, nghiêm túc và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Vì vậy nhà báo phải dày công suy nghĩ, nghiền ngẫm, so sánh, phân tích d-ới nhiều góc cạnh mới có thể đi đến kết luận và phản ánh đúng cái đó.

Chính đặc thù và yêu cầu nghề nghiệp đặc biệt này đòi hỏi mỗi nhà báo phải luôn học hỏi, trau dồi tích luỹ kiến thức một cách toàn diện và có chiều sâu. Nâng cao trình độ kiến thức là phải học tập, nghiên cứu hiểu sâu nhiều lĩnh vực khoa học, ngành nghề mà mình muốn viết. Bài báo muốn hay là phải có chất sống động trong đời sống của nhiều lĩnh vực, trong những nội dung khoa học, trong những kiến thức mới mẻ đ-ợc nêu ra. Càng tích lũy đ-ợc nhiều kiến thức bao nhiêu, bài báo càng có sự hấp dẫn, thuyết phục, tính định h-ớng càng cao bấy nhiêu.

c. Bám sát thực tiễn, lý giải và cắt nghĩa những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống

Nhà báo tồn tại và hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin khách quan của nhân dân. Do vậy, nắm bắt nhu cầu thông tin của các tầng lớp quần chúng nhân dân sẽ là một trong số các yếu tố quy định hiệu quả hoạt động của nhà báo, của báo chí. Nh-ng nhu cầu thông tin khách quan của các tầng lớp công chúng xã hội thật đa dạng, phong phú và phức tạp. Để năm bắt đ-ợc cái đa dạng, phong phú và phức tạp ấy thì không có con đ-ờng nào khác là phải bám sát, phải nắm bắt thực tế hoạt động của các tầng lớp công chúng xã hội.

Thực tiễn phong trào cách mạng của các tầng lớp quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một bức tranh vô cùng phong phú và sinh động. Trong bức tranh ấy có biết bao nhiêu những nhân tố mới, những g-ơng điển hình tiên tiến của những cá nhân và tập thể, có biết bao nhiêu những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt... cần đ-ợc ủng hộ, bảo vệ và nhân rộng, có biết bao nhiêu những sai sót, khiếm khuyết, những thói h- tật xấu, những tiêu cực, lạc hậu... cần phải đ-ợc đ-a ra công khai bàn bạc, thảo luận, tranh luận, lên án... để dần từng b-ớc tiến tới loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Tất cả những cái đó là nguồn đề tài, là "bầu sữa" vô tận nuôi d-ỡng báo chí. Thiếu thực tế sinh động, phong phú và đa dạng ấy báo chí sẽ trở nên nghèo nàn, thiếu sức sống và không thể thực hiện đ-ợc sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là, muốn chọn lọc và phản ánh nhân tố mới, đồng thời đấu tranh cho nhân tố mới thắng lợi. Vai trò của nhà báo ở đây thực sự quan trọng. Bởi vì, g-ơng ng-ời tốt việc tốt đ-ợc phản ánh nh- thế nào, chân thật đến đâu. với mục đích gì, hình thức nào, có nhiều l-ợng thông tin hay không, có phục vụ đ-ợc nhiệm vụ của công cuộc công nhiệp hóa, hiện đại hóa hay không… là do vai trò chủ quan của ng-ời làm báo trực tiếp quyết định thông qua khả năng nhận thức hiện thức khách quan, sự nhạy bén chính trị,

kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp của họ. Quá trình khai thác, khám phá, phát hiện và phản ánh cai mới là một quá trình công phu, lâu dài, phức tạp và giàu sức sáng tạo. Nhà báo là những ng-ời đầu tiên trực tiếp thực hiện quyết định quá trình sáng tạo ấy.

Nắm bắt đ-ợc bức tranh sinh động, đa dạng và phong phú ấy sẽ làm giàu thêm vốn sống, hoàn thiện dần nhân cách, t- chất của ng-ời làm báo. Hơn ai hết nhà báo phải là nhà t- t-ởng, là chiến sĩ trên mặt trận t- t-ởng, là nhà giáo dục, là ng-ời biết xem xét và đánh giá thực tiễn để tác động vào thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn vận động và phát triển h-ớng vào những mục tiêu chung.

d. Th-ờng xuyên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

Hiệu quả, sức thuyết phục của bài viết đối với ng-ời đọc đ-ợc thể hiện ở tính cấp thiết của chủ đề, vấn đề khi lựa chọn, ở tính chân thật, khách quan khi phản ánh, ở thái độ trung thực, khen chê rõ ràng khi xem xét, đánh giá, ở tinh thần xây dựng khi đ-a ra những kết luận. Sự thuyết phục của bài viết nh- vậy hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn của từng nhà báo. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài n-ớc là yêu cầu đối với phóng viên báo chí nói chung cũng nh- với phóng viên viết biểu d-ơng phê phán nói riêng.

Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng nắm bắt, phát hiện vấn đề, khả năng khai thác tài kiệu, khả năng xử lý thông tin và thể hiện tác phẩm báo chí có chất l-ợng, hấp dẫn và sức chiến đấu cao. Đối với bài biểu d-ơng đòi hỏi phải bảo đảm tính chính xác cao, khách quan thì mới tác động mạnh tới d- luận xã hội để tạo ra sự yêu mến, học tập những điển hình tiên tiến, ng-ời tốt việc tốt, tạo ra thái độ rõ ràng tr-ớc những thói h- tật xấu, tiêu cực trong đời sống xã hội, mới h-ớng dẫn đ-ợc quần chúng tới mục tiêu.

Trong việc đánh giá thẩm định về g-ơng ng-ời tốt việc tốt, mỗi nhà báo phải không ngừng trau dồi thế giới quan, nhân sinh quan, chủ nghĩa Mác-

Lênin, t- t-ởng Hồ Chí Minh, đ-ờng lối t- t-ởng của Đảng ta. Từ đó tạo cho mình tri thức cách mạng, kim chỉ nam đúng đắn về lý luận và ph-ơng pháp luận của nhận thức có tính khoa học và tính giai cấp trong việc phân tích, đánh giá những vấn đề, hiện t-ợng mới xuất hiện trong đời sống xã hội; dự báo đ-ợc xu thế phát triển tất yếu của nó.

Viết về g-ơng ng-ời tốt việc tốt, nhà báo không phải chỉ đi nhiều, nghe nhiều mà còn phải đọc nhiều... không ngừng tích luỹ vốn sống, rèn luyện sức đọc, sức nghĩ, rèn luyện t- duy và sức viết. Cần tránh bệnh hời hợt, dễ dãi ngay từ trong cách tiếp cận, tìm tòi; tránh ngại khó, ngại khổ, né tránh những vấn đề giai góc, ít xông xáo thực tế, dễ bằng lòng với mình.

Ng-ời làm báo là nhà chính trị nh-ng đồng thời cũng là nhà khoa học. Vì muốn nghiên cứu nhân tố mới, nhà báo cần có phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học, mỗi sản phẩm phải giàu hàm l-ợng chất sám. Đã có không ít tr-ờng hợp do ng-ời làm báo thiếu trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành, lại thiếu điều tra, nghiên cứu nghiêm túc về các vấn đề, hiện t-ợng xảy ra trong đời sống, nh-ng đã vội vàng đ-a ra công luận những sản phẩm báo chí làm phản tác dụng giáo dục, gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội.

Trong điều kiện hội nhập, mở cửa, sự phát triển nh- vũ bão của khoa học công nghệ, cần phải biết tiếp cận kỹ thuật mới, học tập kinh nghiệm làm báo của báo chí hiện đại để có thể biểu đạt một cách sinh động, hấp dẫn nhất những nội dung cần biểu d-ơng hay phê phán tới công chúng.

e. Không ngừng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống

Trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo luôn là ng-ời đại diện cho cơ quan báo, cho cơ quan chủ quản, cho d- luận xã hội và cho cả xã hội nói chung, bởi vậy để xứng đáng với vai trò và trách nhiệm của ng-ời đại diện nh- vậy, nhà báo phải luôn tự giác rèn luyện về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, rèn luyện cho mình đức tính khoa

học, trung thực, dũng cảm, khiêm tốn. Trong các bài biểu d-ơng hay phê phán, nhà báo phải trực tiếp phô diễn bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, ý thức nghề nghiệp, ý thức đạo đức của mình, bởi vậy phải hết sức khách quan, công tâm khi phân tích, đánh giá sự vật, hiện t-ợng. Không đ-ợc phép vì lợi ích cá nhân mà "bẻ cong" ngòi bút, mà "tô hồng hay bôi đen" hiện thực. Đối với đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo phải là ng-ời trung thực và dũng cảm đấu tranh phê phán cái sai, cái tiêu cực ngay từ khi nó mới nảy sinh, dám bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp luật.

Trong việc tuyên truyền g-ơng ng-ời tốt việc tốt, các nhà báo cần tránh cả hai thái cực hoặc “tô hồng” hoặc “bôi đen” làm sai sự thật. Thực tế hiện nay vẫn có căn bệnh khoa tr-ơng, tô vẽ thêm hiện thực, nói quá lên những thành tích, thổi phồng những tỷ lệ, con số. Có ng-ời nghĩ rằng nh- thế mới gây đ-ợc niềm tin, tạo đ-ợc tinh thần lạc quan phấn khởi. Nh-ng sự thât tác dụng đều ng-ợc lại.

Vấn đề đặt ra quan trọng với các nhà báo là làm thế nào để nhân rộng các g-ơng ng-ời tốt việc tốt? Có ý kiến cho rằng nhân tố mới th-ờng ch-a đ-ợc tổng kết, ch-a đ-ợc khẳng định, vậy liều l-ợng tuyên truyền sao cho vừa? Đ-ơng nhiên liều l-ợng phải phụ thuộc vào ý nghĩa kinh tế- xã hội của các đối t-ợng đó. Thái độ nhà báo ở đây phải khoa học, chính xác, khách quan, tránh thổi phồng, bơm to, c-ờng điệu, cũng không phũ phàng, bóp méo…Nhận thức đ-ợc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng nh- vai trò, trách nhiệm xã hội của ng-ời làm báo sẽ là tiền đề, là động lực để nhà báo phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.

Tiểu kết ch-ơng 3:

Ch-ơng 3 với đề mục “Một số định h-ớng và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất l-ợng và hiệu quả loại bài biểu d-ơng g-ơng ng-ời tốt việc tốt trên báo chí”, tác giả đã nêu lên một số định h-ớng và đ-a ra những giải pháp đối

với các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và cụ thể đối với các nhà báo. Khi đ-a ra những giải pháp này, tác giả cũng dựa trên cơ sở lý luận chung cũng nh- dựa vào kết quả của quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 110 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)