Văn học dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 31 - 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho

2.1.1. Văn học dân gian

Với bất kỳ một nền văn học nào, một quốc gia, dân tộc nào, văn học dân gian cũng là một công trình sáng tạo để đời. Những sáng tạo đó không chỉ có giá trị vùng miền, ý nghĩa địa phương, khu vực, quốc gia. Bởi vậy, văn học dân gian có một tầm ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ được tắm mình trong suối nguồn trong trẻo của văn học dân gian.

Với đội ngũ sáng tác chủ yếu là nhân dân lao động. Cung bậc đầu tiên của tiếng cười hài hước là những câu chuyện cười thuần túy phản ánh tinh thần lạc quan của nhân dân. Đó là tiếng cười sảng khoái, vô tư sau một ngày lao động vất vả. Cái cười trong nhiều trường hợp mang tính chất sinh lí hơn là tâm lí. Cuộc sống sau lũy tre làng tưởng chừng êm ả, vậy mà đâu đó xuất hiện tượng tiếng cười đả kích, châm biếm, ném vào bọn cường hào ác bá. Trong xã hội phong kiến, người nông dân là kẻ yếu thế. Cách phản kháng duy nhất của họ là tiếng cười. Tiếng cười thành vũ khí có sức công phá lớn.

Tiếng cười trào phúng trong văn học dân gian xuất hiện rải rác ở các thể loại, từ ca dao, hò, vè, các vai hề trong chèo cho đến những câu chuyện tiếu lâm, truyện cười, cao hơn là truyện trạng.

Vũ khí cười luôn chĩa vào thế giới bạo lực, bất bình đẳng trong xã hội, chĩa vào những điều kiện sống còn không xứng đáng với con người.

Cái cười trong văn học dân gian là cái cười nông dân, khỏe khoắn, lạc quan. Cái cười của những con người bị hạn chế tầm mắt, tuy không thật sâu cay như các nhà Nho, nhưng giá trị của văn học dân gian vẫn được khẳng định.

Bất cứ một nền văn học nào cũng chứa đựng một nội lực phát triển. Nền văn học viết nói chung và văn học trào phúng nói riêng đã tiếp thu di sản trong mạch nguồn truyền thống để làm nên diện mạo riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)