Sự vận động hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực phê phán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 50 - 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Sự vận động hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực phê phán

2.2.3.1. Sự vận động về quan niệm văn học và lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực phê phán.

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán là kết quả của quá trình chuyển đổi đầy khó khăn từ trạng thái văn học Trung đại sang văn học hiện đại. Đó là sự thay đổi lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm văn học, hệ thống thi pháp…

Văn học trào phúng phủ nhận lí tưởng thẩm mĩ của văn học nhà nho. Chủ nghĩa hiện thực phê phán kế thừa quan điểm tiến bộ của văn chương trào phúng để tiến vào quỹ đạo văn học thế giới.

Chủ nghĩa hiện thực gắn bó chặt chẽ với những tri thức khoa học. Nhà văn hiện thực bước lên một tầm cao mới về sự hiểu biết, khả năng nắm bắt thực tại trong chiều sâu bản chất, từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, thể hiện sự vận động khách quan, mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội.

Nếu nhà thơ trào phúng hướng vào những sự kiện nổi bật để tạo tình huống gây cười nhờ bút pháp cường điệu và phóng đại, thì nhà văn hiện thực chủ nghĩa chọn sự kiện mang tính bản chất nhằm nghiên cứu và phân tích thực tại. Xuskốp nhận xét: “Sự phân tích xã hội là thực chất của chủ nghĩa hiện thực, nó tạo ra khả năng cho người nghệ sĩ tách ra trong cuộc sống những nét chủ yếu của nó và đi gần tới chỗ hiểu được những quy luật vận động trong đó”. Cảm hứng nhận thức bản chất thực tại khách quan được coi là tiêu chuẩn cốt yếu của chủ nghĩa hiện thực. Mark- Enghels kêu gọi nhà nghệ sĩ tiến bộ của thời đại mình “thâm nhập vào đáy sâu của các quan hệ xã hội thực tại, khám phá nguồn gốc vật chất và tính điển hình xã hội của các tính cách, hành vi cá nhân”.

Không chỉ dừng lại ở khả năng nghiên cứu tính phức tạp của thế giới bên ngoài, nhà văn hiện thực chủ nghĩa còn đi sâu vào thế giới bên trong vô cùng phức tạp của con người. “Nhờ vào những đặc điểm của một phương pháp sáng tác dựa trên nguyên tắc mô tả con người trong những liên hệ thực và phong phú với lịch sử sống, với thực tại cụ thể, nghệ thuật chủ nghĩa nghiên cứu một cách đầy đủ và đa diện lĩnh vực của tình cảm con người, tính phức tạp thực sự của những thể nghiệm

tâm lí con người” (Xuskốp).

Tuyên ngôn của L. Tônxtôi: “Nhân vật đẹp nhất trong tác phẩm của tôi là sự

thật”, được coi là lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực. Hướng đến sự thật và

phản ánh sự thật trong tính quy luật của nó là tiêu chuẩn định giá nhà văn hiện thực chủ nghĩa.

Chủ nghĩa hiện thực mang tính lịch sử cụ thể. Vì thế, khi nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam cần chú ý đến tính đặc thù của văn học nước nhà. Không giống như chủ nghĩa hiện thực trên thế giới (phản ánh mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản), chủ nghĩa hiện thực Việt Nam không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản mà còn có

nhiều mâu thuẫn khác. Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc điạ nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa địa chủ và người nông dân được coi là một trong những mâu thuẫn cơ bản trong sáng tác của các nhà văn hiện thực (Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, …).

2.2.3.2. Hệ thống chủ đề, đề tài.

Quan niệm văn học và lí tưởng thẩm mĩ đã chi phối hệ thống chủ đề, đề tài của chủ nghĩa hiện thực phê phán 1930- 1945.

Lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực là sự thật. Vì thế chủ đề và đề tài của nó không thể bắt nguồn từ những cái xa xôi, trừu tượng. Nhà văn hiện thực chủ nghĩa chắp bút từ những sự vật hiện tượng của cuộc sống đời thường, coi trọng chi tiết, coi trọng cái hàng ngày, thậm chí cả những cái bị coi là tầm thường, ít ai để ý mà xoáy sâu vào nó. Tuy nhiên không phải bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng có thể đi vào tác phẩm hiện thực chủ nghĩa. Cuộc sống yêu cầu nhà văn phải tìm trong sự đa dạng của thực tế cái điển hình, tiêu biểu cho một loại hiện tượng để từ đó phản ánh.

Chủ đề và đề tài trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930- 1945 phản ánh cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Hình ảnh của những người nông dân bị bóc lột đến tận xương tủy, bị bần cùng hóa và lưu manh hóa đặt trong sự mâu thuẫn đối kháng với cuộc sống phè phỡn của những lí trưởng, cường hào, ác bá, những quan lại người Pháp và tư sản mại bản đang sống trong cuộc đời xa hoa, dâm đãng. Đó là hình ảnh của những nhà chứa, sòng bạc, những tiệm hút ở thành thị, là phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung” đang nổi lên như một nạn dịch.

Chủ đề trong văn chương trào phúng tập trung phản ánh xã hội Việt Nam trong giai đoạn quá độ, từ chế độ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến, giai đoạn thoái trào của một nền Nho học. Nhà văn trào phúng phủ nhận nền văn học quá khứ ở một số phương diện nhất định, nhưng với tư cách là sản phẩm xa nhất của nền văn học ấy, họ không thể bứt thoát hoàn toàn khỏi hệ thống quan niệm của văn học nhà nho. Tác giả trào phúng không tạo được một cuộc cách mạng lớn trong văn học. Tuy phản ánh sự kiện mang tính thời sự nhưng nhà thơ trào phúng chưa biết chắt lọc các sự kiện thể hiện tầm khái quát xã hội.

Chủ đề và đề tài của chủ nghĩa hiện thực thể hiện tập trung nhất ở những mâu thuẫn trong xã hội, tạo bước phát triển mới trong văn học nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực không chỉ dừng lại ở các sự kiện của hiện thực mà còn đòi hỏi nghệ thuật phải mang một nội dung tiến bộ. “Không sáng tạo ra cuộc sống vốn đã được sáng tạo ra rồi, mà nó họa lại cuộc sống, sáng tạo lại cuộc sống và nhà nghệ sĩ như một mặt gương lồi, phản ảnh theo một quan điểm nhất định, sự biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, chọn lọc trong đó những biểu hiện cần thiết để tạo thành

một bức tranh đầy đủ, sinh động và hoàn thiện” (Bieelinxki), nhờ đó sự kiện trong

tác phẩm hiện thực chủ nghĩa trung thành hơn các sự kiện ngoài cuộc đời.

2.2.3.3. Hình tượng văn học cơ bản.

Bước đột phá lớn nhất của chủ nghĩa hiện thực là xây dựng được hình tượng văn học trung tâm. Đó là những nhân vật điển hình, những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Lần đầu tiên với chủ nghĩa hiện thực, văn học nhân loại đã xây dựng được nhiều điển hình văn học ở mức độ cao nhất và hoàn chỉnh của nó.

Theo Bieelinxki, “vấn đề điển hình hóa là một trong những quy luật cơ bản

của sáng tác và không có nó thì không có sáng tác”.

Điển hình hóa theo “nghĩa rộng là tổng hòa mọi biện pháp nghệ thuật nhằm làm cho hình tượng trở thành điển hình, là con đường đưa sáng tác nghệ thuật đạt chất lượng cao.

Điển hình hóa luôn gắn với quá trình khái quát hóa và cá thể hóa nhằm làm cho hình tượng vừa khái quát được những nét quan trọng nhất, bản chất nhất của đời sống, lại có được hình thức cụ thể, cảm tính cá thể, đọc đáo, không lặp lại.

Trong nghĩa hẹp, điển hình hóa là hình tượng khái quát hóa đặc trưng của phương pháp sáng tác hiện thưc chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lặp đi lặp lại tương đối ổn định của các hiện tượng, tính cách và quá trình cuộc sống cùng loại trong thực tế” [17/101].

Với tinh thần phân tích xã hội, khả năng khái quát đời sống, nhà văn hiện thực chủ nghĩa đã xây dựng được nhân vật mang tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Nhà lí luận văn học Nga Bieelinxki đưa ra định nghĩa về nhân vật điển hình.

Đó “là một con người kiêm nhiều người, một nhân vật kiêm nhiều nhân vật, tức là

sự mô tả con người bao trùm số nhiều trong nó, bao trùm cả một bộ phận những

con người cùng biểu hiện một ý niệm như nhau”. Theo ông, “trong sáng tác của

một nhà văn chân chính, mỗi nhân vật là một điển hình, và mỗi điển hình đối với

độc giả là một người lạ - quen biết”. Chủ nghĩa hiện thực sáng tạo ra những nhân

vật, những tính cách vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát, vừa quen biết lại vừa xa lạ. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa lí tưởng và hiện thực.

Điển hình nghệ thuật được dựng từ nguyên mẫu đời sống. Nhân vật Natasa của đại văn hòa L. Tônxtôi được lấy từ nguyên mẫu là vợ và em gái vợ, tuy nhiên đó không phải là phép cộng số học đơn giản của hai người mà nhân vật Natasa đã mang một chất lượng nghệ thuật mới.

Nhà thơ trào phúng dựng lên những nhân vật cụ thể, có thật trong đời sống nhằm tạo ra bức tranh xã hội sinh động, còn nhà văn hiện thực lại đi ngược lối xây dựng nhân vật đó. Tính cách điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán được khái quát từ nhiều nguyên mẫu của đời sống nhằm khắc họa bản chất chung của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội. M. Gorki nói: “Nếu biết rút lấy ở một người trong số 20, 50, 100 ông chủ hiệu, công chức, công nhân, những nét, những thói quen, những thị hiếu, những dáng điệu, những niềm tin, những cách nói, … có tính chất giai cấp tiêu biểu nhất, rút ra rồi đúc kết những cái đó lại vào một chủ hiệu, một công chức, một công nhân. Với thủ pháp này, nhà văn sẽ xây dựng được một điển hình và đấy sẽ là nghệ thuật”.

Với tư duy về lịch sử cụ thể, nhà văn hiện thực luôn đặt nhân vật, tính cách điển hình trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể, điển hình rồi triển khai sự phát triển tính cách theo diễn biến của hoàn cảnh đó. Nếu nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn là nhân vật tư tưởng, mang đậm tính chủ quan của nhà văn, đứng cao hơn hoàn cảnh và không bị hoàn cảnh chi phối, thì chủ nghĩa hiện thực lại phủ nhận nguyên tắc sáng tạo đó mà đề cao vai trò của hoàn cảnh đối với sự phát triển tính cách nhân vật,

và sự tác động ngược trở lại của tính cách đối với hoàn cảnh. Đó là quá trình biện chứng, thể hiện tính khách quan trong sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực.

Hoàn cảnh điển hình bao gồm những sự kiện, những quan hệ do chính tính cách tạo nên. Tính cách là con đẻ của hoàn cảnh, được giải thích bởi hoàn cảnh. Hoàn cảnh phức tạp khiến tính cách nhân vật cũng phức tạp theo.

Chủ nghĩa hiện thực đối lập với chủ nghĩa lãng mạn ở nguyên tắc xây dựng nhân vật. Nếu tính cách nhân vật trong văn học lãng mạn thường bất biến, mang tính một chiều thì chủ nghĩa hiện thực chú ý đến sự phát triển của tính cách. Tính cách luôn luôn vận động hợp với lôgíc nội tại của nó. Tác phẩm văn học là con đẻ của nhà văn. Tính cách nhân vật là con đẻ của hoàn cảnh. Nhà nghệ sĩ hiện thực chủ nghĩa không thể chi phối đến cuộc sống của nhân vật, đến tính cách nhân vật theo ý muốn chủ quan của mình mà phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy luật khách quan trong sự phát triển. Nhân vật Tachiana trong tác phẩm “Épghênhi Ônhêghin” của Puskin đã giáng cho ông “một đòn chí mạng”. Ý định ban đầu của nhà văn bị dập tắt, ông vẫn phải để cho nhân vật của mình đi lấy chồng trong sự nuối tiếc của chính bản thân. L. Tônxtôi từng nói: “Biết làm thế nào được… Nói chung các nhân vật nam, nữ của tôi đôi khi làm những việc mà thực tình tôi không muốn: Họ làm những

điều mà họ cần phải làm”. Đó chính là hệ quả của nhân vật nổi loạn.

Nhân vật nổi loạn chỉ có trong các sáng tác của nhà văn hiện thực phê phán. Chủ nghĩa hiện thực phê phán luôn tuân theo những quy luật khách quan của đời sống. Nhân vật nổi loạn được hiểu là những nhân vật trong hướng đi về sau của nó trái với ý đồ chủ quan của người nghệ sĩ, đối lập với dự kiến ban đầu của tác giả.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam 1930 - 1945 khác với chủ nghĩa hiện thực phê phán trên thế giới ở đối tượng phản ánh. Các nhà văn hiện thực phê phán trên thế giới chĩa mũi nhọn vào xã hội tư bản chủ nghĩa, còn nhà văn hiện thực phê phán ở Việt Nam lại tập trung sự chú ý nhiều hơn vào những quan hệ, những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

“Bước đường cùng” được xem là tác phẩm thành công hơn cả trên con đường đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan. Nhân vật anh

Pha phần nào đã đại diện được cho tính cách hiền lành, nhút nhát của người nông dân trong xã hội cũ. Mặt khác, ở nhân vật này đã có sự vận động và phát triển của tính cách tuy chưa thật rõ rệt như những sáng tác của lớp nhà văn giai đoạn sau này, như: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, …

Về vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở những chương sau.

2.3.4. Hệ thống ngôn ngữ, thể loại.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam 1930- 1945 đánh dấu sự trưởng thành của hệ thống thể loại.

Trần Đình Hượu nói: “không có một ngôn ngữ văn học trong sáng chính xác và không có một nền văn xuôi có nhiều khả năng diễn đạt, chưa định hình được thể loại kịch và tiểu thuyết thì khó thành văn học hiện thực chủ nghĩa” [4/490].

Trong văn học truyền thống, kể cả dòng văn chương trào phúng, thể loại chủ yếu vẫn là thơ. Thơ, phú, lục là đặc trưng thể loại của văn học nhà nho.

Thơ nghiêng về tâm trạng, cảm xúc hơn là miêu tả. Yếu tố trữ tình là đặc trưng cơ bản của thơ.

Phạm vi phản ánh hiện thực trong thơ hẹp do bị giới hạn về độ dài ngắn của thể loại.

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX phải kể đến vai trò của các thể loại: kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết giữ vai trò quan trọng trong văn học hiện đại.

Tiểu thuyết là thể loại văn học gần gũi nhất với đời sống. Dung lượng phản ánh rộng. Tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung có khả năng thể hiện cuộc sống một cách toàn vẹn với tất cả tính chất sinh động, phức tạp, nhiều màu, nhiều vẻ của nó. Nhiều nhà phê bình ví tiểu thuyết như những cuốn bách khoa của đời sống, là những cuốn sách về cuộc đời…

Truyện ngắn dung lượng phản ánh hẹp hơn tiểu thuyết, nhưng nội dung của nó cũng bao trùm hầu hết các phạm vi hiện thực. Đó là thể loại tự sự cỡ nhỏ, súc tích, dễ đọc…

Những năm hai mươi của thế kỉ trước, sự ra đời của các thể loại nói trên đánh dấu bước trưởng thành của nền văn xuôi Việt Nam.

Cùng với sự ra đời của những thể loại văn học mới: Kịch “Chén thuốc độc”

(1921) của Vũ Đình Long, tiểu thuyết “Tố Tâm” (1925) của Song An Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,… là sự hiện diện của thứ ngôn ngữ hiện đại hơn ngôn ngữ mà các nhà thơ trào phúng đã sử dụng.

Phạm vi độc giả của giai đoạn này không bó hẹp ở một tầng lớp nhất định mà được mở rộng. Thị hiếu thẩm mĩ cũng khác xưa. Độc giả hiện đại không còn hợp với thứ ngôn ngữ xa vời, chau truốt, những điển tích, điển cố… Họ yêu cầu ở văn chương khả năng diễn đạt cuộc sống bằng thứ ngôn ngữ đời thường, không hoa mĩ,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)