Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 32 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho

2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà

văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam.

2.1.2.1. Vài nét về cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại Việt Nam.

Gần mười thế kỉ tồn tại của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định hướng phát triển, chi phối quan niệm văn học, lí tưởng thẩm mĩ của cả một giai đoạn khá dài trong lịch sử văn học Việt Nam nói riêng và văn học khu vực Đông Á nói chung. Lực lượng sáng tác văn học nhà nho là các nho sĩ, người mang trong mình trách nhiệm khai tâm, dẫn đạo cho đám đông quần chúng. Họ lấy văn chương để bảo vệ đạo lí cương thường. Vì thế, hơi thở của văn học nhà nho là hơi thở của lòng nhân nghĩa, của chuẩn mực đạo đức xã hội. Sức mạnh giáo hóa trở thành nhịp đập của cả giai đoạn dài trong văn học Việt Nam trung đại.

Nho giáo không hoàn toàn là một tôn giáo. Vì nhà nho có vị trí trung gian đặc biệt giữa chính quyền và nhân dân, nên tùy theo từng tình huống, hoàn cảnh, tùy theo thân phận cá nhân của từng người mà văn chương của họ mà có thể “tôn quân, thân thượng”, thể hiện sự trung thành vô điều kiện với vương chế và giáo lí, nhưng lại có thể là lời cảm thán chua cay, sự bi phẫn thống thiết, hay thậm chí sự tố cáo gay gắt.

Với bản chất “ôn nhu, đôn hậu” trong ý thức sống và trước thuật, nhà nho luôn chủ trương một lối sống ôn hòa. Họ viết văn trước hết là để dành cho mình , để bộc lộ tâm sự trước thời thế, sau là để uốn nắn lòng người và di dưỡng tính tình. Thơ là để bộc lộ Tâm, Chí, Đạo. “Vì là để bộc lộ tâm chí, thơ trở thành bộ phận lớn nhất, trữ tình trở thành nét chủ đạo trong văn học. Nhưng trữ tình không phải là bộc lộ cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lí, vì nhằm mục đích giáo hóa, văn học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận thức. Nó hướng về bắt chước, thể hiện Đạo chứ không cố gắng về mặt tìm tòi, sáng tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế. Đối với thực tế nó thiên về phẩm bình, tìm ý

nghĩa đạo lí hơn là băn khoăn tìm hiểu”[4/32,33].

Không thể phủ nhận những đóng góp của văn học nhà nho trong lịch sử văn học dân tộc. Họ luôn khuyên răn con người sống có đạo đức, đề cao cái tài, đề cao sự thông thạo thi, thư, lễ, nhạc, giúp con người biết tiến thoái, ứng đối. Tuy nhiên,

văn học nhà nho mang trong mình những nhân tố cản trở văn học phát triển theo xu hướng hiện thực.

Quan niệm của văn chương nhà Nho quy định hệ thống đề tài, chủ đề và hình tượng trung tâm văn học. Lấy phạm trù tâm, chí, đạo làm trung tâm. Văn học nhà Nho vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và phát hiện cuộc sống. Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Dù là người ẩn dật, người hành đạo hay người tài tử thì trong thơ của họ đều thể hiện khá rõ quan niệm

“thi dĩ ngôn chí”. Điều này được minh chứng bằng sự lựa chọn khá cầu kì các đối

tượng của tự nhiên cho phù hợp với phẩm chất cao quý của người quân tử, của đấng trượng phu.

Đề tài quen thuộc hầu hết sáng tác của nhà Nho là: cảm hoài, tức sự, ngôn chí…Chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo được nhà nho quan tâm hàng đầu. Hệ thống chủ đề, đề tài này kéo dài gần mười thế kỉ. Và “Nguyễn Đình Chiểu trở thành một trong những tác giả khép lại một giai đoạn phát triển của văn học sử, tiêu biểu nhất là khép lại của chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo, sự tự thủ tiêu của cặp đôi trung quân - ái quốc” [56/295].

2.1.2.2. Thuật ngữ trào phúng:có nhiều cách hiểu về thuật ngữ trào phúng.

Trào phúng: Lời bóng gió để cười nhạo [1].

Cách hiểu thông thường hơn là: Trào phúng có tác dụng gây cười để châm

biếm, phê phán [43/155].

Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học, đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước…được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng, những tiêu cực xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn với phạm trù mỹ học và cái hài trong các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ trong truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm[17]. Đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười.

Như vậy, với khái niệm này, trào phúng được hiểu một cách toàn diện và sâu sắc, gắn văn chương trào phúng với phạm trù mỹ học của cái hài.

2.1.2.3. Sự ra đời của văn học trào phúng.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, mầm mống trào phúng có trong sáng tác của các nhà Nho như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhiều nhà Nho trong giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX.

Ở Nguyễn Trãi có sự thoảng qua nụ cười nghiêm trang mà bất bình với cuộc sống xung quanh:

Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường lợi cực quanh co Tuồng ni cóc được bề hơn thiệt

Chớ dễ bằng ai đắn với đo (Ngôn chí V)

Mầm mống trào phúng thể hiện rõ hơn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông ví bọn quan lại bất nhân như những lũ chuột chuyên đục khoét:

Thạc thử hồ bất nhân Thảo thiết tứ âm đọc Nguyên dã hữu cảo miêu Lẫm dữu vô dư túc…

(Tăng thử) (Chuột lớn kia bất nhân Gậm khoét thật thảm khốc Đồng ruộng trơ lúa khô Kho đụn hết gạo thóc)

Phạm vi phê phán của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nằm trong khuôn khổ Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Ông ghét thói đời đen bạc:

“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thường hơn hết mọi lời… …Người của lấy cân ta thử sức

Thực tế cho thấy, nhiều người trước đây dám “vượt rào”, tìm mọi khả năng có thể để biểu hiện cái hài, cái xấu, cố gắng để tiến hành những sự phê phán cục bộ. Tuy nhiên phải đợi đến cuối thế kỉ XIX, những mầm mống ấy mới có đủ điều kiện để đơm hoa kết trái.

Văn chương trào phúng gắn chặt với phạm trù mĩ học của cái hài. Xung đột trong hài kịch xuất hiện khi niềm tin đã mất.

Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng. Hiệp ước Harmand và Patenote (1883 – 1884) đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Xã hội Việt Nam chuyển từ nhà nước phong kiến sang chế độ thực dân phong kiến. Cơn quốc nạn khiến nhiều văn nhân, sĩ phu đứng lên theo tiếng gọi Cần Vương tập hợp lực lượng phất cờ khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương diễn ra rầm rộ kéo dài gần hết thế kỉ XIX. Những sĩ phu yêu nước lần lượt hi sinh. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương rồi nhịn ăn mà chết. Khi Pháp đánh ra Hà Nội lần hai, thành vỡ, tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết trong thế đơn phương độc mã. Phong trào Cần Vương dần tắt. Cái chết của Đình nguyên Phan Đình Phùng chấm dứt phong trào đấu tranh theo tiếng gọi của vua Hàm Nghi, ánh lên hình ảnh đẹp cuối cùng về người anh hùng vệ quốc của Nho giáo.

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp tác động mạnh chưa từng có đến đời sống xã hội, khiến đội ngũ nhà nho phải nhận thức lại vai trò của kẻ sĩ trong xã hội. Họ không thể đem đạo lí của Khổng Mạnh để đấu chọi với tàu đồng, đại bác, súng nhỏ, súng to…

Xã hội biến động, quan lại phân hóa. Có kẻ làm tay sai cho giặc. Một số khác chịu làm quan cho Pháp nhưng mang tâm lí tùy thời. Cũng có người giữ được nhân cách, bất mãn với thời thế nhưng không đủ dũng khí là một Nguyễn Tri Phương hay Phan Đình Phùng. Họ từ quan, trở về ẩn dật. Nhưng với tấm lòng yêu nước thương dân, họ gửi gắm nỗi niềm vào những áng văn thơ đả kích, châm biếm.

2.1.2.4. Vài nét về đặc điểm nghệ thuật thơ văn trào phúng.

Sự vận động của lịch sử, xã hội cuối thế kỉ XIX dẫn đến sự vận động trong quan niệm văn học.

Thơ văn trào phúng ra đời, chối từ phạm trù thẩm mĩ của cái cao thượng trong văn chương trung đại, thơ trào phúng tìm cảm hứng trong đời sống thường nhật. Trước cơn tao loạn, nhà nho không thể vùi đầu vào đạo lí thánh hiền. Họ buộc phải hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề của hiện thực đời sống, hướng đến cái đời thường, cái hàng ngày. Đó là cuộc chiến đấu của dân tộc trước cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Văn học hướng vào những vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự. Phê phán, tố cáo trở thành cảm hứng chủ đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thay dần cảm hứng sử thi của giai đoạn trước, đặc biệt trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Văn chương trào phúng trở thành giá đỡ cho văn học cách mạng và là bước đệm của chủ nghĩa hiện thực phê phán.

Đội ngũ sáng tác của dòng văn học trào phúng cơ bản vẫn là nhà nho mang ý thức hệ phong kiến, song họ đã có quan hệ gần gũi với nhân dân hơn. Nếu như trước đây “trong môi trường xã hội, nhà nho hòa nhi bất đồng với nhân dân, họ có thái độ quan tâm, cảm thông đối với cuộc sống của người dân nhưng cái nhìn cảm thông chia sẻ của nhà nho vẫn chỉ là cái nhìn từ bề trên, bên ngoài của đấng thiên sứ” [48/220] và nhân cách kiểu nhà nho tồn tại trong sự độc lập cao với xã hội thì nhà nho cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sống gắn bó với nhân dân hơn. Giữa họ, không ít người xuất thân từ tầng lớp trung lưu và lớp dưới của xã hội, vì thế họ hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của quần chúng. Nhà thơ trào phúng đã kéo văn học trở về với cuộc sống đời thường, phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội. Họ đứng về phía nhân dân để tố cáo quan lại, tố cáo “tội theo Tây của các cụ lớn” và chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân cướp nước. Văn chương trào phúng trở thành công cụ đấu tranh chính trị. Tiếng cười không chỉ dừng lại ở mức khôi hài trong những chuyện vặt vãnh. Tiếng cười trở lên gai góc, hiểm ác, đậm chất trí tuệ, đã mổ xẻ, bóc trần sự thật. Lịch sử biến thiên, xã hội xô lệch. Sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu; giữa cao cả và thấp hèn; giữa cái cũ và cái mới khiến cả nhà nho và nông dân đều bật ra tiếng cười. Cái cười của nhà nho giai đoạn này phần nào đồng cảm với cái nhìn của người nông dân.

Trong văn học trào phúng, cái cười luôn đòi hỏi sự hưởng ứng của đám đông quần chúng, hơn thế phải có sự giao lưu giữa tác giả và độc giả. Đó là cái cười chân

chính có sức tác động đến dư luận thời đại, “có vai trò tổ chức dư luận xã hội, tập trung sự chú ý của dư luận này vào những khuyết điểm, những hiện tượng xã hội

tiêu cực” [2/169]. Hàng rào ngăn cách giữa tri thức Nho gia và nông dân không còn

nữa. Cái cười thành điểm chung để họ cùng chia sẻ.

Nhà thơ trào phúng hướng ngòi bút vào hiện thực trước mắt, vào những tên quan bán nước, lên án chế độ quan trường, thậm chí lên án các nhà khoa bảng, tiêu biểu cho tấn hài kịch của hình thái xã hội đã già cỗi, sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm tay sai cho giặc. Khí tiết thanh cao của nhà nho bị bả vinh hoa, mồi phú quý làm nhàu nát. Kẻ xu thời nịnh thế sẵn sàng quỳ gối, cúi đầu trước tên toàn quyền, nhục nhã hơn, họ lạy cả ông Tây, me đầm.

Nhà thơ trào phúng đưa lên sân khấu hài kịch những rác rưởi của xã hội thực dân nửa phong kiến. Họ tiễn đưa “một thế giới lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ”.

Cảm xúc khôi hài trong văn chương trào phúng đòi hỏi nhà văn phải có giác quan sắc nhọn, trí tuệ linh hoạt và khả năng nắm bắt nhạy bén những mâu thuẫn mang tính bản chất của thời đại. Chỉ ra được tính hài kịch của cuộc sống sẽ tạo được cái cười mang bản chất xã hội. Cái cười chân chính có sức mạnh công phá, khiến

cho “Mặt đất rung chuyển và thói xấu bị đạp nhào”.

Bước đầu của sự khác biệt giữa văn học nhà Nho và văn chương trào phúng là sự thay đổi về đề tái, chủ đề, hình tượng trung tâm.

2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn chương trào phúng.

Đề tài trung tâm chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét bản chất của thời kì lịch sử đó. Chủ đề được hiểu là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện.

Quan niệm văn học của nhà nho đã quy định hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong văn học. Lấy phạm trù Tâm, Chí, Đạo làm trung tâm, văn học nhà nho hướng vào mục đích giáo hóa hơn là nhận thức, khám phá và thể hiện cuộc sống. Chất triết lí trở thành đặc điểm cơ bản của văn học trung đại. Đề tài quen thuộc trong hầu hết sáng tác của nhà nho là: Cảm hoài, tức sự, ngôn chí…

Tiến trình phát triển của nền văn học viết chứng kiến sự thay đổi của khá nhiều hình tượng trung tâm. Thế kỉ XIII – XV xuất hiện những con người hào hứng nhập thế, ca tụng vua sáng, tôi hiền, ca tụng xã hội (đỉnh cao là Nguyễn Trãi). Đó là hình ảnh của nhà nho trung nghĩa, mẫu nhà nho chính thống của Nho gia.

Đến thế kỉ XVI – XVII, một số nhà nho ngả sang sắc thái bi quan, do chế độ phong kiến bộc lộ những mặt trái. Bên cạnh loại hình nhà nho thứ nhất, còn có tiếng nói của nhà nho ản dật như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng…

Cuối thế kỉ XIX, về cơ bản văn học Việt Nam vẫn chịu sự ước thúc của những quy phạm trong văn học cổ. Tuy nhiên, trước những chuyển mình của lịnh sử, trong lòng văn học đã nảy sinh yếu tố dự báo sự ra đời của nền văn học mới, ngoài quỹ đạo của văn chương truyền thống. Sự trở lại của hình tượng nhà nho trung nghĩa cuối thế kỉ XIX giống như vệt sáng cuối cùng báo hiệu sự mất giá truyền thống trong văn học cổ, và cũng là điểm sáng đầu tiên đưa văn học tiến vào quỹ đạo chung của thế giới.

Hệ thống hình tượng trong văn học trào phúng có hai loại:

Loại thứ nhất được xây dựng từ nguyên mẫu bản thân tác giả. Nhân vật “tự

trào” xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và một số nhà

nho sau này. Họ đem mình ra để cười cợt, chế giễu. Nhiều khi nhà thơ trào phúng tự phủ định mình, song thực chất lại là cách để họ khẳng định bản thân. Họ là những chủ thể luôn giữ cho mình một thái độ bình thản, điềm nhiên luôn hài lòng và thỏa mãn với mình. Cũng có khi ngược lại, nhà thơ trào phúng tự khẳng định mình để phủ định bản thân

“ Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”

Tác giả trào phúng luôn làm chủ được tiếng cười và “chỉ có thái độ vui tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)