Hệ thống chủ đề,đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 77 - 87)

3.1.4 .Giai đoạn từ 1940 – 1945

3.2. Sự vận động về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác

3.2.2. Hệ thống chủ đề,đề tài

Thế giới trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là một thế giới vô cùng phức tạp như bản thân cuộc sống. Sự đa dạng và phức tạp được thể hiện rõ ở nhất ở chủ đề, đề tài trong sáng tác của nhà văn trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Vào những năm đầu của thề kỉ XX, trên văn đàn xuất hiện nhiều ngả đường khác nhau, nhiều khuynh hướng văn học đối lập nhau, Nguyễn Công Hoan chọn con đường tiếp nối truyền thống để nhóm lên một thế giới mới. Văn ông “không réo rắt như một khúc đàn, không nhẹ nhàng như một bài thơ, không man mác như gió thổi mặt nước”, “không bóng bẩy như cành hoa trong gương, văn ông có cái hay,

rõ ràng, sáng sủa, thiết thực…” và Trúc Hà gọi đó là một ngọn bút mới – ngọn bút

Nguyễn Công Hoan.

Nguyễn Công Hoan quan niệm: “nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống”, “Viết

văn tức là làm một cái gì có ích”. Suy nghĩ ấy đã giúp ông chuyển từ những đề tài

xa thực tế, từ bất cứ một câu chuyện gì làm ông rung cảm của buổi chập chững vào nghề đến những đề tài nóng bỏng của cuộc sống. Xã hội thiên binh vạn trạng được nhà văn phản ánh vào tác phẩm bằng bút pháp hiện thực đan xen trào phúng nhằm lên án, tố cáo những bất công ngang trái của xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông tâm sự: “Chưa bao giờ tôi viết gì mà lại không đúng với thực tế”[25/201]. Tác phẩm của nhà văn bắt nguồn từ cuộc sống đông đặc trước mắt, cảm xúc nảy sinh từ hiện thực. Ông phản ánh trung thực, ngang tầm xã hội. Nghĩa là, cuộc sống thế nào thì văn

chương thế đó. Nhưng không phải nhà văn sao chép cuộc sống một cách thụ động. Ông luôn đứng ở tư thế chủ động để phản ánh. mỗi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường đặt một vấn đề cấp thiết của cuộc sống. Tác phẩm của ông giống như “một bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám…Đóng góp của ông vào nền văn học thế giới là đề tài rút ra từ đời sống hiện thực ở Việt Nam, chứ

không bắt chước viết theo một nhà văn nào” (Lê Thị Đức Hạnh).

Thế giới trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là một thế giới thực – một thế giới ở đó có sự hiện diện của người thật, việc thật. Ông nói “những nhân vật tả trong truyện là những người tôi gặp nhiều lần. Từ dáng điệu, cử chỉ cho đến lời ăn tiếng nói của họ được nhắc đi nhắc lại vào mắt, vào tai tôi, nên tôi thuộc lòng. Tôi

thuộc lòng đến nỗi thoạt gặp ai, tôi cũng đoán được bụng dạ họ”. Ông miêu tả khá

sinh động những cảnh huống, những cuộc đời, những kiếp người khác nhau trong xã hội. Ông phơi bày cảnh nhố nhăng, lừa bịp, Nguyễn Công Hoan được đánh giá “là người mở ra một kỉ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và xã hội ở nước ta” (Hải Triều).

Có thể nói, hệ thống chủ đề, đề tài trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan là vô cùng phong phú, đa dạng, thể hiện quá trình chuyển biến tư tưởng của nhà văn, sự vận động của văn học nước nhà trong những năm đầu thế kỉ XX.

Để làm rõ được hệ thống chủ đề tài trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi dựa vào sự phân chia của nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh.

Trong cuốn “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Công Hoan chia nội dung truyện thành ba loại:

Loại thứ nhất: Tố cáo tội ác của bọn nhà giàu, tức là quan lại, địa chủ, tư

sản dùng thế lực kinh tế hoặc chính trị để áp bức bóc lộc người nghèo lép vế.

Loại thứ hai: Tình bày nỗi thống khổ của người nghèo lép vế, tức là nông

dân, công nhân, người lao động bị bọn nhà giàu dùng kinh tế hoặc chính trị để áp bức bóc lột.

Loại thứ ba: Giễu cợt cảnh thối tha nhơ nhuốc, những tâm lí giả dối, kệch cỡm, những hành động nhố nhăng hoặc nực cười của tất cả các hạng người trong xã hội tư sản và tiểu tư sản.

Sự phân chia này chưa thật cụ thể, bởi khi gọi tên chung “bọn nhà giàu”, ông vấp phải một khái niệm khá mơ hồ. Chính điều này làm cho giai đoạn đầu của Nguyễn Công Hoan đôi khi chệch hướng. Ông chủ yếu coi mâu thuẫn giàu nghèo là mâu thuẫn cơ bản mà chưa nhìn ra mâu thuẫn giai cấp.

Nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” , cũng chia nội dung sáng tác của Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1929 – 1935 thành ba loại.

Một loại tố cáo, lên án bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ. Chúng sống vô lương tâm, nhân cách rất đê tiện nhưng lại làm ra mặt đạo đức như bọn quan lại và tay sai, cường hào, bọn địa chủ tư sản.

Một loại miêu tả những cảnh khổ cực của nông dân và của những người nghèo khác như: Kép hát, đi ở, phu xe… cả những kẻ ăn cắp, ăn mày, gái điếm…nhằm mục đích phê phán xã hội đương thời.

Một loại phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng tới lối sống tư sản đồi trụy ở châu Âu. Đó là những công chức có lương cao bổng hậu, một số ít tiểu tư sản, tiểu trí thức bám vào bọn thống trị sống đê tiện,mất nhân cách…mô tả và phê phán mọi cái xấu xa, thối nát của tầng lớp trên và trung lưu trong xã hội cũ.

Căn cứ vào sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng, đồng thời dựa vào cách phân chia của nhà văn, của nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh, chúng tôi chia hệ thống chủ đề và đề tài thành bốn mảng chính, tạo cái nhìn khái quát về sáng tác của nhà văn trước Cách mạng tháng Tám, trong sự vận động từ quan điểm văn chương trào phúng nhà nho đến cốt cách văn phong Tây phương hiện thực.

Nhìn lại quá trình sáng tác của nhà văn trong những năm đầu thế kỉ XX, giai đoạn 1920 – 1923, giai đoạn này chủ đề,đề tài trong các sáng tác của nhà văn rất gần với chủ đề của nhà nho. Từ năm 1929 – 1935 thì chủ đề, đề tài trong sáng tác của ông có phong phú, đa dạng hơn. Ông quan tâm đến hầu hết đến mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, phải đến thời kì Mặt trận Dân chủ, dưới ảnh hưởng của Đảng, Nguyễn Công Hoan đã nhận thức được những vấn đề mang bản chất, sức tố

cáo mãnh liệt, ý nghĩa khái quát hình tượng rộng lớn và sâu sắc hơn. Đặc biệt giai đoạn 1936 – 1939 xuất hiện đề tài khá mới. Ông viết về người công nhân, về đề tài chính trị, phát hiện ra bản chất ngoan cường bất khuất của người lao động. Có tác phẩm đã đặt vấn đề giai cấp mang chiều sâu về tầm khái quát, bước đầu xây dựng được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

3.2.2.1. Hệ thống chủ đề, đề tài về quan lại, cường hào, địa chủ, tư sản…vô lương tâm, giả đạo đức.

Đây là mảng đề tài chiếm tỉ lệ khá cao trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Ông vạch mặt bọn quan lại tham ô, hống hách, bọn người mất nhân cách. Đó chẳng qua chỉ là bọn ăn cướp.

Giai đoạn từ 1925 đến 1935, Nguyễn Công Hoan kế thừa mạch cảm hứng trong thơ trào phúng thế kỉ XIX, đặc biệt là thơ Trần Tế Xương. Ông dựng lên nhiều hình tượng mang tính hài, mức độ phản ánh hiện thực trong sáng tác của ông khá sâu sắc.

Tuổi ấu thơ sống trong tri phủ, Nguyễn Công Hoan nghe đủ mọi chuyện, chuyện quan Tây, quan Ta, chuyện quan nha tổng lý, chuyện hàng phố, chuyện dân quê, chuyện dối trên lừa dưới, chuyện trai gái bịp bợm…Vì thế ngay từ buổi thanh niên, Nguyễn Công Hoan đã mang tâm trạng căm ghét bọn thực dân tàn ác, bọn quan lại tham nhũng dâm ô, bọn nhà giàu lừa đảo bất lương, bọn xu nịnh luồn cúi hèn hạ. Ông nói: “Tôi xúc động nhất những tấn bi kịch, hài kịch diễn ra ở cửa quyền. Tôi rất thích chú ý những cảnh thối tha, nhơ nhuốc, những thủ đoạn mưu mô làm tội ác trong giới những người có thể lực, có địa vị” [25/281].Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn đầy ắp những hình ảnh thực, đậm chất sống của cuộc đời. Ông phơi bày bản chất xấu xa, vô trách nhiệm của bọn quan lại bằng nghệ thuật trào phúng khá đặc sắc.

Trong lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan luôn chú ý tạo tình huống, những biến cố gây cười. Ông tiếp thu nghệ thuật cường điệu, phóng đại trong văn học dân gian. Vì vậy, tiếng cười trong sáng tác của nhà văn gần với cái cười của nhân dân.

Viết về đề tài bọn quan lại, địa chủ, … ngòi bút của Nguyễn Công Hoan gần với ngòi bút của nhà nho hơn cả. Ông lên án bọn người áp bức trên phương diện đạo đức phong kiến, sự vô trách nhiệm của bọn người cầm cân nảy mực trong xã hội.

Trước Nguyễn Công Hoan, các bậc túc nho thường day dứt về vấn đề đạo đức suy đồi, về nhân tình thế thái. Nối tiếp mạch cảm hứng ấy, Nguyễn Công Hoan đã viết hàng loạt tác phẩm để phanh phui bộ mặt giả đạo đức, lối sống trụy lạc trong xã hội cũ. “Báo hiếu: trả nghĩa cha”, “Báo hiếu” trả nghĩa mẹ”, “Thế là mợ nó đi Tây”,

“Đàn bà là giống yếu”, “Một tấm gương sáng”, … là những truyện ngắn viết vào

đầu những năm 30 và được in trên mục “An Nam nhị thập thế kỉ xã hội ba đào kí”.

Vấn đề về sự suy đồi của đạo đức, nhân cách được Nguyễn Công Hoan đặt ra một cách ráo riết. Mỗi truyện là một vấn đề nhức nhối của thời đại. Bằng ngòi bút hiện thực, ông vạch toạc những sự thật đau lòng của một xã hội mục nát, rởm hợm đang được che đậy bởi vẻ hào nhoáng. Những câu chuyện thực được dẫn dắt bằng lối kể hài hước đã đem đến chiều sâu cho tiếng cười phê phán. Đó là tiếng cười mặn, lạt, chua, cay, có sức công phá hơn cả những lời kêu ca than vãn.

Đọc tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, người đọc không thể quên hình ảnh một đám tang linh đình giữa phố. Đứa con trai “hiếu thảo” của người mẹ góa báo hiếu bằng cách tổ chức đám tang uy vệ cho mẹ. Người con dâu khóc lóc thảm thương thành ra ốm yếu. Nhưng ông trời độc địa chẳng cảm được nỗi đau của những đứa con mất mẹ. Ai chứng kiến đám tang đó cũng phải “khen người hiếu chủ đã khéo trả nghĩa mẹ. Mà nhất là trông thấy người ấy, ta lại càng khâm phục cái bụng hiếu thảo, không bờ bến”.

Lời văn giễu nhại của Nguyễn Công Hoan đã lột cái vỏ hào nhoáng để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười. Bản chất vô lương tâm của một tên nhà giàu được che đậy bằng tấm lòng hiếu nghĩa của hắn. Người mẹ đáng thương không phải do thụ bệnh mà chết. Chỉ con vú và thắng Quýt mới biết bà vì: Uất lên mà chết? Thắt cổ? Hay uống phải thuốc độc?

Nguyễn Công Hoan đã dụng công dựng lên một “thế giới lộn ngược” nhằm mục đích chế giễu, phê phán xã hội thực dân phong kiến với quá nhiều nghịch cảnh,

quá nhiều sự đảo lộn trật tự và giá trị. Ông chú ý đến sự đối lập có tính bản chất để tạo tiếng cười.

Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, cái thật được thể hiện thông qua lăng kính của cái hài. Đây là đặc trưng của văn châm biếm. “Một mặt, văn châm biếm muốn tái hiện thực tế, phát hiện môt cách hiện thực những thiếu sót và mâu thuẫn của các hiện tượng trong cuộc sống, nhưng đồng thời sức mạnh của sự phản kháng và sự bất bình lên cao tới mức nó dựng lại các hiện tượng đó, phá vỡ tỉ lệ, chế giễu chúng, miêu tả chúng dưới hình thức hoạt kê, méo mó, lố bịch, kì quái để

nhấn mạnh tính chất không thể thừa nhận được của chúng” [49/209].

Như chính nhà văn tự nhận, sở trường của Nguyễn Công Hoan là viết về cái xấu. Trong cuốn “Đời viết văn của tôi” ông bộc bạch: “Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt. Cho nên tôi nhớ rất kĩ”. Viết về cái xấu trong xã hội không nhằm giễu cợt, chê bai, không bẳng thái độ bàng quan của người ngoài cuộc. Nguyễn Công Hoan viết bằng cả tấm lòng, bằng những giọt nước mắt. Hoài Thanh nhận xét: “Văn của

Nguyễn Công Hoan xem mệt mà có ích. Văn như thế xem khôn người ra” [18/265].

Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn có tiếng cười xen lẫn nước mắt. Cái cười được tạo ra bằng ngôn ngữ trào phúng, bằng sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức. Nhà văn đã lật tẩy mặt trái của xã hội qua mảng đề tài viết về bọn nhà giàu. Ngòi bút trào phúng kết hợp với phê phán tạo cho tác phẩm giá trị hiện thực sâu sắc.

3.2.2.2. Chủ đề, đề tài về người nghèo trong xã hội.

Bên cạnh tiếng cười đả kích, châm biếm là giọt nước mắt cảm thông cho những cảnh đời, những kiếp người thê thảm trong xã hội. Ông nói: “Tôi không thể nào yên tâm trước những nỗi thống khổ của người nghèo, bị bọn nhà giàu dùng thế lực, địa vị mà áp bức bóc lột. Người nghèo của tôi không cứ chỉ là nông dân mà là

Ở mảng đề tài về người nghèo, tác giả đã đồng cảm với nhiều lớp người trong xã hội, từ nông dân cho đến những người đi ở, từ những người kéo xe, kép hát đến những kẻ ăn cắp, người hát xẩm, thậm chí cả gái điếm,…

“Hai thằng khốn nạn” không chỉ là sự khốn nạn về vật chất mà còn là sự khốn nạn về tâm hồn của một tên nhà giàu vô lương tâm.

Gia đình bác Lan cũng như bao gia đình nông dân khác chịu cảnh bêu rếch, khổ sở vì đê vỡ. Tai bay vạ gió ập đến khiến gia đình bác tan nát, chia li. “Cái cảnh

gà sống không còn mồi mà nuôi con mới đáng đau lòng”. Tài sản duy nhất và có

giá trị nhất với bác lúc này là đứa con trai mới biết ngồi. Bác khóc cho sự nghèo đói và túng quẫn. Cái dạ giày lép kẹp của hai cha con khiến buộc bác phải quảy đôi quang, gánh thằng bé lang thang hết làng này sang làng khác để giao bán. Được người ta mách đến nhà ông Nghị Trinh hiếm hoi may ra ông ấy mua cho.

Nhưng cảnh không như bác nghĩ. Cái giọng hách dịch và vô lương tâm của hắn được bộc lộ qua hành động bớt tiền vì lưng thằng bé có nhiều nốt ruồi…

Nguyễn Công Hoan luôn đặt ra những tình huống đối lập nhau, tạo chiều sâu cho tác phẩm. Người đọc cảm thông cho người nghèo khổ bao nhiêu thì căm ghét bọn nhà giàu bất lương bấy nhiêu. Truyện được viết dưới hình thức tương phản nhằm phơi bày bản chất xấu xa của tên địa chủ, đồng thời xót xa cho số phận của người dân.

Nguyễn Khắc Hiếu nhận xét: “Lối văn chép chuyện thời ông ta được đến những chỗ đau đớn của người đời, chuyện như bịa chơi mà trò đời thường có”.

Cảnh chìm nổi của những kiếp người trong xã hội ba đào thật đáng thương. Nguyễn Công Hoan đã viết bằng cả tấm lòng, tình cảm. Qua sự cảm thông, chia sẻ, thương xót, nhà văn còn lên tiếng tố cáo bọn người chuyên bóc lột, đục khoét.

Người nông dân được đưa vào tiểu thuyết và gây thanh dư luận đánh dấu sự thành công của cây bút hiện thực xuất sắc Nguyễn Công Hoan.“Bước đường cùng”

là nỗi khổ của người nông dân bị địa chủ, quan lại bóc lột. Nguyên nhân nỗi khổ tuy chưa được nhà văn nhìn nhận chính xác (tất cả do dốt mà ra), song ở họ đã có ý thức đấu tranh chống áp bức theo quy luật tất yếu của cuộc sống.

Bên cạnh đề tài tố cáo bọn quan lại, nhà giàu, sự đồng cảm với người nghèo,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan. (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)