3.1.4 .Giai đoạn từ 1940 – 1945
3.2. Sự vận động về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
3.2.1. Lý tưởng thẩm mỹ
Như ở chương I chúng tôi đã trình bày. Văn học Trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Điều này đã chi phối đến thế giới quan, quan điểm thẩm mỹ của nhà văn. Quan điểm thẩm mỹ “Văn dĩ tải đạo – Thi dĩ ngôn chí” đã thực sự chi phối quan điểm thẩm mỹ trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trung đại Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam biến động do sự xâm lược của thực dân Pháp. Sự khai thác thuộc địa mạn mẽ của người Pháp đã thực sự làm cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX bị phân hóa, một bộ phận không nhỏ dân chúng chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, văn học phương Tây. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến Văn học Việt Nam, bởi vậy văn học Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng. Loại hình văn học nhà nho bị xuống giá, thay vào đó là người nghệ sỹ của ngôn từ. Văn học nhà nho tìm cách thích ứng với xã hội hiện hiện đại nhưng bất lực.
Văn học Việt Nam ra đời với một quan niệm văn học khắc trước. Hệ thống thể loại và tiêu chuẩn cái đẹp đã khác xưa, tạo ra sự gián đoạn với truyền thống văn học vùng Đông Á. Tuy nhiên trong văn học hiện đại vẫn có những yếu tố truyền thống đang được phát huy tích cực.
Ở trong nền văn học Trung đại Việt Nam, người đọc có thể bắt gặp những trang văn, trang thơ thể hiện sự phản kháng, phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến, phê phán giới quan trường trong buổi giao thời Á – Âu như trong thơ văn của Nguyễn Khuyến; Tú Xương.
Bước sang thế kỉ XX, công cuộc ổn địnhtrật tự xã hội của người Pháp ở Đông Dương đã tương đối ổn định, cái mới đã dần được thiết lập, dần thay thế những cái cũ. Nguyễn Công Hoan nhập cuộc trong bối cảnh xã hội ấy – xã hội thực dân nửa phong kiến mang trong mình những mâu thuẫn không thể điều hòa được. Trong hoàn cảnh ấy, yếu tố hài đã nảy sinh- yếu tố hài không chỉ trong cái cũ mà nằm ngay trong bản thân cái mới.
Nguyễn Công Hoan là người nhạy bén với thời cuộc, lại sẵn có khiếu hài hước từ tuổi ấu thơ , ông phơi bày mặt trái xã hội thực dân nửa phong kiến bằng ngòi bút trào phúng. Ông quan niệm cuộc đời là một sân khấu hài kịch, và trên sân
khấu ấy có sự góp mặt của mọi tầng lớp, từ quan lại, địa chủ đến người nông dân; từ kẻ giàu cho đến người nghèo; từ nông thôn ra thành thị…tất cả cùng diễn kịch. Kẻ giàu sang diễn “trò làm phúc”. Kẻ bất hiếu diễn trò “báo hiếu”. Kẻ thất tiết diễn trò “tiết hạnh”. Người nghèo hèn diễn trò ăn cắp…Cả một thế giới làm trò. Con người đeo mặt nạ để lừa bịp lẫn nhau. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan ví như
một “tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm” (Phong Lê). Bằng sự
kết hợp giữa ngòi bút trào phúng và hiện thực, ông đem đến cho độc giả tiếng cười với nhiều cung bậc. Đó là tiếng cười hả hê, khoái trá xen lẫn sự khinh bỉ, chua chát. Đằng sau tiếng cười còn là nước mắt, là sự căm giận của nhà văn khóc thương cho cảnh ba đào của xã hội An Nam.
Hạt nhân tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan là sự nhận thức những mâu thuẫn trái ngược của cuộc sống, sự đối lập giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tính chất giàu sức sống bề ngoài và tình trạng thiếu sức sống bên trong. Hầu hết tác phẩm của ông được dẫn dắt bằng lý tưởng thẩm mỹ của cái hài.
Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, dưới con mắt của nhà văn Nguyễn Công Hoan toàn là những trò lừa bịp, đáng khôi hài. “Tôi bi quan, tôi hoài nghi, tôi khinh ngạo tất cả. Bởi vì tôi sống dưới một chế độ xã hội không làm cho tôi vui vẻ, tin tưởng và kính trọng một mảy may…Tôi bi quan, hoài nghi, khinh ngạo với cả những việc mà họ cho là tốt. Tôi cho là cái tốt mà họ khoe chỉ là để lừa gạt che dấu cho một cái xấu sắp hình thành. Cho nên, có thể nói rằng khả năng của tôi là viết về những mặt xấu của xã hội cũ… về tư tưởng, sinh hoạt, tác phong của người giàu.
Tôi không tả nổi một người giàu đẹp dù người ấy là phụ nữ” [25/286].
Mặt mạnh của Nguyễn Công Hoan là miêu tả mặt trái của đời sống xã hội cũ, đặc biệt là bọn quan lại. Ông bộc bạch: “Người viết văn chịu ảnh hưởng về mặt nào
nhiều nhất thì có khả năng sáng tác về mặt ấy nhiều nhất”[25/295].
Lý tưởng thẩm mĩ của cái hài luôn theo sát bước đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Cái hài của nhà văn luôn gắn với cái thực. Có khá nhiều cách cho nhà văn chiếm lĩnh hiện thực. Nguyễn Công Hoan chiếm lĩnh cuộc sống trên phương diện của cái hài. Bởi ông nhận ra sức mạnh của tiếng cười đúng như nhận xét của
Bakhtin: “Tiếng cười có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi cuốn đối tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó từ khắp mọi phía, lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong, hồ nghi, phân tích, chia cắt, bóc trần…tiếng cười là nhân tố cơ bản nhất, tạo ra thái độ không biết sợ, mà không có tiền đề ấy thì không thể chiếm lĩnh hiện thực” [11/50/51].
Nguyễn Công Hoan là người có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực Việt Nam và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực với một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Những thành tựu sáng tác vẻ vang đó trước Cách mạng tháng Tám đủ khẳng định ông là một nhà văn xuôi lớn của dân tộc.