Khái niệm hànhvi bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 25 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.3.2. Khái niệm hànhvi bạo lực gia đình

1.3.2.1. Khái niệm gia đình

Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc

vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người và luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người (theo vi.wikipedia.org).

Theo điều 8 “Luật hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (ký họp thứ 7, ngày 09/06/2000): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Các nhà xã hội học coi gia đình là đơn vị cở sở của tổ chức xã hội nhưng thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau như: Gia đình là một nhóm mà các quan hệ của nó đối với nhau đều dựa vào cùng một huyết thống và do đó họ là họ hàng thân thuộc của nhau.

Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.

Trong gia đình có rất nhiều thành viên, tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu vào mối quan hệ vợ - chồng. Nhắc đến mối quan hệ vợ chồng, người ta thường nghĩ đến mối quan hệ được công nhận bởi pháp luật nhưng với đề tài này chúng tôi cho rằng mối quan hệ vợ chồng còn bao

gồm những người sống chung như vợ chồng dù họ không đăng kí kết hôn, không được thừa nhận bởi luật pháp.

1.3.2.2. Hành vi bạo lực gia đình.

Trong nhiều năm nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình các nhà khoa học thường dùng song song hai khái niệm bạo hành gia đìnhbạo lực gia đình. Cũng đã có những tranh cãi khác nhau về nội hàm của hai khái niệm này. Những người đồng ý với khái niệm bạo hành gia đình cho rằng từ bạo hành thể hiện rõ hơn bản chất của các hành vi này khi mà hậu quả của nó không chỉ thể hiện bằng những vết thương bên ngoài mà còn bằng những hành hạ, tổn thương tâm lý bên trong . Tuy nhiên, dù là “bạo hành” hay “bạo lực” thì bản thân các thuật ngữ này đã hàm chứa trong chúng khái niệm về hành vi. Do đó, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “ hành vi bạo lực gia đình” thay vì “bạo hành gia đình”, để thống nhất với khái niệm của Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007).

Khoản 2, điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007 nêu rõ: “BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Kết hợp các khái niệm trên, hành vi bạo lực gia đình được định nghĩa như sau:

Hành vi bạo lực là những hành động, lời nói của các thành viên gia đình mang tính đe dọa cưỡng bức nhằm gây hại về thể chất và tinh thần cho người khác. Hành vi này được điều khiển bởi các cấu trúc tâm lý bên trong của mỗi người.

Để phân biệt bạo lực gia đình với các hành vi bạo lực khác, cần căn cứ vào 4 yếu tố sau:

Bạo lực gia đình là bạo lực giữa những người có mối quan hệ gia đình, những người yêu nhau, vợ chồng và cả những người đã ly hôn

Biểu hiện cao nhất của bạo lực gia đình là sự mất cân bằng về quyền lực giữa người bị bạo lực và người gây ra bạo lực. Người gây ra bạo lực dùng sức mạnh của mình để lấn át người bị bạo lực.

 Là hành vi có mục đích nhằm khống chế, kiểm soát, bắt nạn nhân phải tuân thủ. Tính chất khống chế kiểm soát cũng là một biểu hiện đặc trưng của bạo lực gia đình. Chúng ta có thể thấy với các hành vi bạo lực thông thường thì việc việc muân thuẫn đánh đập có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề nổi lên giữa các cá nhân nhưng bạo lực gia đình thì ngược lại, người gây ra bạo lực gia đình có xu hướng sử dụng một chiến lược kiểm soát người bị bạo lực, khiến người bị bạo lực ngày càng mất khả năng phản kháng và ngày càng phụ thuộc vào người gây bạo lực.

Người bị bạo lực chịu đựng tổn thương. Những tổn thương không chỉ về mà còn mặt thể chất tổn thương về mặt tinh thần.

Bạo lực gia đình gắn liền với bất bình đẳng giới.

Các hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại điều 2 như sau:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây

hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Từ các hành vi bạo lực gia đình trên, chúng tôi phân loại và sơ đồ hóa các hành vi bạo lực gia đình như sau:

Bạo lực gia đình Bạo lực về thể xác: Tát, đấm, đá, xô đẩy, ném các vật vào người bị bạo lực, sử dụng các loại vũ khí chống lại người bị bạo lực, bắt người bị bạo lực phải ăn đói, mặc rách, ốm đau không được chữa trị

Bạo lực về tinh thần:

Quát tháo, đe doạ, chửi rủa, lăng mạ, sỉ nhục, kiểm soát tiền bạc, quyết định mọi việc trong gia đình, trừng phạt con cái để làm người mẹ đau đớn, cấm đoán các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và xã hội, kể về quan hệ bồ bịch của mình, bắt vợ phải chấp nhận mình có vợ hai, con ngoài giá thú hoặc con riêng, bóc thư riêng lục soát người, theo dõi và cho người theo dõi các hành vi của vợ, cấm người bị bạo lực tiết lộ thông tin về bạo lực gia đình với người khác, lôi kéo con cái, và người thân chống lại vợ, thường xuyên đe doạ bỏ nhà đi, kiểm soát tiền bạc và tất cả các quyết định trong gia đình.

Bạo lực về tình dục:

Đòi và cưỡng bức giao hợp khi người vợ không mong muốn, đang mệt mỏi hoặc đang bị bệnh, đòi và cưỡng bức giao hợp theo những cách mà người vợ không, không chịu dùng các biện pháp tránh thai theo yêu cầu của người vợ, thực hiện hành vi bạo dâm trong khi giao hợp với vợ, hành hạ vợ bằng cách không quan hệ tình dục, chê bai và miệt thị khả năng tình dục của vợ.

Bạo lực về kinh tế:

- Kiểm soát tiền bạc và giành quyền quyết định mọi việc chi tiêu trong gia đình, không cho vợ đi làm, độc quyền kiểm soát và nắm giữ tất cả tài chính và tài sản gia đình, bắt vợ phải đưa tiền để đi chơi bời hoặc đánh bạc...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)