Ca tham vấn số 1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 69 - 83)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực hành tham vấn tâm lý cho người chồng có hànhvi bạo lực

3.3.1. Ca tham vấn số 1

3.3.1.1. Thông tin chung thân chủ:

Họ và tên: P.G.M, 40 tuổi. Là anh trai cả trong gia đình có 3 anh em trai, bố là công nhân nhà máy phân lân, mẹ là nông dân. Gia đình kinh tế tương đối khá giả. Bố anh M đi bộ đội, sau khi giải ngũ, được phân về nhà máy phân lân trên thị trấn, cách quê 60km. Mẹ anh M làm ruộng ở quê và chăm sóc 3 con trai.

Anh M là giáo viên dạy Văn giỏi của một trường cấp 3. Trước đây, anh dạy học ở quê. Sau đó, khoảng 15 năm trước, qua một người bạn, anh xin được dạy tại một trường cấp 3 ở Hà Nội. Theo những thông tin thu được từ phía gia đình, anh M là giáo viên có năng lực. Nhưng sau này, anh đã xin nghỉ dạy, chuyển sang buôn đồ điện tử.

Về gia đình riêng, anh M có hai con, một trai, một gái. Con gái lớn học lớp 7 và con trai út học lớp 5. Vợ anh M là chị V. Hai người là bạn học cấp 3, chị là giáo viên mầm non. Khi gia đình chuyển về Hà Nội, do chị V không có việc, nên đã dự định tập trung cho chồng là chủ yếu, nếu có nơi nào tuyển dụng thì chị sẽ xin đi làm sau. Tuy nhiên, càng lúc xin việc càng khó nên từ ngày lên Hà Nội, chị nghỉ ở nhà chăm con và bán hàng ăn sáng.

Theo hồ sơ lưu tại Hội phụ nữ phường, lịch sử vấn đề bạo lực gia đình của gia đình anh M và chị V như sau: “hai vợ chồng anh M mua nhà tại Phường được 5 năm. Người vợ khá quảng giao với hàng xóm, nghe nói chị bán hàng ăn sáng cùng với người bạn ở phường bên. Anh chồng rất ít nói, tuy nhiên anh có sở thích chơi cờ tướng, nên thỉnh thoảng anh cũng sang nhà văn hóa nhập hội chơi cờ. Cách đây 2 năm, hàng xóm đã phải sang can ngăn khi anh chồng cầm ghế ném vào đầu vợ. Mấy tháng trước, hai vợ chồng có xô xát lớn, công an, Hội phụ nữ phải tiến hành lập biên bản sự việc và trình lên các cấp cao hơn. Tháng trước, chị vợ viết đơn ly hôn với

ông chồng và lên Hội phụ nữ xin xác nhận tình trạng gia đình. Chị chia sẻ rằng chị và chồng không thể hòa hợp, chị muốn đơn phương ly hôn vì con cái”.

Thông qua ông tổ trưởng, nhóm nghiên cứu đã mời anh M tham gia một số buổi sinh hoạt văn hóa của phường. Trong các buổi sinh hoạt này, anh M tỏ ra là người quảng giao, ăn nói tốt, thường phát biểu rất hay trong các cuộc họp.

3.3.1.2. Cây vấn đề của thân chủ

3.3.1.3. Tiến trình tham vấn

Ấn tượng ban đầu

Về ngoại hình, anh M gầy nhỏ, ăn mặc chỉnh chu, đeo kính. Theo thông tin được biết, anh M nghiện hút thuốc lá đã được hơn 20 năm.

Cách ăn nói của anh M cho thấy anh là người hiểu biết, từng trải. Ban đầu anh rất phòng vệ với nhà tham vấn. Anh thường chia sẻ sôi nổi khi nói về các vấn đề nguyên tắc sống, đạo lý, ý nghĩa gia đình, vai trò người

chồng, người vợ… nhưng rất thận trọng và né tránh khi được hỏi về mối quan hệ vợ chồng.

Tiến trình tham vấn cho anh M diễn ra trong 3 buổi. Ở mỗi buổi tham vấn, nhà tham vấn tiến hành các bước tham vấn cụ thể đi kèm với những kỹ năng cần thiết. Các kết quả tham vấn được trình bày theo từng buổi với những mô tả kỹ lưỡng về phương thức sử dụng kỹ năng và các lý giải về chúng. Trong từng buổi tham vấn, các quy điều đạo đức nghề tham vấn luôn được tuân thủ.

Buổi tham vấn số 1: Đích nhắm tới của buổi tham vấn này là làm quen, tạo lòng tin và làm rõ với thân chủ mục tiêu buổi tham vấn. Nhà tham vấn bắt đầu buổi tham vấn bằng việc giới thiệu bản thân, mục tiêu của cuộc gặp, nguyên tắc bảo mật thông tin, cam kết/chấp thuận của thân chủ tham gia tham vấn.

Trong buổi làm việc này, thân chủ hồi tưởng lại những thời điểm hạnh phúc của hai vợ chồng, và tiến trình mối quan hệ trở nên tồi tệ. Thân chủ kể về những lần đánh vợ, bày tỏ ý định muốn tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình và cách thức kiểm soát hành vi trong cơn giận dữ của mình. Điều này được bộc lộ dựa trên các chiến lược can thiệp mà nhà tham vấn đưa ra:

1/Nhà tham vấn tập trung vào xây dựng mối quan hệ với thân chủ để thân chủ cảm thấy thực sự thoải mái, an toàn khi trò chuyện.

NV: Tên tôi là L, tôi là cán bộ tham vấn tâm lý, công việc của tôi là gặp gỡ các thân chủ nam giới, để chia sẻ các vấn đề riêng tư với họ và cùng họ bàn luận các phương án giải quyết các vấn đề gia đình họ. Thông qua hội phụ nữ tôi được biết là anh có nhu cầu trao đổi với nhà tâm lý về những vấn đề gia đình anh đang gặp phải và cách thức giải quyết các vấn đề này. Tôi cũng nói thêm, Hội phụ nữ mời tôi nhưng tôi không làm việc cho họ, do vậy họ không có quyền hỏi thông tin và tôi cũng không có nhiệm

vụ báo cáo với họ nội dung cuộc trao đổi giữa tôi và anh. Nói như vậy có nghĩa là những thông tin trao đổi giữa anh và tôi hoàn toàn bí mật, anh cũng được tôn trọng và tự quyết định cho vấn đề của mình, đây là bản thỏa thuận tham vấn….Trong bản thỏa thuận này có nói rõ, các thông tin cá nhân và các thông tin của cuộc trò chuyện này đều được giữ bí mật trừ khi việc giữ bí mật thông tin có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của anh và những người có liên quan. Nếu anh đồng ý thì kí tên mình vào nhé…

Thân chủ là người gây bạo lực có thể chịu áp lực của sự đánh giá xã hội về hình tượng của người chồng lý tưởng do vậy việc công nhận mình là người gây bạo lực không dễ dàng đối với họ. Cần tạo bầu không khí an toàn, tin cậy không phán xét, bí mật.... cho họ là điều kiện quan trọng cho sự cởi mở của thân chủ cho giai đoạn tiếp theo.

2/Nhà tham vấn cố gắng tìm hiểu quan điểm, thái độ về giới của ngƣời chồng, để hiểu cách thức tác động tới các quan điểm giới đó.

Quan điểm về giới hay nhận thức về giới là mấu chốt quan trọng trọng trong các ca tham vấn về bạo lực gia đình hay bạo lực trên cơ sở giới tác động thay đổi nhận thức về giới là một trong những điều quan trọng bậc nhất của ca tham vấn.

Thân chủ trong ca tham vấn có quan điểm rằng đàn ông là người luôn phải thể hiện sự cứng rắn, là trụ cột về kinh tế, nếu không làm được như vậy họ sẽ mất giá trị. Phụ nữ phụ trách gia đình và không can thiệp vào các việc lớn khác.

TC: Tôi biết lỗi nhưng không xin lỗi vợ … nhưng đàn ông ý mà bảo xin lỗi không quen. Dù thế nào thì vợ cứ làm tròn phận vợ là tốt rồi can thiệp vào công việc, làm ăn của chồng là không được, nhất là khi chồng đang đau đầu, khó khăn. Vợ tôi giận tôi khá lâu nhưng cũng chẳng làm gì được tôi, cuối cùng….cô ấy, tự giận rồi tự thôi.

3/Nhà tham vấn cố gắng khơi gợi lại kỉ niệm tình yêu giữa thân chủ và vợ để đánh giá đƣợc tình cảm thực của thân chủ, đồng thời cho thân chủ thêm trân trọng gia đình.

NTV: Dường như anh chị đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa mới chọn nhau làm người bạn đời của mình nhỉ?

TC: Đúng vậy, tôi và cô ấy đều có người yêu trước khi đến với nhau nhưng tôi và cô ấy đúng là có cái duyên. Tôi chia tay người yêu cũ vì phát hiện ra cô này cùng lúc nhận lời yêu tôi còn đi chơi với người trai khác. Biết chuyện tôi đã bỏ đi không nói thêm câu gì. Còn cô ấy chia tay bạn trai cũ hình như vì mẹ bạn trai không đồng ý mà ông bạn trai lại nghe lời mẹ.

NTV: Điều gì ở vợ anh khiến anh lựa chọn chị ấy là người bạn đời của mình?

TC: Tôi từng có cảm giác bị phản bội nên tôi coi trọng sự chung thủy. Lúc đó tôi chỉ nghĩ thế thôi. Nhưng sống lâu tôi biết vợ tôi cũng giống như bao phụ nữ khác là rất chịu khó, biết điều với gia đình chồng.

NTV: Vợ anh đối với anh như thế nào?

TC: Cơ bản cô ấy tốt, biết chăm lo cho gia đình, con cái, không ăn chơi, la cà gì.

NTV: Vợ chồng anh lấy nhau cũng được 15 năm rồi nhỉ? Trong 15 năm ấy kỉ niệm nào khiến anh ghi nhớ mãi?

NTV: Đó là những năm chúng tôi mới cưới nhau, lúc đó lương giáo viên của tôi và cô ấy rất thấp, tôi muốn kiếm thêm để nhanh giàu nên hùn vốn với bạn tôi buôn chuyến đồ điện tử cũ từ Nhật về bán lấy lãi. Để hùn vốn, tôi đã vay khá nhiều của bạn bè và của các chủ nợ được 300 triệu. Cách đây 15 năm số tiền đó đủ mua được nửa cái nhà Hà Nội rồi. Chuyến đó tôi không biết là bạn tôi nhờ tàu lậu chuyển về trên 2 chuyến. Một chuyến bị bắt toàn bộ số hàng của chúng tôi bị thu giữ hết. May mắn còn

chuyến thứ hai gỡ gạc nhưng tôi cũng mất hơn nửa số tiền đó. Lúc đó bố tôi ốm, vợi tôi lại mới sinh con. Chủ nợ ráo riết đòi. Họ lùng sục tôi khắp nơi, tôi còn có nguy cơ bị mất việc nếu việc nợ nần này bị thông báo với nhà trường. Đứng trước hoàn cảnh đó, vợ tôi đã phải bán hết mọi thứ trang sức, vàng hồi môn… của mình, chạy vạy sang bên ngoại, bán cả cái xe máy đang đi để có tiền cho tôi trả nợ. Lúc đó tôi chán nản và sợ hãi quá nên vùi mình vào mem rượu. May nhờ có cô ấy mà tôi thoát khỏi cảnh nợ nần, bế tắc. Lúc đó khó khăn lắm, tôi nhớ có lúc nấu bột cho con hết gas mà không có tiền đổi bình, phải sang hàng xóm nấu hộ. Hai vợ chồng nhìn nhau mắt dàn dụa. Nói chung 15 năm cũng có nhiều kỉ niệm lắm.

NTV: câu chuyện vừa rồi chứng tỏ là vợ chồng anh đã trải qua nhiều khó khăn thử thách mới có được ngày hôm nay? Tôi thấy anh rất trân trọng những ngày tháng ấy, trân trọng vợ mình?

TC: Vâng lúc nào tôi cũng thầm cảm ơn vợ tôi đã cùng tôi trải qua những khó khăn ấy.

Kết luận buổi tham vấn đầu tiên

Có thể thấy, ở buổi tham vấn đầu tiên này, trong mối quan hệ tham vấn được hình thành giữa nhà tham vấn và thân chủ (anh M), một quá trình chuyển dịch các cảm xúc tiêu cực của anh M nảy sinh do những xung đột giữa hai vợ chồng, giữa anh M và các con, do tình trạng bạo lực gia đình đã diễn ra. Thông qua ba chiến lược can thiệp được mô tả ở trên. Điều này giúp cho anh M có được cảm giác an toàn, không bị phán xét, không bị chỉ trích, bị lên án đồng thời giúp anh hồi tưởng lại những kỉ niệm về gia đình, đánh giá lại tình cảm của mình dành cho gia đình, thứ tình cảm mà vì bị cuốn theo cảm xúc hiện thời với những mâu thuẫn về quan điểm sống, tình cảm đó bị che lấp.

Buổi tham vấn thứ 2: Mục tiêu là xem xét kết quả thực hiện các bài

tập và phương hướng hàn gắn hạnh phúc gia đình được đề xuất từ buổi tham vấn thứ nhất.

Thân chủ chia sẻ một việc làm hữu ích nhỏ của anh với gia đình và đưa ra cảm nhận về kết quả đạt được. Bằng việc hồi tưởng lại những việc đã làm trước đây khiến gia đình vui vẻ hạnh phúc, anh M lên kế hoạch để cải thiện mối quan hệ với vợ. Các bước kế hoạch này được thực hiện như sau:

1/Đến buổi này, thân chủ khá hợp tác với nhà tham vấn trong quá trình tham vấn tâm lý, duy trì tính cam kết và sự tuân thủ theo những hỗ trợ của nhà tham vấn. Như vậy, nhà tham vấn không mất quá nhiều thời gian để đi vào vấn đề, ca tư vấn cũng thuận lợi.

NTV : Chào anh, anh rất đúng giờ

TC : Vâng, tôi đã chờ cả tuần nay cho cuộc gặp này mà (giọng hài hước)

NTV: hãy kể cho tôi nghe trong tuần qua vợ chồng anh đã nói chuyện với nhau về các chủ đề gì ?

2/Nhà tham vấn động viên những nỗ lực nhỏ của thân chủ trong việc cải thiện mối quan hệ gia đình.

NTV : Có phải ý anh là vợ anh và con gái anh đều cảm thấy bất ngờ vui sướng khi anh nhận đi họp phụ huynh cho con bé? Tại sao anh lại quyết định đi họp thay mẹ cháu?

TC: Vâng, lần đầu tiên tôi đi họp phụ huynh cho cháu mà. Tôi cũng muốn thể hiện sự quan tâm của mình đối với vợ và con gái.

TC: Tôi muốn không khí trong gia đình tôi vui vẻ hơn, tôi muốn con gái hiểu là tôi cũng thương nó lắm và tôi cũng muốn vợ chồng bớt căng thẳng với nhau.

NTV: Vâng việc anh nhận đi họp phụ huynh cho con chắc chắn là tín hiệu vui cho cả vợ và con anh rồi. Vậy tuần vừa rồi với phần học kĩ năng tự kìm chế anh có thực hành được gì không?

TC: Thực ra tuần vừa rồi cũng không có tình huống nào để tôi thực hành (cười) mà không có chuyện va chạm bực mình thì cần gì phải kìm chế. Có phải tự nhiên tôi muốn gây sự với vợ con đâu.

NTV: Đúng vậy mọi thứ logic với nhau vui vẻ, không có sự va chạm sẽ không có chuyện xô xát gì? Dường như anh đang cố gắng làm không khí gia đình vui vẻ hơn phải không?

3/Nhà tham vấn đóng vai trò là người cố vấn cho thân chủ một số cách thức “lấy lòng” vợ của mình và tin tưởng vào khả năng thực hiện của thân chủ.

TC: Việc tạo mối quan hệ gần gũi giữa hai vợ chồng, thật sự cũng khó, chúng tôi căng thẳng với nhau lâu rồi. Chị biết đấy, đàn ông không dễ thể hiện cảm xúc, tôi không có năng khiếu về việc này. NTV: Anh đang bị bối rối vì chưa biết tìm cách hàn gắn mối quan hệ với vợ như thế nào phải không?

TC: Thế chị bảo tôi phải làm thế nào?

NTV: Mỗi người sẽ có một cách thức khác nhau để cải thiện mối quan hệ gia đình, phụ thuộc vào việc họ hiểu vợ mình như thế nào. Anh hãy hồi tưởng lại quá trình anh chị sống cùng nhau, đâu là thời điểm vợ anh vui vẻ hạnh phúc nhất? Lúc đó anh đã làm gì?

TC: Thời điểm hạnh phúc là lúc cả nhà đi du lịch. À mà cũng có lúc tôi thấy vui vẻ đó là khi cả nhà tập trung vào một phòng trêu đùa

nhau, là lúc tôi hướng dẫn cô chị học, mẹ nó hướng dẫn thằng em. (Ngập ngừng một lúc) vợ tôi thích hoa... cũng chao chát lắm thế mà lại thích hoa, từ lễ tốt nghiệp của vợ tôi năm đó đến nay tôi chưa bao giờ tặng hoa thêm lần nữa cho cô ấy.... Chị nghĩ về tôi như thế nào? Liệu kể ra như thế trông tôi có yếu đuối không?

4/Nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu rằng tấm chân tình của anh với vợ mới là chìa khóa để anh tìm ra cách thức làm ấm lại mối quan hệ gia đình mình, đó mới là giải pháp bền vững.

NTV: Nhưng anh thử nghĩ xem nếu anh làm được những việc như trên, vợ anh sẽ thế nào?

TC: Chắc là vợ tôi sướng lắm. Chị xem từ một cô giáo, giờ thành bà bán quán. Như tôi từ thầy giáo thành con buôn, lắm khi nghĩ cũng buồn nhớ nghề, nhất là vào những dịp 20.11 hay gặp lại đồng nghiệp cũ. Nhưng đàn ông quyết rồi thì coi như xong, đàn bà hay nghĩ ngợi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)