Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 60 - 64)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được sử dụng đầu tiên và hầu như xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu là chỉ ra bản chất của các khái niệm công cụ: Hành vi bạo lực, hành vi bạo lực gia đình, tham vấn, tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình....hệ thống và khái quát hóa những công trình nghiên cứu các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề tham vấn và tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình và chỉ ra những tồn tại của các công trình nghiên cứu đó.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nghiên cứu tài liệu trong cả quá trình phân tích kết quả nghiên cứu, viết báo cáo đề tài nghiên cứu…

2.2.2. Phương pháp tham vấn tâm lý

Mục đích tác động nhằm giúp người chồng thay đổi quan niệm, nhận thức về các hình thức của hành vi bạo lực gia đình, ý nghĩa của hành vi bạo lực, hậu quả của hành vi bạo lực; hình thành những suy nghĩ, hành vi tích cực cho người chồng mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ với vợ và những người xung quanh con cái, cha/ mẹ, anh chị em...). Từ đó, giúp người chồng giảm thiểu, từ bỏ hành vi bạo lực.

2.2.2.1. Nội dung thực hiện

Trong số 7 người chồng gây bạo lực đồng ý đến tham gia các buổi thảo luận nhóm (2 người chồng trong số đó có nhu cầu tham vấn).

Tác động qua tham vấn tâm lý được tiến hành trên 02 nam giới có hành vi bạo lực tại địa bàn nghiên cứu

Quá trình thực hiện phương pháp tác động được tổ chức tại văn phòng tư vấn của tổ chức CSAGA. Thời gian tiến hành phương pháp tác động tham vấn tâm lý được giới hạn trong vòng 2 tháng.

2.2.2.2. Quy trình tham vấn tác động

Quá trình tham vấn được tiến hành trên 02 khách thể chính (Ngoài ra, có các buổi trao đổi, liên lạc thông qua điện thoại, email). Dự kiến tham vấn qua ba buổi và theo tiến trình 6 bước tham vấn đã trình bày trên, tuy nhiên việc áp dụng các bước tham vấn linh hoạt và diễn ra trong suốt quá trình tham vấn. Tùy thuộc vào vấn đề của thân chủ và sự hợp tác của họ trong quá trình làm việc, tiến trình sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phương pháp chính)

Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi sẽ mô tả 2 trường hợp người chồng gây bạo lực tại địa bàn nghiên cứu được thiệp bằng tham vấn trực tiếp.

Trong cách mô tả của chúng tôi, sẽ có đoạn được ghi chép lại đúng theo ngôn ngữ của NTV và TC, có đoạn được “tường thuật lại”, có đoạn sẽ viết theo ngôn ngữ kể của người làm nghiên cứu. Những chép lại chính xác hoặc tường thuật lại là những phần mà NTV muốn đưa ra nhiều dẫn chứng về trường hợp đó hoặc những kĩ năng mà NTV đã sử dụng.

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp định tính dùng để hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết. Sau khi thu thập dữ liệu đã được điều tra bằng bảng hỏi, phân tích dữ liệu thì chúng tôi phát hiện các vấn đề mà phương pháp điều tra viết bị hạn chế không cho được kết quả mong muốn mà cần phải làm rõ thêm.

Ngoài ra, các phỏng vấn sâu với các khách thể phụ cũng được thực hiện để tìm hiểu về thực trạng cũng như nhận thức chung về bạo lực gia

đình tại địa phương, nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Đó là các khách thể:

- 3 cán bộ tâm lý có kinh nghiệm thực hiện tham vấn với người chồng có hành vi bạo lực gia đình

- 3 cán bộ địa phương làm việc trong lĩnh vực liên quan đến công tác phòng chống bạo lực gia đình.

2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm

Mục đích của phương pháp là giúp khách thể nghiên cứu được bày tỏ quan điểm trong nhóm mà không sợ bị phán xét. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tổ chức được 1 buổi thảo luận nhóm, có sự tham gia của 7 người chồng có hành vi bạo lực gia đình. Mục đích của thảo luận nhóm:

- Nhận thức, quan điểm của người chồng về vấn đề giới - Đánh giá nhận thức về bạo lực gia đình

Tiểu kết chương 2

Quá trình nghiên cứu cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu trong đề tài là phương pháp tác động thay đổi nhận thức, hành vi của người chồng có hành vi bạo lực gia đình thông qua tham vấn tâm lý, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Các phương pháp khác là những phương pháp hỗ trợ để chúng tôi có cơ sở và căn cứ đưa ra sự nhận định và đánh giá chính xác về các kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)