CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Vài nét sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội là một phường nằm bên ven sông Tô Lịch, trong cái nôi của nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trước đây phường Yên Hòa có tên là làng Cót, nổi tiếng đất kinh kỳ một trong hai mươi “Làng khoa bảng” Việt Nam và là một trong năm “Làng khoa bảng” của đất kinh thành. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Yên Hòa vẫn luôn gìn giữ, phát huy truyền thống khoa bảng làm nền tảng cho sự phát triển, xứng danh câu ca về tứ danh hương "Từ Liêm tứ quý, nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót".
Tổ dân số 4 là tổ dân phố chính của phường Yên Hòa với hơn 500 hộ dân và gần 3000 người. Nghề truyền thống của các hộ là làm vàng mã, tuy nhiên hiện nay số hộ làm vàng mã đã giảm đáng kể, nghề kiếm sống chủ yếu hiện nay là buôn bán nhỏ. Trong những năm gần đây do quy hoạch của thành phố mà một số tuyến đường nhỏ trở thành tuyến chính, khiến đời sống cư dân thay đổi khá nhiều. Các hộ gia đình từ làm nghề truyền thống chuyển sang buôn bán nhỏ. Kinh tế của phường phát triển nhưng kéo theo đó nhiều hệ lụy về xã hội như: thất nghiệp, bạo lực gia đình, nghiện rượu, nghiện hút....
Phường Yên Hòa nói chung và tổ dân số 4 nói riêng là một đơn vị hoạt động rất mạnh trong phong trào phòng chống bạo lực gia đình, trong đó Hội phụ nữ là đơn vị thực hiện rất tốt phong trào này. Từ những năm 2010, Hội phụ nữ Phường Yên Hòa đã phối hợp với Trung tâm CSAGA, tổ một các câu lạc bộ “Cùng chia sẻ”. Đây là nơi tập hợp các chị em phụ nữ là nạn nhân của bạo lực. Đúng như tên gọi của câu lạc bộ, những phụ nữ đến đây được chia sẻ câu
chuyện của mình với những người cùng cảnh ngộ, được tư vấn, trang bị kiến thức, kĩ năng để tự tin, giải quyết vấn đề của gia đình mình. Điều hành câu lạc bộ là các cán bộ tham vấn của Trung CSAGA.
Do vậy, so với địa bàn khác, người dân có phần cởi mở hơn khi bàn bạc, trao đổi về vấn đề bạo lực gia đình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu khi thực hiện các cuộc điều tra, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trên địa bàn tổ dân phố. [30]