Một số kinh nghiệm đặc biệt khi thực hành tham vấn cho ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số kinh nghiệm đặc biệt khi thực hành tham vấn cho ngƣờ

chồng có hành vi bạo lực gia đình

Qua phỏng vấn với 3 chuyên viên tham vấn có kinh nghiệm trong tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực và khảo sát thông tin của đường dây tư vấn nam giới 02437759330, cả ba chuyên viên đều cho rằng để nâng cao chât lượng, hiệu quả tham vấn cho người chồng gây bạo lực cần chú ý những điểm sau:

1. Thay đổi quan điểm của người đàn ông về nam tính

Người nam giới muốn thay đổi, muốn có hạnh phúc gia đình nhưng lại lo sợ quyền lực của mình bị giảm sút trong mắt vợ, cộng đồng. Do vậy, việc cần thay đổi quan điểm về quyền lực trong gia đình có ý nghĩa quan trọng. Chuyên viên tham vấn cần giúp thân chủ nhận thức được rằng quyền lực không chỉ thể hiện qua sức mạnh cơ thể, mà còn thể hiện ở tình cảm kính trọng của người vợ dành cho chồng và con dành cho cha ....“Điều quan trọng nhất của tham vấn chỉ là người đàn ông hiểu rằng cần dùng tình thương, lý lẽ để giải quyết chuyện nhà chứ không phải dùng quyền tôi là chồng để thống nhất ý kiến ...” (H.V.T- PVS cán bộ tham vấn)“...đối với người trí thức kể cả người nông dân, nhận thức về vấn đề khác thì không nói nhưng nhận thức về việc gây bạo lực thì họ luôn cho rằng họ đúng, họ

cho mình quyền dạy bảo người vợ, ví dụ người vợ sai họ có quyền dạy bảo, quyền làm chủ gia đình, vì vậy mà việc thay đổi họ rất khó, một điều nữa là họ luôn đổ lỗi cho phụ nữ, bất kể có gì xảy ra điều là do phụ nữ, họ không bao giờ thừa nhận hành vi của mình, điều này là mấu chốt cần tác động.

(B.X.T- PVS cán bộ tham vấn).

2. Cần đa dạng các hình thức tham vấn

Tính cam kết đi hết tiến trình tham vấn thấp, các thân chủ sẵn sàng bỏ ngang liệu trình tham vấn. Do vậy, cần đa dạng hình thức tham vấn. Không nên chỉ tham vấn trực tiếp mà còn có thể tham vấn qua điện thoại, email hoặc mạng xã hội.

Một số tìm đến tôi do được tuyên truyền thuyết phục nên đến tìm hiểu như một phong trào nên được buổi đầu, sau đó có thể bỏ... (B.X.T -PVS cán bộ tham vấn)

3. Tuyệt đối tránh thái độ định kiến với người gây bạo lực

Hầu hết nam giới có xu hướng phòng vệ khi đối diện với hành vi bạo lực của mình, nhất là với các hành vi bạo lực nặng nề, đáng bị lên án. Khi đó, người nam giới thường đổ lỗi hoặc ngụy biện cho hành vi của mình. Do đó, nhà tham vấn cần thể hiện lòng tin vào sự thay đổi của thân chủ, tuyệt đối tránh thái độ định kiến đối với các hành vi bạo lực của họ. Nhà tham vấn đứng về phía người gây bạo lực hiểu các khó khăn của người gây bạo lực.

Nhiều vì dự án tôi làm ở miền núi, nam giới họ uống rất nhiều rượu, khi tỉnh táo mình thấy ổn rồi, nhưng khi uống rượu vào họ lại như cũ, mình cảm thấy rất thất vọng, bản thân những người đó luôn đổ lỗi cho rượu, rượu là văn hóa không thể thiếu rượu nên việc thay đổi họ rất khó. Tôi nghĩ thay đổi họ cần thay đổi cả môi trường, văn hóa (B.X.T -PVS cán bộ tham vấn)

“Thường giảm nhẹ hành vi bạo lực “em chỉ đẩy nhẹ cô ấy”; Nguỵ biện, đổ lỗi:” em uống rượu về nên không làm chủ được bản thân”; “ Cô ấy ngoại tình/ cô ấy nói nhiều/ cô ấy lười”; Tự biến mình thành nạn nhân “ vì cô ấy như thế nên em mới buộc phải đánh, đánh cô ấy em cũng khổ lắm…”

…(L.X.D – PVS cán bộ tham vấn)

4. Nhà tham vấn phải biết cách khuyến khích các hành vi tích cực.

Bằng các cách thức khác nhau NTV giúp thân chủ xây dựng các hành vi tích cực thay thế, sử dụng hành vi phi bạo lực thay thế bạo lực, khơi gợi được các lý do cơ bản để người gây bạo lực thay đổi hành vi với vợ. Đặt các câu hỏi để khai thác con người tốt đẹp và khơi dậy các lý do để họ thay đổi hành vi với vợ, ví dụ: Hồi yêu nhau, anh thường quan tâm và đối xử với chị thế nào? Anh thích điều gì nhất nơi vợ của mình? .... (B.X.T – PVS cán bộ tham vấn)

Người có hành vi bạo lực nhạy cảm đặc biệt với các phán xét và đánh giá. Hơn ai hết họ cần cảm giác an toàn để có thể chia sẻ các khó khăn của mình và cùng nhà tham vấn bàn bạc các giải pháp giải quyết các khó khăn của mình.

“ Không thể tham vấn như giảng dạy đạo đức theo cách nghĩ của họ... ví dụ chúng ta là phụ nữ chúng ta phải thế này, làm đàn ông phải thế kia.... đàn ông làm làm thế là không tốt toàn những khuôn mẫu cũ đặt lên họ. Chẳng TC nào hợp tác...” (H.V.T – PVS Cán bộ tham vấn)

Kết hợp tham vấn kèm theo các liệu pháp trị liệu, các bài tập trải nghiệm để người gây bạo lực tự kiểm soát hành vi của mình và có hành vi thay thế trong những hoàn cảnh tương tự trong tương lai.

“Tôi kiên trì sử dụng các kỹ thuật hồi tưởng về quá khứ để anh Trà chia sẻ và sống thật với cảm xúc, ước mơ của mình. Tôi cho anh Tr nghe nhiều câu chuyện bạo lực và sự thay đổi, khuyến khích anh ấy tham gia các hoạt động

hỗ trợ những người gây bạo lực khác. Suốt 1 năm, anh đã dần thay đổi, từ đó anh trở thành thành viên của nhóm Phản ứng nhanh, cùng với các thành viên trong nhóm can thiệp và xử lý các vụ việc bạo lực tại địa phương.”

(L.X.D - PVS cán bộ tham vấn)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)