Quan điểm của các nước NATO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu âu (2001 2016) (Trang 27 - 30)

1.2. Quan điểm của Mỹ và NATOtrong việc triển khai hệ thống phòng thủ

1.2.2. Quan điểm của các nước NATO

Cũng như Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã nhiều lần thể hiện mong muốn cùng Nga hợp tác trong vấn đề xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Nếu Nga đồng ý hợp tác với NATO trong vấn đề này thì sẽ tạo được “tiếng vang lớn” trên thế giới bởi sự tác hợp của những siêu cường về lĩnh vực quân sự, cụ thể là hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.

NATO cũng đã nhiều lần tỏ rõ quan điểm về hệ thống phòng thủ tên lửa. Tổ chức này cho rằng cần xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập với Nga, tuy là hai hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập nhưng vẫn có sự phối hợp với nhau trong quá trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. NATO cũng hy vọng rằng hai bên có thể triển khai sự hợp lực giữa hai hệ thống phòng thủ tên lửa để tăng cường việc bảo vệ lãnh thổ NATO và Nga. Người đứng đầu NATO cũng đã nhấn mạnh, liên minh này sẽ tích cực có nhiều hành động để phát triển sự hợp tác với Nga trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về phòng thủ tên lửa [45].

Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của quốc gia mình nhưng quan điểm của NATO rất rõ ràng cho rằng đây sẽ là hai hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau, chỉ là hoạt động song song với thông qua việc trao đổi thông tin và phát triển đồng bộ tiềm năng. NATO và Nga đã đồng ý ngồi lại với nhau để xem xét vấn đề hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon (Bồ Đào Nha) tháng 11/2010, hai bên nhất trí sẽ tiến hành khảo sát khả năng cùng xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất đồng về cách thức hợp tác giữa hai bên.

Trước khi Hội nghị thượng đỉnh Lisbon diễn ra, Nga là quốc gia luôn phản đối mạnh mẽ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Đây là một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị. Sau một thời gian diễn ra, Hội nghị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kết thúc Hội nghị, NATO đã có một thông báo gửi tới tất cả các quốc gia [35]. Đây chính là việc NATO đã nhận được sự đồng ý của Nga trong vấn đề hợp tác về xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung. Sự kiện này được coi là một bước ngoặt trong quan hệ Nga - NATO về vấn đề phòng thủ tên lửa. Điều này có ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với Nga - NATO mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các nước trên thế giới về sự hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên toàn thế giới. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ của các nước phương Tây với Nga đang dần được cải thiện rõ rệt, đối thoại song phương đã đạt được những tựu to lớn. Dự án của NATO mang nhiều tham vọng chính nhằm bảo vệ các thành phố lớn và dân cư trên toàn châu Âu qua một hệ thống lá chắn chống tên lửa do Mỹ cung cấp phần lớn. Hội nghị Lisbon đã chấp thuận một chiến lược phòng thủ mới gồm trọng điểm là vũ khí hạt nhân phối hợp với hệ thống lá chắn tên lửa do Mỹ đề nghị. Hệ thống các dàn tên lửa chống tên lửa này sẽ được Mỹ bố trí tại châu Âu qua 4 giai đoạn.

Tiểu kết Chƣơng 1

Như vậy, những phân tích ở trên giúp chúng ta có những cái nhìn cơ bản nhất về hệ thống phòng thủ tên lửa được cấu tạo như thế nào và cách thức hoạt động ra sao. Ngoài ra, chúng ta sẽ nắm rõ được vai trò to lớn của các hệ thống phòng thủ tên lửa, vì sao các quốc gia lại chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của quốc gia mình. Qua đây, một số Hệ thống phòng thủ tên lửa lớn và tân tiến hiện nay đã được trình bày cụ thể để làm rõ tầm quan trọng của nó đối với vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia. Để hiểu rõ hơn về việc khai trai hệ thống phòng thủ tên ở Châu Âu và phản ứng của các quốc gia đối với vấn đề này tác giả sẽ trình bày rõ trong Chương 2.

Chƣơng 2. VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA Ở CHÂU ÂU VÀ PHẢN ỨNG CỦA NGA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu âu (2001 2016) (Trang 27 - 30)