Thời kỳ Chính quyền B.Obama

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu âu (2001 2016) (Trang 36 - 48)

2.1. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu

2.1.2. Thời kỳ Chính quyền B.Obama

2.1.2.1. Chiến lược an của chính quyền Tổng thống Obama

Sau tám năm cầm quyền với các chính sách đối nội và đối ngoại sai lầm,Tổng thống G.W.Bush đã giao cho Tổng thống Obama một nước Mỹ suy yếu trên tất cả các lĩnh vực, đặt biệt vị thế của Mỹ trên trường quốc tế cũng suy giảm nghiêm trọng. Nước Mỹ phải đi vay để vực lại nền kinh tế vốn bị thâm thủng ngân sách hằng năm lên tới trên 1.000 tỷ USD, và cũng là để tiếp tục chi trả cho hai “vũng lầy chiến tranh chống khủng bố” ở Iraq và Afghanistan. Hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất. Các đồng minh bạn bè truyền thống, nhất là các nước Tây Âu, Mỹ La Tinh, Trung Đông, Nam Á thiếu lòng tin với Mỹ. Đó là “di sản” của chủ nghĩa đơn phương và thái độ ngạo mạn do chính quyền G.W.Bush để lại.

Khác với chính sách của Tổng thống George W. Bush là tập trung sức mạnh đơn phương và chế độ đánh đòn phủ đầu, chiến lược an ninh quốc gia của tổng thống Obama có sự khác biệt lớn.

Trong nhiệm kỳ đầu (2008-2012), ngày 22/5/2010, Tổng thống Mỹ B.Obama phát biểu Học viện quân sự West Point, bang New York, để tuyên bố về kế hoạch xem xét một chiến lược an ninh mới cho nước Mỹ (giai đoạn 1). Thông điệp thể hiện chính sách đối ngoại của Mỹ là sẽ hạn chế việc sử dụng sức mạnh quân sự để tránh “những sai lầm tốn kém” nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ các lợi ích cốt lõi của Mỹ và đồng minh.

Như vậy, có thể thấy, chính sách an ninh đối ngoại của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu chú trọng đến tìm kiếm sự đồng thuận, hay “cam kết và đối thoại”. Điểm nổi bật của “học thuyết Obama” là coi trọng giá trị của sự hợp tác toàn cầu, xây dựng các mối quan hệ đối tác an ninh rộng hơn và giúp các quốc gia khác tự bảo vệ mình.

Tổng thống B.Obama khẳng định “cần có sự góp sức của tất cả các bên để giải quyết những mối đe dọa mới nhất của thế giới, như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu...”. Ông cũng thừa nhận nước Mỹ đã không thành công khi bước ra khỏi các xu thế hợp tác. Đặc biệt, ông cũng tỉnh táo để nhận ra rằng: không thể để quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục suy giảm hơn nữa mà phải khôi phục, phát triển mỗi quan hệ này. Tổng thống Obama cũng cho rằng: Mỹ phải xây dựng năng lực và hòa nhập nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia. Theo đó, nước Mỹ cần có các nhà ngoại giao biết đổi mới cách thức can dự của mình trên trường quốc tế. Tổng thống Obama khẳng định, bao trùm trong chiến lược an ninh quốc gia sẽ bao gồm 4 nguyên tắc. Đó là: xây dựng sức mạnh bên ngoài bằng cách xây dựng sức mạnh từ bên trong thông qua giáo dục, năng lượng sạch và đổi mới, thúc đẩy “các cam kết ngoại giao mới” và ủng hộ phát triển quốc tế. Còn cụm từ “trật tự quốc tế mới” theo Tổng thống Obama đó là trật tự có thể giải quyết những thách thức của thời đại như ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực và các cuộc nổi dậy, chặn đứng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo đảm an toàn nguyên liệu hạt nhân, chống biến đổi khí hậu và duy trì sự phát triển bền vững toàn cầu, hỗ trợ các nước, tránh xung đột và hàn gắn vết thương chiến tranh.

Lần đầu tiên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ công nhận tội phạm trong không gian ảo và những kẻ “khủng bố tại nhà” là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Khái niệm “Khủng bố tại nhà” được hiểu là sự tham gia của những công dân Mỹ vào các mạng lưới khủng bố và các tổ chức phá hoại hàng đầu ở Mỹ và trên thế giới. Có thể thấy, đây là điểm đáng chú ý

trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ so với các đời tổng thống trước đó. Cựu Tổng thống Bill Clinton không hề đề cập tới khủng bố có nguồn gốc nội địa trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1998, mặc dù cách đó 3 năm vừa xảy ra vụ đánh bom Thành phố Oklahoma. Cựu Tổng thống G.W.Bush cũng chỉ nhắc qua tới khái niệm này trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2006.

Với thông điệp đáng chú ý ở West Point, một lần nữa Tổng thống Obama đã khẳng định đặt quan hệ quốc tế vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại. Từ khi lên nắm quyền, chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi thể hiện chiến lược này, như củng cố quan hệ với châu Âu, thúc đẩy mạnh mẽ việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông và tham vấn với nhiều nước khác trong việc xây dựng một lộ trình tiêu diệt lực lượng nổi dậy Taliban ở Afghanistan. Đặc biệt, trong chiến lược an ninh giai đoạn này, Mỹ diành cho quan hệ với Nga một vị trí đặc biệt, có thể nói Mỹ đã “cài đặt lại” trong hệ với Nga. Tổng thống B.Obama khẳng định, Mỹ rất quan tâm tới một nước Nga phát triển thịnh vượng, lớn mạnh và yêu hoà bình; Mỹ sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hai bên cùng có lợi với Nga, mà trọng tâm là cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt, chống chủ nghĩa khủng bố, hợp tác kinh tế vì sự thịnh vượng của cả hai nước. Trong tương lai, Mỹ và Nga sẽ hợp tác trên các thị trường châu Âu và châu Á. Đồng thời, Mỹ sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng với Nga. Điều này cũng có tác động nhất định đến việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu của Mỹ.

Như vậy có thể thấy, các chiến lược an ninh năm 2002 và năm 2006 - những chiến lược bị ảnh hưởng sâu sắc bởi “sự kiện 11-9” và tất nhiên, cũng chịu sự áp đặt chủ quan của những người đứng đầu - nên chúng quá tập trung vào các biện pháp quân sự, sử dụng “sức mạnh cứng”, “đánh đòn phủ đầu”. Nói cách khác, chiến lược an ninh 2002 của Mỹ là mồi lửa khai hỏa cho hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Do đó, chiến lược an ninh 2010 được

chính quyền Obama chú trọng và nhấn mạnh hơn vào việc xây dựng và sử dụng các biện pháp “sức mạnh mềm”, “quyền lực thông minh”, đoạn tuyệt với chủ nghĩa đơn phương, tăng cường ngoại giao đa phương, kết hợp sức mạnh tổng hợp của nước Mỹ với sức mạnh của cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề an ninh của Mỹ cũng như toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Mặc dù vẫn duy trì một ưu thế vượt trội không ai sánh kịp về quân sự, nhưng chính quyền Obama vẫn xác định “các lực lượng vũ trang sẽ luôn luôn là hòn đá tảng của an ninh” và “chúng cần phải được tăng cường, bổ sung”. Ngoài ra, trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2010, Tổng thống Obama vạch ra các ưu tiên an ninh, bao gồm việc kết thúc cuộc chiến tại Iraq; đánh bại Al Qaeda và phục hồi nền kinh tế. [33]

Trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Obama, nước Mỹ tiếp tục lãnh

đạo liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria; đồng thời tiếp tục cùng với các đồng minh châu Âu trong chiến dịch bao vây, cô lập nước Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ucraina. Văn bản tái nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách “xoay trục sang châu Á- Thái Bình Dương” cho biết, Chính quyền Mỹ tiếp tục chuyển thêm nhiều nguồn lực kinh tế, quân sự và ngoại giao sang khu vực này. Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 khẳng định, Mỹ duy trì một nền quốc phòng có lực một thế trận an ninh toàn cầu có thể huy động được lượng quân đội được huấn luyện, trang bị tốt nhất thế giới; cam kết tăng cường bảo vệ an ninh trong nước; xây dựng tổng lực sức mạnh quốc gia; ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt, nhất là vũ khí hạt nhân; xây dựng một khả năng đối phó toàn cầu…; tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy các giá trị Mỹ; hoan nghênh các nước lớn đang nổi lên nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.

Ngoài ra Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 nhấn mạnh, ngay cả khi đối mặt với những mối đe dọa ngắn hạn, chính quyền Mỹ cũng không “xem thường” những vấn đề dài hạn như biến đổi khí hậu, thương mại, nghèo đói,

an ninh mạng toàn cầu. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, về căn bản, đây là một chiến lược để tăng cường các nền tảng sức mạnh Mỹ, bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự, để duy trì vai trò “lãnh đạo” của Mỹ trong thế kỷ 21, qua đó giúp Mỹ có thể giải quyết những thách thức hiện tại và nắm bắt các cơ hội trong tương lai. Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ vẫn được dẫn dắt bởi bốn lợi ích quốc gia bền vững như đã vạch ra trong chiến lược gần nhất được công bố vào năm 2010, đó là an ninh, sự thịnh vượng, các giá trị và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Bà Susan Rice cũng cho rằng, các lợi ích quốc gia của Mỹ là bền vững, nhưng rất nhiều điều đã thay đổi trong 5 năm vừa qua, vì vậy, xét về tổng thể, Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 là “một văn kiện mới”. [14]

2.1.2.2. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu trong thời Obama

Trong các năm đầu ở nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Obama, do mối quan hệ có phần hòa dịu hơn với Nga nên cũng ảnh hưởng nhất định tới việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ. Cụ thể, đầu tháng 2/2009, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố sẽ xem xét việc trì hoãn thời gian triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Đáp lại, Nga tuyên bố hoãn triển khai hệ thống tên lửa hiện đại Iscander ở Kaleningrat và Belarus. Giữa tháng 2/2009, Phó Tổng thống Mỹ J.Biden phát tín hiệu đầy thiện chí: Mỹ cần hợp tác với Nga và Mỹ phản đối mối lợi mà NATO thu được từ thiệt hại của Nga tại hội nghị An ninh ở Munich (Đức). Do đó, ngày 05/03/2009, dưới áp lực của Mỹ, NATO quyết định mời Nga trở lại đối thoại với NATO tại cuộc họp cấp ngoại trưởng của NATO ở Bruxelles.

Tại Hội nghị G20 ở Anh, Tổng thống Obama đã nói rằng: Không thể xây dựng lá chắn tên lửa ở Đông Âu mà không thảo luận với Nga, và NATO đã đi quá xa, quá nhanh trong việc mời Ukraina, Gruzia gia nhập NATO. Tại hội nghị này Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev đã thảo luận mở

lại vòng đàm phán giải trừ quân bị và khởi động xây dựng hiệp ước Chiến lược START-II (START - I ký năm 1991 đến 5/12/2009 hết hiệu lực). Ngày 8/4/2010, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Obama đã ký hiệp định START-III. Sự kiện này không thể là câu trả lời cuối cùng cho mọi thắc mắc trong quan hệ Mỹ - Nga, nhưng đây cũng là một bước tiến “ấm lên” trong mối quan hệ đã từng khá căng thẳng của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới thời điểm đó.

Mặc dù thời gian này, quan hệ Mỹ - Nga có thể coi là “tuần trăng mật ngắn ngủi” bằng việc ký hiệp ước START- III vào 08/04/2010. Tuy nhiên, tình hình lại hoàn toàn xáo trộn, vào hai năm cuối nhiệm kỳ I của Tổng thống Obama (2011-2012), quan hệ Mỹ - Nga lại trở nên căng thẳng đến mức mà nhiều người cho rằng bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh mới. Việc Mỹ thường xuyên sử dụng cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Nga làm Nga rất bất bình và còn rất nhiều hành động “ăn miếng trả miếng”. Vấn đề gây nhiêm trọng ở chỗ, hai cường quốc còn liên tục công kích và hành động đáp trả nhau trong lĩnh vực an ninh, quân sự, đặc biệt là quan điểm bất đồng ngày càng căng thẳng của hai nước trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.

Như đã trình bày ở trên, trước đó vào năm 2009, cùng với tiến trình cải thiện quan hệ song phương giữa Mỹ và Nga, Tổng thống Obama đã tuyên bố tạm ngừng các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Mặc dù vậy, năm 2010 Chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục thảo luận với các đồng minh NATO tại Đông Âu, nhằm khởi động dự án này trước năm 2015. Mỹ cũng dự kiến triển khai một radar tại CH Séc và các tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và tại một số quốc gia khác như Romania, Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, chính quyền của tổng thống Obama cũng một mực khẳng định các kế hoạch này không đe dọa an ninh quốc gia của Nga, mà chỉ nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trong NATO trước các cuộc tiến công tiềm tàng từ I-ran.

Trong khi đó, Nga kiên quyết phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại các khu vực gần biên giới Nga vì cho rằng chúng là mối đe dọa an ninh quốc gia Nga. Giới quân sự Nga lo ngại rằng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ tuyên bố nhằm vào Iran có thể một ngày nào đó chuyển thành vũ khí tự vệ nhằm vào miền tây và nam của Nga. Thời điểm này Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần đưa ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu Mỹ và NATO đưa ra sự bảo đảm có tính ràng buộc về mặt pháp lý, cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga nhưng không nhận được bất cứ phản hồi bằng văn bản nào của Mỹ.

Tháng 11/2010, NGA và NATO đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa tại Hội nghị cấp cao Nga-NATO ở Lisbon. Nga tin rằng EUROPRO có thể cung cấp đầy đủ và minh bạch những thông tin chi tiết về hệ thống phòng thủ tên lửa này. Tuy nhiên, trong khi Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc phòng thủ an ninh chung cho châu Âu, NATO lại khẳng định nên có hai hệ thống độc lập để trao đổi thông tin. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán cấp cao Nga - Mỹ đang diễn ra và vấn đề lá chắn tên lửa tại châu Âu chưa được Nga và NATO nhất trí thì Mỹ xúc tiến dự án phòng thủ tên lửa vào tháng 05/2011 tại Rumani càng làm gia tăng những nghi ngại của Nga.

Sau hơn một năm thương lượng, ngày 03/05/2011, Rumani và Mỹ đã nhất trí triển khai các thành phần thuộc Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ tại căn cứ không quân Deveselu ở miền nam Rumani. Đây là căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô trước đây, hiện thuộc quyền chỉ huy của Rumani. Tổng thống Rumani T.Basescu cho biết, trước mắt sẽ có khoảng 200 binh sĩ Mỹ được triển khai tại căn cứ Deveselu, nhưng khi cần thiết, con số này có thể tăng lên 500 binh sĩ. Thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ kế hoạch bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu. Theo đó, đến năm 2015, Rumani sẽ triển khai trên lãnh thổ của mình ba đội pháo, với 24 thiết bị phóng

tên lửa. Chính quyền Rumani cũng thảo luận triển khai tại nước này thêm 20 tên lửa đánh chặn của Mỹ. Tổng thống Basescu khẳng định, các thỏa thuận giữa Rumania và Mỹ không nhằm chống lại Nga.Sau đó Mỹ và Rumani thông báo kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa, trong bối cảnh còn nhiều nghi ngại chung quanh dự án này của Mỹ, nhất là từ phía Nga.

Thời điểm này các nguồn tin quân sự cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ theo đuổi dự án NMD ở châu Âu theo bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước năm 2011), Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, gồm cả tên lửa Aegis trang bị trên tàu chiến, tên lửa đánh chặn SM-3 và các hệ thống radar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ mỹ nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu âu (2001 2016) (Trang 36 - 48)