5. Cấu trúc luận văn
2.1. Hai nhà làm phim – hai cách dấn thân, khám phá
2.1.1. “Làm phim về rừng ở Việt Nam, không ai hơn được tôi” (Lê Hoà
Cả hai đạo diễn đều xuất thân trong những gia đình cơ bản, cũng bởi niềm đam mê yêu thích và dẫn đưa họ đến với con đường nghệ thuật chân thực.
2.1.1. “Làm phim về rừng ở Việt Nam, không ai hơn được tôi” (Lê Hoài Phương) Phương)
Đằng sau những lời có vẻ không được khiêm tốn lắm như vậy của đạo diễn Lê Hoài Phương trong một cuộc trả lời phỏng vấn [9] có chứa đựng một sự thật về sự gắn bó, khả năng am hiểu rừng và những “cư dân” của nó. Lê Hoài Phươngsinh năm 1961, tốt nghiệp Đại học Pháp lý chuyên ngành Viện
kiểm sát nhân dân tại Hà Nội năm 1986. Ông bắt đầu chụp ảnh về rừng từ năm 1990. Ông đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong hầu hết lĩnh vực mà ông tham gia: nhiếp ảnh, điện ảnh và bảo vệ môi trường. Ông tham gia nhiều hoạt động xã hội, là hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội viên hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Với vốn kiến thức dồi dào, cùng vài chục năm theo đuổi nhiếp ảnh việc bén duyên với điện ảnh là điều tự nhiên. Ông đã từng bỏ việc, bỏ cả tiền túi và thời gian để vào rừng ghi lại những xúc cảm mãnh liệt với thiên nhiên. Những bức ảnh mà ông đem lại luôn tràn đầy cảm xúc, từ ánh mắt cho đến ngọn cây dường như đều được thổi hồn đầy sức sống. Ông có chia sẻ trên trang báo
Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh rằng: “Ban đầu ông cũng chỉ lang thang trong rừng chụp vẩn vơ những thứ ông thích. Dần dần niềm say mê nhiếp ảnh cuốn ông vào các bộ ảnh theo quá trình sinh trưởng của các loài vật.… Khi xem lại các bức ảnh chụp liên tiếp nhau giống như một đoạn phim, Lê Hoài Phương nảy ra ý định làm phim. Ông lại mày mò tự học, mua máy móc bắt tay làm phim về động vật hoang dã. … Nhờ hiểu được thói quen, tập quán của các “người mẫu chim” mà Lê Hoài Phương dễ dàng canh chụp những bức ảnh sinh động của vô số loài chim trong rừng sâu: giẻ cùi, vàng anh, chim trảu, hồng hoàng, hồng vũ…”. Và đó là khởi nguồn cho sự ra đời của bộ phim tài liệu Vàng Anh loài chim huyền thoại.
Để chụp được các loài động vật hoang dã quý hiếm, Lê Hoài Phương phải đi vào tận rừng sâu. Khi còn công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, những chuyến đi của ông đều bắt đầu vào sớm tinh mơ thứ Sáu và trở về nhà vào tối Chủ nhật. Lê Hoài Phương trầm ngâm kể: “Ở trong rừng mưa gió lạnh lùng, có lúc ngồi cả ngày trên ngọn cây rình chụp chim hồng vũ. Có lúc quay phim về ong vò vẽ, đã trùm cái mùng quanh người, cột kỹ mà không hiểu sao vẫn có con ong lọt vào đốt. Loài ong vò vẽ đốt được đến 30
lần mới chết. Đau điếng người mà không chạy đâu được. Có lúc mưa gió cả đêm, không ngủ được, ngồi một mình cô độc giữa rừng. Nếu không có kiến thức về rừng thì sẽ sợ hãi, không dám ở lại đêm trong rừng đâu”. Ông kể tiếp: “Để bớt sợ hãi, mình phải vững kiến thức về rừng: Loài cây, loài dây nào cho nước; có thể ăn trái nào khi đói, ăn bao nhiêu; leo núi như thế nào để khỏi té, cây nào không giòn, cây nào dễ gãy; ban đêm ngủ treo võng sao cho khỏi ướt…”. Không sinh ra và lớn lên ở rừng xanh như cậu bé Tarzan nhưng ông yêu và hiểu rừng xanh còn hơn chính bản thân mình. Đồ dùng đi rừng phải gọn nhẹ tối thiểu. Có khi ông Phương chỉ đem theo cơm vắt và ít khi mang theo nước uống. Ông bạn mê rừng cười sảng khoái, hài hước: “Nước có thể kiếm trong rừng nhưng rượu thì phải mang theo, không thể thiếu, nhất là khi đi hai người. Đi hai đêm thì mang hai xị. Buổi tối, trăng lên uống rượu giữa rừng, không gì thú vị bằng” [9].
Năm 2009, ông xin nghỉ việc ở viện kiểm sát và dành trọn thời gian cho nhiếp ảnh, điện ảnh và rừng. Đó là một quyết định dũng cảm và “lạ lùng”, như nhà thơPhạm Thiên Thư đã viết về ông: “Từ quan chuyện lạ thời nay/ Lên non đánh thức rừng cây muôn loài”. .Lựa chọn cách làm phim độc lập, ông thành lập Công ty Điện ảnh Thiên nhiên Việt Nam, sản xuất các chương trình truyền hình về khám phá thiên nhiên, mở khu bảo tồn thiên nhiên, trồng rừng và chăm sóc rừng... Nhưng trong thời buổi các bộ phim “mì ăn liền” và những bản nhạc “vọng cổ teen” lên ngôi thì các chương trình truyền hình của ông không thể bán và đem lại doanh thu là điều dễ hiểu. Vậy nên song song với dự án điện ảnh, ông lo tập trung làm kinh tế lấy vốn nuôi niềm đam mê của mình. Ông còn có tham vọng mua một kênh truyền hình Discovery chuyên phát sóng chương trình khám phá thế giới động vật hoang dã Việt Nam, dĩ nhiên chẳng phải để kiếm lời.
Những ai từng xem bộ phim Tội ác rừng xanh của ông, nhìn những hình ảnh của người đi săn giăng bẫy cả đàn khỉ, trói thúc ké tay chúng ra sau lưng rồi dùng kìm bẻ răng từng con một không khỏi giận dữ trước sự tàn sát của những kẻ đi săn. Nhưng những lần về rừng, Lê Hoài Phương có dịp gặp và hiểu tâm trạng của những người đi săn do nghèo đói phải mưu sinh từ rừng. Ông cho rằng không thể dùng biện pháp hành chính để chống nạn phá rừng. “Muốn người dân bảo vệ rừng thì Nhà nước phải có chính sách với người dân. Cho họ vay vốn làm ăn, mời họ làm công tác bảo vệ rừng, trả lương cho họ, giáo dục họ lòng yêu thiên nhiên và giúp họ gắn bó cuộc sống với rừng. Nếu không ai làm thì tôi tình nguyện là người gióng chuông đầu tiên và làm bằng khả năng tự có của mình” [9]. Bộ phim Tội ác rừng xanh đã được ông thực hiện trong suốt 3 năm (từ năm 2008 đến năm 2010) đầy gian nan, vất vả để tiếp xúc với những người săn bắt động vật rừng, sau đó lại một mình tự tay thực hiện tất cả các công đoạn làm phim. Ngoài ra, theo tính toán của ông, chi phí cho bộ phim có thể lên tới 300 triệu đồng. Nhờ sự kiên trì vượt khó của ông, bộ phim đã thật sự mang lại tiếng vang lớn trong công chúng và đạo diễn còn được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận khen thưởng vì hoạt động bảo vệ rừng của mình.
Năm 2011, Lê Hoài Phương - “kỷ lục gia chụp ảnh động vật rừng hoang dã nhiều nhất Việt Nam do Guiness công nhận năm 2005”, cho xuất bản cuốn sách ảnh Chim rừng Việt Nam (Nhà xuất bản Kim Đồng). Thông qua những hình ảnh rất sinh động và đầy ắp tình người trong tập sách như cảnh chim mẹ mớm mồi cho chim con, cuộc sống bình yên nơi rừng xanh…, ông mong muốn truyền cho các em thiếu nhi tình yêu thiên nhiên, giúp các em hiểu được mối tương quan, ý nghĩa của sự cân bằng hệ sinh thái và có những đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống. Ông nhận thức rõ rằng nếu mình không làm công việc này, thì khoảng 10 năm hay 20 năm nữa không
chắc có ai làm công việc này. Lúc đó có thể vài loài chim muông đã tuyệt chủng và không ai có thể biết thông tin gì về nó.
Để có được thành công trong nhiếp ảnh, ông phải dành cả một khoảng thời gian dài học tập, trang bị cho mình những kiến thức lý luận về nhiếp ảnh từ đó tạo tiền đề cho hành trình khám phá điện ảnh. Đạo diễn đã vận dụng tất cả những kiến thức mà mình học được kết hợp làm phim tài liệu và khoa học làm một. Trong một lần được trò chuyện với đạo diễn ông đã có chia sẻ về hành trình làm phim của mình. Ông dành gần như toàn bộ thời gian vào việc nghiên cứu các loài động vật rừng “hiểu về động vật như hiểu gia đình”. Dotự học và nghiên cứu làm phim từ những kinh nghiệm thực tế nên kiến thức về điện ảnh cũng có những hạn chế nhất định. Nhưng với tinh thần học hỏi, làm việc nghiêm túc, lại có 15 năm kinh nghiệm sáng tác văn học(viết hơn 1000 bài thơ)nên ông không gặp quá nhiều khó khăn khi viết kịch bản phim, làm phim độc lập nên có thể chủ động trong quay, dựng phim. Việc lựa chọn chủ đề gắn bó vớirừng cũng là một cái duyên của đạo diễn Lê Hoài Phương với rừng xanh, bởi trong suy nghĩ của ông rừng xanh là vô tận đầy huyền bí. Cùng điện ảnh gắn bó với rừng với thiên nhiên suốt một thời gian dài, Lê Hoài Phương đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2007: Giải nhất Liên hoan phim Môi trường toàn quốc với bộ phim tài liệu - khoa học Vàng anh - loài chim huyền thoại.
Năm 2010: Giải Việt Nam xanh (giải cao nhất) tại Liên hoan phim Môi trường với phim tài liệu Tội ác rừng xanh; bộ phim này cũng đoạt giải Cánh diều vàng và giải đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất.
Năm 2007 và 2011:giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng vì có những cống hiến xuất sắc cho nỗ lực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, theo thông tin đạo diễn ông chia sẻ tại đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã có một bộ phim tài liệu nói về đạo diễn Lê Hoài Phương, họ có tặng ông một đĩa DVD nhưng ông không muốn đăng lên youtube. Bên cạnh đó, đài truyền hình Việt nam cũng đã làm gần 10 bộ phim liên quan đến ông như chương trình “gõ cửa ngày mới”. Cho thấy một sự khiêm tốn của người đạo diễn, một người làm nghệ thuật đầy tâm huyết.
Từ sau bộ phim Tội ác rừng xanh trong khoảng thời gian 8 năm đến nay do nhiều biến cố về gia đình ông đã tạm dừng làm phim. Hiện nay, ông đang sống một mình và có mộttrang trại nuôi cá lớn, dự kiến đến năm 2019 ông sẽ bán trang trại để dành tiền đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và tiếp tục hành trình thực hiện những dự án làm phim còn dang dở. Do đặc thù công việc cần sự thử thách và quyết tâm lớn, một lựa chọn phải đánh đổi rất nhiều nên khó ai có thể theo đuổi được hành trình ở rừng như đạo diễn Lê Hoài Phương. Vì vậy, ông không có học trò và để thực hiện mong muốn của mình ông phải tự củng cố tài chính để chi trả cho quá trình nghiên cứu, làm nghệ thuật. Trước đó, đạo diễn Lê Hoài Phương có chia sẻ sẽ làm hai bộ phim tài liệu-khoa học làOng vò vẽ hung dữ và huyền thoại vàRừng khócnhằm tiếp tục truyền tải những thông điệp bảo vệ môi trường thiên nhiên đến đông đảo người xem. Ngoài ra, ông cũng sẽ hướng đến việc làm phim tài liệu khám phá, tìm hiểu sâu những nét độc đáo về các loài động vật. Qua đó làm nổi bật lên giá trị “nghệ thuật vị nhân sinh”, nhằm tác động vào nhận thức của con người đối với thiên nhiên hoang dã.
2.1.2. “Chọn câu chuyện hướng tới loài vật để kể về câu chuyện loài người”(Nguyễn Mỹ Dzung)
Nguyễn Mỹ Dzung sinh ra trong một gia đình có truyền thống gắn bó với văn chương (bố, mẹ và chị gái đều là giáo viên dạy văn), trước khi trở thành
đạo diễn từng học khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Huế. Sau khi ra trường, Nguyễn Mỹ Dzung bắt đầu theo học các khóa đào tạo điện ảnhở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Đại học Nam California (USC) và ở Học viện Điện ảnh Á châu (AFA) Busan Hàn Quốc. Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn đi theo con đường làm phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã, trong một bài trả lời phỏng vấn [18], cô chia sẻ rất chân thành. Trước đây cô cũng từng làm phim truyện ngắn Khe hở (2008) về các vấn đề xã hội và mới chỉ chuyển sang làm phim tài liệu về động vật hoang dã. Lý do rất nhiều. Thứ nhất, vì cô không sống ở Việt Nam nữa mà luôn chọn sống ở nước ngoài, làm phim tài liệu độc lập, hoạt động độc lập là một lựa chọn lý tưởng. Thứ hai, cô có thời gian dài tìm hiểu về động vật hoang dã, có nhiều cơ hội được sống ở rừng, tham gia nhiều hoạt động bảo tồn trên thế giới nên tình yêu dành cho thiên nhiên, động vật ngày một lớn. Thứ ba, đây là đề tài cũng còn khá mới ở Việt Nam, trước nay nếu có thì chỉ là phim tài liệu khoa học chứ chưa có phim tài liệu nghệ thuật về động vật hoang dã; cô đã muốn thử sức với thể loại này vì nó còn mới nhưng lại khá gần gũi với tâm tư tình cảm của bản thân mình. Mặc dù đạo diễn làm phim nữ ở Việt Nam rất ít, trong khi đó công việc này cũng khá vất vả nhưng chưa khi nào Nguyễn Mỹ Dzung có ý định từ bỏ và lựa chọn một con đường khác được cho là dễ đi hơn. Bởi cô cho rằng không có gì là vất vả cả một khi mình thích thì mình thấy nó như việc khám phá một cuốn sách, khám phá một vùng đất mới với nhiều hào hứng vậy. Không hẳn làm phim về đề tài này có nghĩa là phải lội rừng thiêng nước độc, làm việc ở môi trường khắc nghiệt như người ta thường hình dung về nó. Cô thấy mình gặp được nhiều thuận lợi trong qua trình theo đuổi đam mê vì được làm việc yên tĩnh một mình bên “những người bạn muông thú của rừng xanh”, vì thế mà sự giao tiếp giữa người sáng tác và nhân vật trở nên đơn giản về ngôn ngữ. Và một điều nữa, ở thời đại ngày nay không ai còn phân định ra loại công việc
dành cho nữ giới và loại dành cho nam giới nữa. Sức khỏe, sự chịu đựng, hiểu biết và sự sáng tạo đều cân bằng cho cả hai giới. Ai cũng có thể làm được phim, ai cũng có thể làm được đề tài này khi thực sự họ muốn kể câu chuyện bằng điện ảnh. Và đó chính là điều khiến cho Nguyễn Mỹ Dzung chưa bao giờ có ý định từ bỏ điện ảnh và cũng chưa hề có ý định giới hạn mình trong một thế loại nào. Tuy đam mê và ý chí mạnh mẽ, nhưng tất cả mọi thứ trên đời này không phải luôn dễ dàng nếu muốn thành công. Trong quá trình theo đuổi sự nghiệp Nguyễn Mỹ Dzung cũng gặp khó khăn ở vấn đề “đề tài nhạy cảm”. Nhiều điều mắt thấy tai nghe và ảnh hưởng tới tương lai đời sống như vấn đề biến đổi khí hậu, biển bị nhiễm độc, rừng phòng hộ đầu nguồn bị khai thác trộm, săn bắn, tàng trữ, buôn bán, sử dụng bất hợp pháp các sản phẩm về động vật hoang dã… đều không dễ gì được tự do đưa ra công luận.. Thuận lợi lớn nhất mà cô có được là có một cuộc sống tự do, nhiều cơ hội sống ở các nước và các khu bảo tồn thiên nhiên. Nguyễn Mỹ Dzung có thể tự mình thực hiện tất cả các công đoạn từ đầu đến cuối bộ phim. Hiện tại Mỹ Dzung đang học tập và nghiên cứu ở Cairo, Ai Cập. Tại đây, cô học ngôn ngữ, học thêm các bộ môn nghệ thuật, tham gia các liên hoan phim quốc tế. Ngoài ra, cô vẫn viết báo, làm phim của mình và quay các phim tài liệu nhỏ cho các nghệ sĩ trình diễn ở Trung Đông.
Nguyễn Mỹ Dzung đã làm một số phim với vai trò đạo diễn và biên kịch như Khe hở (2007, biên kịch, đạo diễn), Thành phố trống (2009, biên kịch, đạo diễn), The husband of has been (2009, đạo diễn), The girl (2009, đồng đạo diễn), When our gardens grow silent (2015, biên kịch, đạo diễn), The strange war (2015, biên kịch, đạo diễn), When the city is home (2016, biên kịch, đạo diễn). Bộ phim When our gardens grow silent được thực hiện trong 4 tháng, trong đó có một vài cảnh quay từ trước đó một năm. Kinh phí cho bộ phim là do đạo diễn tự trang trải, không nhận một sự giúp đỡ nào từ bên
ngoài. Bộ phim này đã được Nguyễn Mỹ Dzung dành cả tâm huyết của mình, bởi vậy đến 90% các công đoạn do chính tay cô thực hiện. Khó khăn duy nhất đó là một cảnh quay tê giác ở Borneo không được cho phép vì tính bảo mật,