2.2 .1Các biện pháp xây dựng kết cấu
3.3 Âm thanh và lời bình
3.3.2 Lời bình: giọng điệu tác giả trong phim
Lời bình có vị trí vơ cùng quan trọng trong phim tài liệu nói chung và đối với hai bộ phim Tội ác rừng xanh và When our gardens grow silent nói riêng. Phải nói yếu tố quyết định cho sự thành công của tác phẩm phần lớn nằm ở lời bình. Hai đạo diễn chính là người đọc lời bình cho bộ phim của mình, tuy mỗi người có cách kể của riêng mình nhưng tất thảy đều chứa đựng cảm xúc sâu lắng, truyền cảm và đầy sức thuyết phục. Đặc biệt là đối với bộ phim Tội
ác rừng xanh, một chất giọng đặc biệt của đạo diễn, đầy cảm xúc và nội lực.
Giọng đọc của đạo diễn Lê Hoài Phương đã để lại ấn tượng cho người xem ngay từ những câu đầu tiên, lời lẽ sắc bén, đi sát với thực tế hình ảnh, lại phong phú về cảm xúc phù hợp với hình ảnh. Đơi khi lời bình cịn quan trọng hơn hình ảnh, là yếu tố quyết định giá trị của hình ảnh. Trong phim Tội ác rừng xanh điều đó hồn tồn là phù hợp với một số phân cảnh. Lời bình trong
bộ phim này được viết ở dạng nhân danh tác giả nói lên những suy nghĩ của mìnhtrực tiếp với người xem, nhằm tác động mạnh tới nhận thức của người xem. Giọng đọc nhấn nhá, đầy cảm xúc của người kể chuyện đã khiến người xem bị cuốn vào câu chuyện, vào cuộc hành trình của người làm phim và cảm nhận được những cảm xúc của người làm phim. Một chất giọng đặc trưng của vùng miền lại càng tạo nên ấn tượng đối với khán giả. Nhờ có lời bình – giọng đọc đầy cảm xúc cá nhân của đạo diễn mà góp phần phát hiện bản chất có ý nghĩa hành động săn bắt khỉ của người dân là do những yếu tố khách quan tạo thành, cũng qua đó nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của vấn đề. Qua việc kết hợp với các thủ pháp văn học như so sánh khỉ con với những đứa trẻ, cội nguồn, thủy tổ của loài người đã giúp đạo diễn làm bật ra những ý nghĩa nhân
văn của bộ phim. Lời bình trong phim đã thực sự khắc phục được những khiếm khuyến về chất lượng kĩ thuật hình ảnh trong phim. Đạo diễn Lê Hồi Phương có chia sẻ rằng “ơng chỉ sử dụng một chiếc mic rẻ tiền 80.000 cho việc lồng tiếng”. Mặc dù khơng có những thiết bị làm phim hiện đại, đắt tiền nhưng người làm phim đã có kết hợp hài hịa giữa hình ảnh chân thực, quý giá với lời bình chặt chẽ, đầy nội lực điều đó đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho phim, khiến người xem bị hút hồn theo từng khn hình. Hình ảnh đến đâu, dẫn lời đến đó, chân thực ngay trước mắt người xem. Phim tài liệu về đề tài bảo vệ động vật hoang dã của đạo diễn Lê Hoài Phương mang đến một vấn đề cấp bách của xã hội bởi vậy lời lẽ cũng được chọn lọc kĩ càng, đanh thép và chính xác nhưng cũng đầy cảm xúc. Vì vậy, ngồi những hình ảnh đắt giá, nhà làm phim đã thực sự để lại ấn tượng sâu sắc với giọng đọc – lời bình đầy cảm xúc, ngôn từ diễn đạt mang nhiều tầng nghĩa, không chỉ là nghệ thuật mà cịn mang theo tính chính luận sâu sắcđể lại nhiều suy nghĩ cho người xem.
Trongphim When our gardens grow silent lời bình lại mang tính chấtlàm rõ những ý mà hình ảnh khơng nói được hết. Nó khơng giúp người xem dâng lên cao trào cảm xúc như phim của Lê Hoài Phương nhưng lại giúp người xem hiểu được vấn đề một cách cặn kẽ nhất. Đạo diễn sử dụng lời bình như một phương tiện biểu hiện chủ yếu của phim, nhất là trong trường hợp phim bị thiếu hụt hình ảnh tư liệu của một số lồi động vật do con người săn bắt trái phép như lồi tê tê, khiến chúng trở nên khó gặp tại rừng Borneo hiện tại buộc đạo diễn phải sử dụng hình ảnh hạt quả khơ để ẩn dụ cho vẻ ngoài và sự hiền lành của tê tê. Đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung đã chú trọng khai thác chất văn học tự sự, sử dụng những biện pháp ẩn dụ, tượng trưng để miêu tả các nhân vật là các loài động vật được nhắc đến. Sự kết hợp hài hịa giữa hình ảnh, âm thanh tự nhiên và lời bình là những mẩu chuyện tuổi thơ để tác động tới nhận
thức của người xem đã giúp cho câu chuyện trở nên dễ hiểu hơn khi đạo diễn sử dụng hiệu ứng phi thời gian trong phim.
Tiểu kết
Những sáng tạo hình ảnh của hai đạo diễn dựa trên những đặc trưng của phim tài liệu về động vật hoang dã trên các công đoạn quay phim, dựng phim, tạo âm thanh, viết và đọc lời bình đã chứng tỏ tài năng và công sức cũng như tâm huyết của hai nhà làm phim độc lập. Các kỹ thuật làm phim này được thực hiện khơng phải là mục đích tự thân mà thể hiện xu hướng chung của mơ hình điện ảnh tác giả, như đã nói ở chương 1, là mong muốn bất kỳ yếu tố nào của hình ảnh phim (từ chuyển động của máy quay, góc quay và các q trình dàn dựng đến các giải pháp ánh sáng, màu sắc và âm thanh) cũng chuyên chở những tổ hợp nghĩa phức tạp, phục vụ hiệu quả cho việc truyền tải thông điệp tư tưởng nhân văn của hai đạo diễn: hãy ngăn chặn tội ác rừng xanh và hãy giữ gìn “khu vườn” chung của mn lồi. Động vật là chủ của rừng và rừng là lá phổi xanh của Trái đất, các loài động vật tồn tại song song cùng với sự phát triển của con người. Vì vậy, tơn trọng rừng, tơn trọng tự nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
KẾT LUẬN
1. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh, những khuôn khổ của phim truyện và phim tài liệu ngày càng được mở rộng. Nhiều phương pháp của điện ảnh tài liệu được sử dụng khi xây dựng phim truyện, đồng thời trong phim tài liệu đôi khi cũng xuất hiện cả những yếu tố và biện pháp của phim truyện. Vì thế, việc nghiên cứu những đặc điểm của phim tài liệu sẽ cho thấy những đặc trưng của thể loại và xu hướng giao thoa thể loại trong nghệ thuật nói chung, điện ảnh nói riêng. Qua nghiên cứu hai bộ phim Tội ác rừng
xanh và When our gardens grow silent người xem sẽ thấy được những nét nổi
bật qua phong cách làm phim của hai đạo diễn. Bằng lòng yêu nghề và sự đam mê “theo tiếng gọi nơi hoang dã”, hai nhà làm phim độc lập Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung trong phim của mình đã tái tạo hình ảnh về thế giới rừng như một sinh thể, với vẻ đẹp và nỗi đau của nó, qua “máy quay-cây bút” vừa đậm chất thơ vừa mang tính kịch.
2. Hiệu quả sáng tạo của hai nhà làm phim chính là khơi gợi nơi khan giả những suy ngẫm về cuộc sống của con người nói chung, nhân cách của con người nói riêng trong quan hệ với tự nhiên, với rừng, với động vật hoang dã. Hai bộ phim không chỉ truyền tải thông tin về thực trạng các vấn đề môi trường hiện nay, thực trạng sự thay đổi trong cuộc sống của con người mà còn thuyết phục con người hướng tới một cách sống tốt đẹp hơn, biết yêu quý và trân trọng những gì mà tự nhiên đem lại; bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ cuộc sống cho mỗi người. Bởi khi con người tàn phá, bóc lột thiên nhiên thì đồng thời cũng tự làm xói mịn cái “tự nhiên”, cái “tính bản thiện” trong bản thân mình.
3. Đạo diễn Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung đã thực sự là những người tiên phong cho hoạt động bảo vệ các loài động vật hoang dã bằng điện ảnh. Tuy thể loại này đã phát triển ở nước ngoài từ rất lâu, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế và nhận thức của con người. Vì vậy, hơn bao giờ hết khi môi trường đang báo động đỏ trước những tác động của con người rất cần những con người dám nghĩ dám làm, khơng ngại khó ngại khổ để làm nên những bộ phim có giá trị truyền tải thơng điệp bảo vệ mơi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt của con người. Phong cách làm phim đầy sáng tạo của hai đạo diễn với một đề tài nóng bỏng và “nhạy cảm” về môi trường thiên nhiên đã khiến cho thể loại phim tài liệu Việt Nam nói chung, phim tài liệu độc lập nói riêng trở nên đầy triển vọng. Những thành tựu của hai bộ phim cũng như một lời nhắn gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội cần đầu tư và hỗ trợ cho những người làm phim độc lập để họ có cơ hội phát huy tài năng sáng tạo, đem lại những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần nâng cao dân trí và thái độ ứng xử nhân văn với mơi trường sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Anh (2015), “Đa dạng sinh học ở Việt Nam và phát triển bền vững”, Môi
Trường Việt Nam, 21.11.2015, http://moitruong.com.vn/tai-nguyen-thien- nhien/moi-truong-tu-nhien/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam-va-phat-trien-ben- vung-1535.htm, Truy cập 06.08.2017
2. Ben Ngô và Minh Thư (2016), “Bảo vệ động vật hoang dã: Việt Nam không thể làm ngơ”, BBC News Tiếng Việt, 17.11.2016, http://www.
bbc.com/vietnamese/vietnam-38011326, Truy cập: 04.12.2016
3. Corrigan, Timothy. (2010), Hướng dẫn viết về phim (Phạm Ninh Giang dịch, Phạm Xuân Thạch hiệu đính), Hà Nội, Tri thức.
4. Đậu Dung (2016) , “Phim về động vật hoang dã của đạo diễn Việt thắng lớn ở LHP Quốc tế Bồ Đào Nha”, Công an nhân dân 31.08.2016,
http://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/Phim-ve-dong-vat-hoang-da-cua- dao-dien-Viet-thang-lon-o-LHP-Quoc-te-Bo-Dao-Nha-406138/, Truy cập: 07.12.2016
5. Lê Thanh Dũng và Trần Văn Thuỷ (2015), Chuyện nghề của Thuỷ, nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
6. Duy Trần (2014), “Học sinh TP HCM lần đầu học bảo vệ động vật hoang dã”,
VnExpress, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-sinh-tp-hcm-lan-dau- hoc-bao-ve-dong-vat-hoang-da-3034733.html, 22.08.2014, Truy cập: 02.01.2017
7. Quang Đạt (2015), “17 bộ phim về động vật hoang dã sẽ được công chiếu vào 1/11”. Tài nguyên & Môi trường, 02.10.2015. http://baotainguyenmoitruong.vn/suc-khoe-doi-song/201510/17-bo-phim-ve-
dong-vat-hoang-da-se-duoc-cong-chieu-vao-111-2631042/, Truy cập: 15.11.2016.
8. Trà Giang (2011), “Người theo “tiếng gọi nơi hoang dã”, http://plo.vn/plo/nguoi-theo-tieng-goi-noi-hoang-da-380262.html, Đăng: 11.12.2011, Truy cập: 18.03.2018.
9. Nguyễn Văn Hiếu (2017), “Đa dạng sinh học ở Việt Nam: thực trạng và thách thức”, https://www.researchgate.net/publication/ 321011439_ Da_ dang_sinh_hoc_o_Viet_Nam_thuc_trang_va_thach_thuc#pf1f, Truy cập: 24.12.2017.
10. Gia Hoàng (2012), “Đạo diễn Lê Hoài Phương: “Làm phim về rừng ở Việt Nam, không ai hơn được tôi!”, Thế giới điện ảnh, 16.02.2012, http://www.thegioidienanh.vn/dao-dien-le-hoai-phuong-lam-phim-ve-rung-o- viet-nam-khong-ai-hon-duoc-toi-4351.html,Truy cập: 20.07.2017
11. Nguyễn Hồng Lâm (2015), Tính chuyện trong phim tài liệu khoa học, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Hà Nội.
12. Thanh Loan (2017), “Lý Thuyết Tác Giả Và Vị Trí Trong Lịch Sử Điện Ảnh Việt Nam”, http://35mm.vn/ly-thuyet-tac-gia-va-vi-tri-trong-lich-su-dien-anh- viet-nam, 17.01.2017, Truy cập: 10.10.2017
13. Morelle, Rebecca (2016), “Động vật hoang dã thế giới “giảm 58% từ 1970”,
BBC News Tiếng Việt, 27.10.2016, http://www.bbc.com/ vietnamese/world-
37788365, Truy cập: 04.12.2016.
14. Thompson, Kristin & Bordwell, David (2008), Nghệ thuật điện ảnh (Nhiều
15. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (2009), “Nhân học sinh thái”, Văn hóa học,
27.05.2019, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/ vhh- cac-truong-phai-trao-luu/1287-bui-quang-thang-nhan-hoc-sinh-thai.html, Truy cập: 04.12.20162009.
16. H.Nhung (2014), “Chung tay bảo vệ động vật hoang dã”, Tuổi trẻ Online,
https://tuoitre.vn/chung-tay-bao-ve-dong-vat-hoang-da-665245. htm, 30.10.2014, Truy cập: 06.10.2017
17. Ngọc Phương (2015), “Khởi động chương trình bảo vệ động vật hoang dã”.
VTV Online, 03.03.2015, http://vtv.vn/xa-hoi/khoi-dong-chuong-trinh-bao-ve-
dong-vat-hoang-da-20150303165638001.htm, Truy cập:06.10.2017
18. Sheherazade (2017), “Phim tài liệu” (Johanna Phạm dịch), http://vnsharing.forumotion.net/t1850-film-genre-documentary-film-phim-tai- lieu, 08.11.2014, Truy cập: 23.10.2017
19. Trương Tuấn Thành (2016), “Thành công của một nữ đạo diễn trẻ”, Quảng Trị Online, 23.10.2016, http://baoquangtri.vn/ default.aspx? TabID=
84&modid=388&ItemID=114552, Truy cập: 04.12.2016.
20. Thompson, Kristin &Bordwell,David (2010, Lịch sử điện ảnh. Dẫn luận Tập
I & II (Nhiều người dịch, Trần Hinh và Trần Nho Thìn hiệu đính), Hà Nội,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Hương Thu (2013), “Đưa nội dung bảo vệ động vật vào môn Sinh học lớp 7,
VnExpress.net, 09.12.2013, http://vnexpress.net/ tin-tuc/khoa-hoc/moi- truong/dua-noi-dung-bao-ve-dong-vat-vao-mon-sinh-hoc-lop-7-2920920. html, Truy cập: 02.01.2017
22. Hoàng Tuấn (2011), “Lê Hoài Phương - Người truy tìm tội ác rừng xanh”.
23. Hồng Vân, (2010), “Phim tài liệu Tội ác rừng xanhđoạt giải Việt Nam xanh”,
Nhân Dân Online, 30.12.2010, http://www.nhandan.com.vn/ khoahoc/moi-
truong/item/14234202-.html, Truy cập: 07.12.2016.
24. Warren, Bucklan (2001), Nghiên cứu phim (Phạm Ninh Giang dịch, Phạm Xuân Thạch hiệu đính), Hà Nội, Tri thức.
25. Bret Love & Mary Gabbett, “The top 10 Oscar-Nominated Environmental Documentaries”, Green Global Travel, https://greenglobaltravel.com/the-top-
10-oscar-nominated-environmental-documentaries/, Truy cập: 20.06,2018 26. Bourdes, Philippe, “United Nations Conference on the Human Environmen”,
Encyclopaedia Britannica, https://www.britannica.com/ topic/United- Nations-Conference-on-the-Human- Environment, Truy cập: 20.10.2017 27. Eisner, Ken (2007), “Top 10 environmental films”, The Georgia Straight¸
18.04.2007, https://www.straight.com/article-86423/green-film-faves-of-all- time, Truy cập: 20.12.2017
28. Kate Good (2014), “How Documentaries are Changing Our Perception of Marine Animals and Effecting Change”, One Green Planet, 09.7.2014, http://www.onegreenplanet.org/ animal- sandnature/how-documentaries-are- changing-our-perception-of-marine-animals-and-effecting-change/, Truy cập: 02.10.2017
Kate Good (2017), “6 Documentaries That Will Change the Way You Think About Animals and the Environment”, One Green Planet, 01.07.2017,
http://www.onegreenplanet.org/environment/animals-and-environment- documentaries/, Truy cập: 02.10.2017
29. “10 Top Documentary Film Festivals”, Raindance, https://www.raindance.
30. Lyells, Stephanie(2012), “Mitman, Gregg. Reel Nature: America’s RomanceWith Wildlife on Film”, Journal of Ecocriiticism, 4(1) January 2012, Pp.67-68
31. McIntosh, Steven (2018), “Animals With Cameras: Capturing the secrets of the wild, BBC News, 01.02.2018, https://www.bbc.com/news/entertainment- arts-42660492, Truy cập: 02.06.2018
32. Nichols, Bill (1998), “Foreword”, Documenting The Documentary: Close
Readings of Documentary Film and Video(editors: Grant, Barry Keith;
Sloniowski, Jeannette), Wayne State University Press,
33. Sterge, Manfred (2013, 3rd edn), Globalization: A Very Short Introduction,
Oxford University
Press,http://www.veryshortintroductions.com/search?q=Globalization%3A+A +Very+Short+Introduction&searchBtn=Search&isQuickSearch=true, Truy cập: 20.07.2017
34. United Nations (1992), “Report of The United Nations Conference on Environment and Development”, http://www.un.org/docu- ments/ga/conf151/aconf15126-1annex1.htm, Truy cập: 20.07.2017