Kĩ thuật tạo điểm nhấ n đóng băng khn hình và phi thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của lê hoài phương và nguyễn mỹ dzung tiếp cận từ lý thuyết tác giả (tội ác rừng xanh, when our gardens grow silent) (Trang 97 - 101)

2.2 .1Các biện pháp xây dựng kết cấu

3.2. Kỹ thuật dựng phim

3.2.2 Kĩ thuật tạo điểm nhấ n đóng băng khn hình và phi thời gian

Bên cạnh đó việcsử dụng hình ảnh đắt giá được xem là yếu tố quyết định cho sự thành công của tác phẩm đã được các đạo diễn xử lý một cách linh hoạt và nhịp nhàng, phù hợp với tiến trình phát triển sự việc của câu chuyện. Một hình ảnh giữ vị trí quan trọng trong phim, giúp thể hiện cảm xúc một cách tối ưu nhất đó chính là hình ảnh “cặp mắt” của các nhân vật trong điện ảnh. Bất kỳ một cảnh nào cốt truyện chính đều được truyền tải qua ánh mắt, những nét trên khuôn mặt của nhân vật. Đạo diễn Lê Hồi Phương đã sử dụng rất tốt yếu tố đó, hình ảnh ánh mắt đỏ ngàu, ngấn nước, đang mở to dõi theo những con người săn bắt khỉ đầy đau đớn, một trong những khoảnh khắc khiến người xem cảm thấy thương tâm nhất trong phim. Nhờ vào kỹ thuật

đóng băng khn hình(hình ảnh trở nên bất động, không dịch chuyển) lại

càng khiến ánh mắt của khỉ đầu đàn gây ám ảnh cho người xem. Qua nét mặt và ánh mắt đó khiến người xem tập trung hơn và khn hình và gợi lên suy nghĩa, cảm nhận những cảm xúc của nhân vật – khỉ.Kỹ thuật “đóng băng khn hình” có thể nói là sự sáng tạo trong phong cách làm phim của đạo diễn, đó cũng là nhờ những kĩ năng vốn có giúp Lê Hồi Phương sáng tạo trong cách lắp ghép các cảnh quay và kĩ thuật dựng phịm tạo thành một tác phẩm ấn tượng. Hình ảnh khn mặt những con khỉ thấp thoáng mờ ảo sau những bao lưới đã được đạo diễn “đóng băng” với kĩ thuật của nhiếp ảnh, như một tấm ảnh bất động trên màn hình. Hình ảnh được sử dụng nối tiếp từ xa đến gần, từ cảnh khuôn mặt nhỏ bé nhìn khơng rõ, đến trung cảnh nhìn trọn

vẹn được cả khuôn mặt và cuối cùng là cận cảnh khuôn mặt với điểm nổi bật là đơi mắt to trịn. Đạo diễn như ngụ ý muốn hình ảnh được dừng lại để người xem có cái nhìn kĩ hơn về những con khỉ đang bị nhốt trong bao khi so sánh những con khỉ trong bao kia là những đứa trẻ, gợi về cội nguồn thủy tổ của lồi người. Tại sao lại sử dụng hình ảnh “đóng băng” dừng hình như vậy, thay bằng việc sử dụng cảnh quay động nhưng với các thủ pháp cận cảnh, đặc tả? Dường như người làm phim cũng muốn người xem hãy dừng lại trong chốt lát để suy nghĩ về hành động mà những con người kia đang làm đối với các loài động vật hoang dã. Khơng phải là hình ảnh khác mà sử dụng hình ảnh khn mặt nơi thể hiện được cảm xúc một cách rõ ràng nhất, khuôn mặt khỉ với vẻ đầy ngạc nhiên, sợ hãi. Như đã nói ở trên hình ảnh giữ vị trí quan trọng trong phim, giúp thể hiện cảm xúc một cách tối ưu nhất đó chính là hình ảnh “cặp mắt” của các nhân vật trong điện ảnh. Hình ảnh khỉ đầu đàn với cặp mắt đỏ au, khóe mắt như đang đổ máu nhìn vơ cùng đau xót dõi theo những người đang bắt từng thành viên trong gia đình của nó. Hình ảnh được nối tiếp từ khuôn mặt được nấp sau thân cây, đôi mắt được kéo lại gần trong hai cảnh tiếp theo bằng hiệu chứ camera máy ảnh. Tiếng nháy máy, kết hợp với hình ảnh được kéo lại gần khiến người xem phải tập trung vào hình ảnh, đặc biệt là đơi mắt của hình. Nhờ việc đóng băng khn hình mà mọi cảm xúc đau đớn được giữ ngun trong khn hình gây ám ảnh người xem. Việc dừng hình ảnh sẽ giúp người làm phim đạt được mong muốn của mình khi muốn hướng người xem đến một điều gì đó, như hai đoạn phim trên đạo diễn muốn hướng đến cảm xúc của khỉ bằng việc miêu tả cảm xúc của khuôn mặt đặc biệt là ánh mắt của khỉ. Ngoài ra, ở đoạn cuối khi muốn nhấn mạnh những tổn thương từ chiếc bẫy thú rừng mà con người đã gây ra với khỉ. Những vết siết chặt trên chân khỉ khiến các chi bị tổn thương, khỉ phải di chuyển tìm thức ăn một cách khó khăn, những vết hằn đỏ au màu máu từ những chiếc bẫy. Có thể hiểu vì

sao đạo diễn lại sử dụng hình ảnh camera và hiệu ứng nhiếp ảnh vào trong phim. Vì, thứ nhất đây là phim tài liệu, tơn trọng những gì của hiện thực, giá trị hình ảnh nằm ở việc bắt được những khoảnh khắc có giá trị. Thứ hai, động vật hoang dã, đặc biệt là khỉ di chuyển rất nhanh và liên tục nếu quay những cảnh khỉ bị bắt trói, thương tích hình ảnh cũng sẽ di chuyển ít nhiều dù cho người quay đã zoom hình vào điểm cần chú ý. Khiến cho ý nghĩa của khn hình và hàm ỹ của đạo diễn khơng được thể hiện một cách rõ nét, không tạo được điểm nhấn đối với người xem. Do vậy, việc đóng băng khn hình ảnh sẽ giúp người xem khắc sâu hình ảnh khỉ, những cảm xúc và sự đớn đau của chúng do con người tạo nên. Sự kết hợp sáng tạo giữa điện ảnh và nhiếp ảnh giúp tác phẩm trở nên đặc sắc và giá trị hơn. Chính bởi những kĩ năng và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhiếp ảnh đã giúp đạo diễn Lê Hồi Phương có những sáng tạo độc đáo trong cách làm phim của mình.

Hiệu ứng phi thời gian (timeless) là khoảng thời gian khơng có thực được thể hiện đặc sắc trong phim When our gardens grow silent. Đạo diễn đã sử dụng thời gian ký ức, lấy những trải nghiệm hiện tại để liên tưởng đến quá khứ, thậm chí sử dụng hiệu ứng đổi màu làm đảo lộn thời gian trong phim. Hình ảnh được sử dụng trong thời gian hiện tại có nhiều điểm tương đồng với quá khứ, vẫn cùng một địa điểm nhưng thời gian khác nhau, sự khác nhau đó chỉ được nhận ra khi đạo diễn hướng đến cái nhìn của nhân vật. Sự thay đổi của không gian rừng như cảnh con người đã khai phá rừng khiến cho rừng trở nên trơ trọi sỏi đá, mất đi vẻ màu xanh thẳm và những con đường nhựa xé ngang, xen giữ rừng được đạo diễn khéo léo minh họa bằng một cảnh quay đi trong rừng xanh trước đó và cảnh tiếp theo là cảnh gỗ rừng cháy xém, cây rừng biến mất chỉ cịn đất và những gốc cây khơ. Tiếp đến là sự thay đổi thời gian khi nhân vật miêu tả về con tê tê bằng hạt quả khơ, khơng cịn tê tê trong rừng như trước kia do con người săn bắt. Những con đường xen ngang rừng,

thú rừng sợ hãi trốn tránh con người trong chính “ngơi nhà” của chúng. Thơng qua lời kể và sự kết hợp hình ảnh người xem liên tưởng và tưởng tượng về rừng của quá khứ, rừng trong ký ức của nhân vật với rừng của hiện tại. Đối với dạng phi thời gian này, lời kể là mấu chốt quan trọng giúp người xem hiểu được vấn đề và nội dung của phim. Hiệu ứng phi thời gian còn được đạo diễn sử dụng một cách sáng tạo trong đoạn cuối của bộ phim khi chuyển màu cảnh quay từ màu sắc tự nhiên sang màu đen trắng. Màu sắc ở đây có nhiều ý nghĩa, màu sắc tự nhiên biểu thị cho thời gian hiện tại, màu đen trắng ngầm hiểu là thời gian của quá khứ, màu của ký ức. Sự kết hợp này là ngụ ý của đạo diễn khi muốn người xem hồi tưởng lại ký ức của bản thân về rừng của những tháng năm về trước, trong cảnh này người làm phim không sử dụng hiệu ứng mờ dần. Nếu sử dụng hiệu ứng mờ dần có thể hiểu ký ức về rừng sẽ dần tan biến, nhưng không, đạo diễn chỉ sử dụng việc chuyển đổi màu sắc và dừng hình kết thúc câu chuyện như một ngầm ý rằng những ký ức về rừng vẫn còn in hằn rõ nét trong tâm trí của nhân vật. Đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung đã kéo léo sử dụng hình ảnh và lời kể để miêu tả thời gian trong tác phẩm, ngoài ra còn sử dụng hiệu ứng đổi màu để làm nổi bật lên câu chuyện, một câu chuyện về sự hồi tưởng ký ức tuổi thơ. Sự sáng tạo trong cách dựng đã giúp cho tác phẩm có những điểm nhấn nhất định và ghi lại dấu ấn cho người xem. Trong

When our gardens grow silent đạo diễn đã thực sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố

dựng hình ảnh và kể chuyện, sử dụng kỹ thuật phi thời gian khiến cho bộ phim trở nên đa dạng hơn về nội dung thể loại tài liệu bảo vệ động vật hoang dã này.

Có thể thấy mỗi một đạo diễn đều có một cách sáng tạo riêng trên nền cơ bản chung của phim tài liệu. Việc làm độc lập, tự do trong mọi hoạt động đã kích thích và phát triển khả năng sáng tạo của các nhà làm phim.Trong kỹ thuật dựng phim, ngoài những yếu tốt đặc trưng cơ bản trong việc cắt cảnh và

dựng nối tiếp, các đạo diễn đã sử dụng thêm những cách dựng khác như dựng ẩn dụ, dựng song song để thể hiện tối đa ý nghĩa của khn hình. Ngồi ra, kĩ thuật tạo điểm nhấn như “đóng băng khn hình” và “phi thời gian” cũng cho thấy sự sáng tạo trong cách làm phim của mỗi đạo diễn tạo nên một lỗi kể chuyện đầy hấp dẫn, đưa giá trị của tác phẩm tài liệu về bảo vệ động vật hoang dã lên một tầm cao mới, có sức biểu đạt phong phú và hấp dẫn người xem. Sự hấp dẫn đó khơng chỉ dừng lại bởi tính hiện thực mà là tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật của điện ảnh sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của lê hoài phương và nguyễn mỹ dzung tiếp cận từ lý thuyết tác giả (tội ác rừng xanh, when our gardens grow silent) (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)