5. Cấu trúc luận văn
1.1.1. Khái niệm "điện ảnh tác giả"
Quá trình phát triển tư tưởng điện ảnh thế giới thế kỷ XX cho thấy rằng trong số những trào lưu và khuynh hướng khác nhau, hiện tượng “điện ảnh tác giả” nổi bật hẳn lên và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả công chúngkhán gỉa lẫn giới nghiên cứu, phê bình điện ảnh. Chính điện ảnh tác giả đã tìm ra con đường riêng của mình trong việc nắm bắt và phản ánh hiện thực, trải nghiệm hiện tại và chuyển từ q khứ sang tương lai thơng qua những kiếm tìm lời giải cho những vấn đề thiết yếu của cuộc sống.
Khi nghiên cứu cấu trúc nghệ thuật của những bộ phim thuộc kiểuđiện ảnh tác giả này cần tính đến một thực tế là có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của hiện tượng này trong điện ảnh.
Là một khuynh hướng quan trọng trong nghệ thuật điện ảnh, điện ảnh tác giả là cách làm phim độc lập, nó phủ nhận những khn mẫu phong cách có sẵn. Bản chất của điện ảnh tác giả là sự biểu hiện tự do của đạo diễn, nó phản ánh cách tri nhận thế giới hoàn toàn mang tính cá nhân. Chúng ta có thể khẳng định rằng các đạo diễn trong quá trình sáng tạo của mình đã hình thành nên phong cách riêng, tức là, trong các phim tác giả chứa đựng một cái nhìn của cá nhân đạo diễnvề thế giới, một “tự dạng” của đạo diễn.
Điện ảnh là nghệ thuật hình ảnh động, được sắp xếp theo chủ ý của người sáng tạo. Người đạo diễn chính là người sắp xếp từng khn hình, người chịu trách nhiệm cuối cùng về tác phẩm. Mặc dù quá trình làm phim là công việc của một tập thể/ê kip, bên cạnh đạo diễn cịn có người quay phim, diễn viên, phụ trách âm thanh, ánh sáng, …nhưngchỉ có đạo diễn -người kết hợp những yếu tố nhiếp ảnh, âm nhạc, văn học (kịch bản) trong tác phẩm điện ảnh mới là tác giả của bộ phim, cũng như nhà văn/họa sĩ là tác giả của tác phẩm văn học/bức tranh.