Cấu trúc tự sựba phần, tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của lê hoài phương và nguyễn mỹ dzung tiếp cận từ lý thuyết tác giả (tội ác rừng xanh, when our gardens grow silent) (Trang 59 - 70)

2.2 .1Các biện pháp xây dựng kết cấu

2.2.2 Cấu trúc tự sựba phần, tuyến tính

Hai bộ phim Tội ác rừng xanh When our gardens grow silent thuộc thể loại phim tài liệu ngắn có cấu trúc tự sự đặc trưng ba phần. Những câu chuyện được kể trong phim là một chuỗi các sự kiện có mối liên hệ nhân quả. Các cảnh quay trong phim được liên kết với nhau thông qua chuỗi tự sự nguyên nhân – kết quả. Chúng ta có thể thấy từ đầu phim Tội ác rừng xanh và

When our gardens grow silent đạo diễn đã mở đầu bằng cách kể câu chuyện của chính mình. Câu chuyện về cuộc hành trình khám phá những điều bí mật trong rừng xanh của phim Tội ác rừng xanh và câu chuyện về sự trở lại nơi

tuổi thơ mình đã từng lớn lên trong When our gardens grow silent. Đạo diễn

cũng chính là nhân vật trong phim xuất hiện giữa thiên nhiên, núi rừng và biển cùng với con người, động vật hoang dã. Họ nói về những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, như những cái bẫy kì lạ treo đầy bắp trong Tội ác rừng xanh hay những động vật hoang dã sống xung quanh ngôi nhà tuổi thơ của đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung tại khu rừng Borneo. Tiếp nối những cảnh giới thiệu, khơi gợi vấn đề là hành trình lần theo dấu chân của người làm phim đưa người xem đến những sự kiện liên tiếp. Từ việc tìm hiểu những chiếc bẫy theo lời người dân trong rừng, đến việc tham gia vào công cuộc bắt khỉ, trải qua những ngày dài sống cùng những người săn bắt khỉ, đến hành động cao trào chứng kiến tận mắt những con khỉ sập bẫy và được đem đi mua bán như thế nào, số phận của bầy khỉ từ khi còn tự do đến khi được con người bắt giữ trở thành một món hàng. Những việc làm của con người sẽ dẫn đến điều gì, gợi cho người xem những suy nghĩ ra sao - tất cả đã được đạo diễn dẫn dắt qua các sự kiện được mơ tả bằng hình ảnh chân thực trong phim Tội ác rừng xanh. Bên cạnh đó, cấu trúc tự sự trong phim When our gardens grow silent cũng mang đến một chuỗi những sự kiện nối tiếp nhau như vậy với ba phần: phần đầu (hình ảnh nơi trải qua tuổi thơ của đạo diễn), phần giữa (cuộc hành trình khám phá, tìm lại những ký ức tuổi thơ cùng những loài động vật hoang dã trong rừng và nhận thấy rằng mọi thứ đã khơng cịn được ngun vẹn, rừng đã bị con người lấn chiếm, ngôi nhà của các lồi động vật khơng cịn bình yên) và phần kết (đạo diễn đưa ra những câu khơi gợi ý niệm cho người xem, những mong muốn của chính bản thân mình, những điều mình cảm nhận trước cảnh tượng thiên nhiên hoang dã đang mất dần đi, những sai lầm của con người và điều mỗi chúng ta cần phải làm). Kiểu cấu trúc tự sự ba phần này cũng có thể bắt gặp trong phim The Cove của Ric O’Barry, nhưng khơng theo tuyến tính, các sự kiện được đảo trật tự thời gian. Mở đầu là những cảnh quay cho thấy

những vật cản không cho phép nhân vật đạt được mục đích của mình. Mục đích của Ric O’Barry là thâm nhập vào nơi săn bắt và giết mổ cá heo tại Nhật, nhưng bị cản trở bởi cảnh sát và những người dân nơi đây. Ông đã vượt qua những trở ngại này bằng nhiều cách khác nhau để có thể thâm nhập vào vùng cấm địa. Hình ảnh đại dương trong xanh với những con cá heo bơi lượn tự do cùng những thợ lặn cho thấy mục đích của đạo diễn muốn giải thoát cho những chú cá heo nhưng lại bị cản trở bởi nhiều đối tượng trong đó có Hiệp hội Biển tồn cầu, khiến cho những người làm phim hoang mang và khó khăn trong cơng việc của mình. Một loạt sự kiện được đưa ra, lý do khiến một người đã từng bỏ ra 10 năm để gây dựng nền công nghiệp đánh bắt cá heo với lợi nhuận kếch xù lại bỏ ra 35 năm để phá bỏ nó. Những nhà chức trách của Nhật và những nước trên thế giới nhận lợi nhuận từ Nhật đã cản trở đạo diễn Ric O’Barry đạt mục đích của mình. Việc giết hại cá heo đồng loạt ước tính 23.000 con mỗi năm nhưng con số vẫn cịn chưa chính xác, thậm chí cịn tăng lên là một điều nguy hiểm đối với sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Có những người tham gia bảo vệ động vật đã phải hy sinh mạng sống của chính mình, có một sự mất cân bằng trong việc những người vì lợi ích của bản thân mà hủy hoại thiên nhiên và hãm hại người khác. Cuộc hành trình giải cứu cá heo của Ric O’Barry và những người bạn diễn ra với nhiều sự kiện kéo dài, từ việc chính bản thân tự mình xả thân bất chấp để cứu cá heo đến việc kêu gọi những người có chung suy nghĩ để thực hiện công việc nguy hiểm này. Việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho việc buôn bán và ăn thịt cá heo là nguy hại cho sức khỏe diễn ra trong một thời gian dài, có những khi cảm thấy tuyệt vọng, nhưng không bỏ cuộc. Những sự kiện được kể lại thông qua các nhân vật tham gia vào cuộc hành trình giải cứu cá heo, mỗi một người lại có một hành trình thực hiện đầy khó khăn của mình. Chuỗi sự kiện trong phim gắn liền với hoạt động của các nhân vật vì phải chứng mình cho những nhà chức

trách Nhật về hành vi tàn sát cá heo. Do nhân vật là động vật hoang dã nên nó khơng thể tự kể về bản thân. Vì vậy, nhân vật được đưa vào phim tài liệu nhờ tác giả giới thiệu từ đầu đến cuối phim và qua ý kiến của người khác.

Một yếu tố bổ sung đáng chú ý của những bộ phim mang cấu trúc tự sựchính là sự mơ tả (exposition) cho biết lịch sử của nhân vật và tình huống diễn ra. Trong phim Tội ác rừng xanh, cảnh mô tả đoạn hội thoại giữa đạo

diễn Lê Hồi Phương và ơng già ngồi tuổi 60 (ơng Hai Đặng) ở đầu trong phim cho người xem biết được cuộc sống khó khăn, “khổ quá” của người dân ở đây dẫn đến việc săn bắt khỉ, nguyên nhân của việc bắt khỉ được gợi mở, hành trình của việc tìm kiếm những chiếc bẫy khỉ bắt đầu. Quá trình tìm hiểu việc bắt khỉ được đạo diễn mô tả bằng một chuỗi các sự kiện, hình ảnh gây xúc cảm cao. Như việc mơ tả q trình giăng bẫy, bắt khỉ theo từng đợt, phải treo lưới như thế nào, sống trong lều ra sao hay việc bắt giữ, khống chế khỉ bằng cách gì đều được đạo diễn mô tả một cách chi tiết. Trong phim When our gardens grow silent, phần đầu mô tả khái quát vùng đất Borneo với biển,

rừng, các loài động vật, nhà và con người một cách toàn diện. Tiếng ngồi màn hình cho khán giả biết được cuộc sống của nơi đây trước kia như thế nào để có cái nhìn so sánh với hiện tại. Con người đã làm mọi thứ thay đổi, xâm chiếm đất rừng khiến các loài động vật hoang dã mất đi nơi cư trú, dẫn đến việc hao mịn tự nhiên. Sau đó, những hình ảnh được cung cấp cho người xem thấy rằng hậu quả của việc khai thác tự nhiên một cách thiếu tôn trọng và bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào. Đó là những vùng đất hoang sơ, cằn cỗi, các loài động vật quý hiếm đã khơng cịn nữa, những đứa trẻ mất dần đi ký ức tuổi thơ cùng thiên nhiên hoang dã. Qua những lời kể, những hình ảnh chúng ta biết được mục đích của đạo diễn muốn hướng đến. Một lời cảnh tỉnh cho những việc làm hiện tại của con người khi xâm chiếm tự nhiên một cách vô tổ

chức, là tiếng gọi bảo vệ các loài động vật hoang dã đang sợ hãi trốn chạy sự truy đuổi của con người.

Trong những bộ phim tài liệu mang cấu trúc tự sự khán giả không trực tiếp được tiếp cận các sự kiện tự sự trong bộ phim mà tự sự được thực hiện qua quá trình kể chuyện của người làm phim. Có nhiều cách kể chuyện được sử dụng trong phim tài liệu. Đối với hai bộ phim Tội ác rừng xanh và When our gardens grow silent cách kể chuyện cũng được kết hợp giữa cách kể chuyện giới hạn và kể chuyện thấu triệt. Mỗi một cách kể khác nhau sẽ đưa người xem đến những cảm nhận khác nhau. Bởi vậy, đối với phim Tội ác rừng xanh,cách kể chuyện giới hạn khi người xem chỉ biết được những phần

tự sự mà đạo diễn biết trong một giới hạn nhất định tạo nên sự bí ẩn, tị mị cho khán giả. Người xem sẽ mong muốn đi tìm câu trả lời cho hành động và đạo diễn đang tìm kiếm đó là việc treo bắp, bắt khỉ được diễn ra như thế nào, máy quay sẽ gắn liền với bước chân hành trình của người làm phim. Trong khi đó, bộ phim When our gardens grow silent với cách kể chuyện thấu triệt

lại khiến người xem có cái nhìn bao qt hơn thơng qua việc đưa máy quay hướng đến nhiều đối tượng, giúp người xem thu thập được nhiều thông tin.

Cấu trúc tự sự giới hạn trong phim Tội ác rừng xanh của Lê Hoài Phương được thể hiện cụ thể như sau:

Trong cuộc hành trình khám phá rừng xanh của mình, Lê Hồi Phương đã phát hiện được một bất ngờ ngồi mong đợi của mình đó chính là sự xuất hiện của ơng Hai Đặng, một người săn bắt khỉ trong rừng. Cuộc trò chuyện giữa đạo diễn và ông Hai Đặng đã cho người biết được thông tin về hành động treo bắt trong rừng, nguyên nhân của việc săn bắt khỉ và những đối tượng, phạm vi diễn ra hành động này. Sau đó, nhằm chứng thực những lời nói của ơng Hai Đặng, đạo diễn đã đi vào những khu rừng theo như thông tin

được biết. Rồi phát hiện ra những cái bẫy khác nhau trong rừng, những cái bẫy có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí những cái bẫy được nằm gần khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Đạo diễn tiếp cận những cái bẫy và những người làm bẫy, chứng kiến cảnh những người dân đang treo bắp, gỡ bắp trên dàn, máy quay bám sát những hành động của các nhân vật trong phim. Hành động của con người, hành động của những con khỉ đang ăn bắp, nô đùa trên những sào bắp được treo sẵn. Bởi vậy, khán giả chỉ biết được những gì đang xảy ra trong tự sự khi đạo diễn biết và chứng kiến nó. Máy quay không quay rõ khuôn mặt của những người bắt khỉ bởi vậy người xem không biết được thông tin của những người săn bắt khỉ, điểm nhìn hướng đến chính là những cái bẫy trên cao và những con khỉ, người xem chỉ biết được rằng đây là những người săn bắt khỉ, biết được hoạt động của họ ngồi ra khơng biết được thêm những thơng tin gì khác. Hình ảnh những chiếc lều ngụy trang được dựng lên để chờ bắt khỉ của con người được miêu tả trong phim, người xem cũng khơng thể biết được tổng thể có bao nhiêu con người trong chiếc lều đó, chỉ biết rằng nó bé nhỏ đến mức những người sống và sinh hoạt trong đó đều rất bất tiện. Máy quay quay chính đạo diễn đang sử dụng máy ảnh để ghi hình những con khỉ ngoài kia cho khán giả biết được người làm phim trực tiếp tham gia vào quá trình săn bắt khỉ. Những cảnh quay con người bắt khỉ, trói khỉ, nhét khỉ vào bao, bẻ răng khỉ được quay theo điểm nhìn của người làm phim. Sử dụng việc miêu tả cận cảnh quá trình những con khỉ bị bắt, đối tượng chính trong khn hình là khỉ, những cảnh tượng gây ám ảnh mà người quay muốn gửi thông điệp đến khán giả. Việc quay gần những cảnh săn bắt khỉ đồng nghĩa với việc khán giả chỉ biết được thông tin một cách hạn chế, trong khn khổ của người làm phim. Bên cạnh đó, đạo diễn sử dụng những cảnh quay đóng băng khn hình (cảnh 11 phút 10 giấy và 13 phút 15 giây) để nhấn mạnh những vấn đề, những hành động đang diễn ra. Những con khỉ

bị tật ở các chi do các loại bẫy, ánh mắt đầy đau đớn của khỉ đầu đàn khi chứng kiến cảnh con người bắt giữ đồng loại của nó. Kết quả tạo ra những cảm giác xúc động mạnh mẽ cho người xem.Tuy rằng những hình ảnh bắt khỉ đầy dã man chỉ kéo dài trong vài phút,từ khi bầy khỉ bắt đầu sập bẫy đến khi chúng hoàn toàn bị khống chế và nằm gọn trong những cái bao, nhưng lại đem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Người xem đã được tận mắt chứng kiến những con khỉ sập bẫy và bị bắt, bị đối xử như thế nào, sau khi cuộc săn bắt kết thúc, máy quay đã đưa tầm nhìn rộng hơn để người xem thấy được những con khỉ đang cố gồng mình thốt ra khỏi bao, lăn qua lăn lại trên mặt đất. Cảnh quay gần cuối phim máy quay ngang, lia xung quanh, từ dưới lên trên xung quanh khu rừng, cho thấy hình ảnh rừng xanh ngút ngàn đầy sương mờ nguy hiểm, nhưng cũng cho thấy một màu xanh trong có vẻ bình n nhưng thực chất chưa đầy cạm bẫy. Khơng có hình ảnh của con người, khơng có hình ảnh của khỉ, của những loài động vật hoang dã chỉ có tiếng chim hót và rừng xanh. Cảnh quay này dường như khơng cịn tập trung đến nhân vật chính (động vật hoang dã) cũng không cung cấp những thơng tin khác. Có thể thấy, cảnh quay cuối này có chức năng như một cảnh mơ tả cho khán giả biết những suy nghĩ của người làm phim và nhằm để khám giả suy nghĩ về những vấn đề đã xảy ra trong cuộc hành trình khám phá tội ác rừng xanh. Cao trào được đẩy lên cao bằng những hình ảnh săn bắt khỉ đầy ám ảnh người xem và đến cuối cùng lại được đạo diễn đưa đến một trạng thái cân bằng cảm xúc qua hình ảnh tổng quan về núi rừng. Có thể thấy cách kể chuyện giới hạn này truyền đạt tự sự đến người xem thông qua lời kể của người kể chuyện.Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, mọi cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật (con người và khỉ). Ta thấy điều này bởi người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ những suy nghĩ của nhân vật (khỉ) và cảm xúc của người chứng kiến.

Vai trò của người kể chuyện trong bộ phim rất quan trọng, người kể chuyện đã dẫn dắt người xem đi vào cuộc hành trình, giới thiệu từng nhân vật, tình huống, miêu tả không gian, cảnh vật, miêu tả nhân vật chính (khỉ) và đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể.

Đối với phim When our gardens grow silent cũng vậy, cách kể chuyện giới hạn này đã tạo cảm giác bí ẩn cho người xem khi lần theo bước chân quay trở về vùng đất tuổi thơ của đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung. Người kể chuyện dẫn dắt người xem khám phá từng phần trên vùng đất tuổi thơ của mình, phía trước mặt là biển, phía sau là nhà và rừng. Nhân vật trong phim lần theo những con đường mòn trở về nhà để sống lại tuổi thơ một lần nữa, nơi đã từng có những kỉ niệm khơng bao giờ qn. Cảnh qua đầu phim thể hiện điểm nhìn của người kể chuyện, máy quay được lia sang xung quanh, hình ảnh con đường, cây cối, tiếng gà gáy, những sinh vật nhỏ bé đang nấp sau những ngọn cây, xen kẽ là những hình ảnh tượng trưng cho thấy cuộc sống của con người ở nơi đây. Người kể chuyện bắt đầu kể về tuổi thơ của mình, kể về khu vườn nhà mình và những lồi vật được quay đến chính là bạn cùng nhà với nhân vật. Thời gian trôi đi, cảnh quay về chiều tối và đêm với tiếng dế kêu, tiếng đàn ghi ta hòa lẫn vào nhau, âm thanh của cuộc sống của con người và thiên nhiên. Hàng loạt những hình ảnh được nối tiếp nhau trong căn nhà về các loài động vật sinh sống cùng một không gian với con người, những con ếch, kiến, rắn, bọ ngựa … chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong nhà, từ trên giường, nóc tủ, nhà tắm. Bước ra vườn là hình ảnh những chú chim đang lang thang tìm kiếm thức ăn và sinh sống trong vườn. Nhân vật bước dạo quanh khu vườn và bắt đầu tìm kiếm, nhặt trên tay một quả hạt dưới đất có hình dáng giống vẻ bề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của lê hoài phương và nguyễn mỹ dzung tiếp cận từ lý thuyết tác giả (tội ác rừng xanh, when our gardens grow silent) (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)