Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 25)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Văn bản

Hầu hết niên đại sớm nhất của các văn bản tục lệ hay hương ước làng cổ truyền người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc, Trung bộ nước ta xuất hiện từ thế kỷ XVII, trong đĩ điển hình là hương ước làng Dương Liễu (Hà Nội), làng Mộ Trạch (Hải Dương) soạn thảo vào năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), làng Quỳnh Đơi (Nghệ An) soạn vào thế kỷ XVII. Tục lệ làng Quỳnh Đơi

chép trong sách Quỳnh Đơi hương biên, kí hiệu A.3154 do Hồ Phi Hội biên

tập, sách chép về hương lệ của làng, song chỉ cĩ một vài điều khoản, cịn lại chép các cơng việc khác của làng.

Cũng trong các bản tục lệ đĩ, ở một số làng chép lại được một số khốn

ước được soạn dưới thời Lê Hồng Đức, như Đại Phùng tổng khốn ước, kí

hiệu A.2875 soạn vào năm Chính Hồ thứ 5 (1684), nhắc lại một số điều ước

từ năm Hồng Đức thứ 6 (1475). Văn bản bia Trăn Tân từ lệ ở đền Trăn Tân,

huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, khắc năm Hồng Đức thứ 18 (1487) ghi lại việc các xã trong hai huyện Thiện Tài và Gia Định, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc định điều lệ tế Thần. Đây là hai trong số văn bản tục lệ hiếm hoi xuất hiện dưới niên hiệu Hồng Đức thế kỷ XV. Thế kỷ XVI, tuy khơng tìm thấy văn bản tục lệ nào, song tục lệ khắc trên bia thì lại khá phổ biến, trong đĩ tiêu

biểu là văn bia Phúc Lâm Hoằng Thệ tự đình thị bi ở chùa Phúc Lâm, xã Vĩnh

Thệ, huyện Tiên Phong (nay là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), dựng năm Hưng Trị thứ 2 (1589) ghi điều ước rằng chùa Phúc Lâm của hương Chân Na,

Đến thế kỷ XVII thì tục lệ khắc trên bia khá phổ biến, cùng với hàng loạt văn bản tục lệ được xuất hiện. Đây là giai đoạn tái biên soạn hương ước làng xã người Việt. Thực tế, tục lệ ở làng xã xuất hiện khá sớm, song việc văn bản hố thành văn bản để thi hành và lưu truyền thường lại diễn ra muộn hơn nhiều, thậm chí rất muộn, như khá nhiều hương ước ở các địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ đều ghi rằng các điều lệ của làng chỉ truyền khẩu mà khơng cĩ sách vở nào, mãi đến những năm đầu thế kỷ XX mới sao chép lại. [22, tr.20]

Thực tế, các văn bản tục lệ chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XV trở đi ở làng xã đồng bằng Bắc bộ, khi mà xã trở thành đơn vị hành chính cơ sở và làng xã được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Nhà nước phong kiến ban hành chính sách quân điền, quy chế hố việc chia cấp phần ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước nằm trong các làng xã, nhằm can thiệp sâu vào từng đơn vị tụ cư đĩ. Tuy vậy làng nào cũng cĩ lệ chia cấp riêng. Bởi thế nhà nước cĩ pháp luật thì làng xã cĩ lệ làng.

Văn bản tục lệ hiện cĩ ở kho sách Hán Nơm, trong đĩ văn bản tục lệ huyện Văn Lâm, chủ yếu là phơng sách kí hiệu AF, gồm các văn bản chép tay từ các địa phương gửi đến trong dịp sưu tầm và xây dựng kho tư liệu Hán Nơm của Viện Viễn Đơng bác cổ Pháp tại Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ XX. Tuy phần lớn sách tục lệ khơng phải là bản gốc mà chủ yếu là bản sao, song các điều khoản cĩ niên đại sớm đều được chép lại đầy đủ, thậm chí nhiều bản hương ước cĩ khá nhiều niên đại khác nhau, bởi hương ước đĩ luơn được bổ sung và điều chỉnh vào các thời điểm khác nhau về sau.

Số lượng văn bản hương ước cổ truyền Văn Lâm hiện cĩ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm được thống kê như sau:

Văn bản hương ước cổ truyền làng xã huyện Văn Lâm

TT Đơn vị văn bản/Xã Thơn-giáp Kí hiệu Niên đại Số điều

1

Xã Đơng Mai 東 枚 AF.a3/62 ? 32

2 Xã Trình Xá 程 舍 AF.a3/62 ? 65 3 Xã Đại Từ 大 慈 AF.a3/62 ? 70 4 Xã Lộng Đình 弄 停 Văn Ổ- Xuân Phao Phùng Đơng Đình Tổ Cự Đình Cự Đà Lộng Thượng AF.a3/62 - - - - - ? ? ? 1766 1786 ? 8 15 24 63 10 21 5 Nghĩa Lộ 義 路 - 1767 79 6 Cát Lư 葛 盧 - 1781 130 7

Hương Lãng 香 朗 Tam thơn

Phượng Trì Khách Đình AF.a3/81 AF.a3/82 - 1861 1864 1887 68 52 47

8

Ngải Dương 艾 陽 Xuân Lơi AF.a3/85 1806 56

9 Lạc Đạo 樂 道 AF.a3/68 1914 34 10 Ngu Nhuế 虞 芮 - - 38 11 Hùng Trì 雄 池 - - 44 12 Đoan Khê 端 溪 - - 36 13 Hướng Đạo 向 道 - 33 14 An Xuyên 安 川 AF.a3/79 1864 20 15 Đường Cố 唐 固 - 1837 38 16 Lê Xá 黎 舍 - 1798 32 17 Trung Lê 忠 黎 - 1742 104 18 Ngọc Quỳnh 玉 瓊 - 1867 141 19 Ngơ Xuyên 梧 川 - 1840 33 20 Cự Dũ 巨 瘐 Tăng Bảo Cự Dũ AF.a3/76 - ? 1867 75 22 21 Đình Loan 停 鑾 Bình Lương Thọ Khang - - 1789 1689 34 31

Ngọc Đà - 1831 35 22

Chí Trung 至 忠 - ? 15

23

Nghĩa Trai 義 齋 Ngọc Lịch AF.a3/78 1887 30

24 Nhạc Lộc岳 麓 - 1831 20 25 Trai Túc 齋肅 - 1857 33 26 Đình Dù 停 AF.a3/86 1761 37 27 Nhạc Miếu岳 廟 - 1767 39 28 Ơn Xá溫 舍 Mạo Thọ - 1813 44 29 Thị Trung侍 中 - 1754 8 30 Đại Bi 大 碑 AF.a3/63 1854 26 31 Đồng Xá 桐 舍 Uy Nghi AF.a3/64 1898 7 32 Mỹ Xá 美 舍 AF.a3/65 1897 26 33 Sầm Khúc 岑 曲 AF.a3/66 1824 25 34

Thục Cầu - 1893 74 35

Hành Lạc 行 樂 AF.a3/80 1740 33

36

Khuyến Thiện 勸 善 AF.a3/70 1882 25

37

Lương Tài 良 才 AF.a3/72 1895 24

38

Mậu Lương 戊 良 Phục Lễ AF.a3/71 1866 8

39

Thanh Khê 青 溪 AF.a3/84 1797 47

40

Yên Lạc 安 樂 Đơng - 1864 10

Vân Trung - 1889 3

41

Thái Lạc 太 樂 AF.a3/83 1889 25

Ngồi ra cịn cĩ một số văn bản khốn ước bầu Hậu Thần, Hậu Phật, hoặc cầu đảo bao gồm vài ba điều, khơng phải là văn bản hương ước hồn chỉnh, nên chúng tơi tạm lược đi trong bảng này. So với danh mục ở chương trên thì số văn bản hương ước ở đây nhiều hơn, bởi đĩ cĩ một số xã cĩ nhiều thơn và mỗi thơn cĩ một văn bản hương ước. Tất cả cĩ trên 40 văn bản hương ước cổ truyền.

Về niên đại, các tục lệ ra đời sớm nhất được ghi trong văn bản hương ước huyện Văn Lâm chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỉ XVIII. Thời Lê, hương ước được lập sớm nhất là hương ước thơn Thọ Khang

được soạn thảo vào năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740); hương ước xã Thị Trung soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), hương ước xã Đình Dù soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761)…

Thời Tây Sơn, tục lệ thơn Lê Xá, xã Như Quỳnh được lập vào năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798); hương ước thơn Bình Lương, xã Bình Loan được bổ sung vào năm Quang Trung thứ 2 (1789), tục lệ xã Thanh Khê, tổng Thái Lạc được bổ sung và năm Quang Trung thứ 5 (1792)…

Phần lớn hương ước các làng xã thuộc huyện Văn Lâm được lập vào thời Nguyễn. Bản hương ước thời Nguyễn sớm nhất của thơn Xuân Lơi, xã Ngải Dương soạn năm Gia Long thứ 5 (1806), tiếp theo là hương ước thơn Mạo Thọ, xã Ơn Xá soạn năm Gia Long thứ 12 (1813); xã Sầm Khúc, tổng Đồng Xá soạn năm Minh Mạng thứ 5 (1824)…

Ngồi ra, hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm cịn một số bản khơng

rõ niên đại biên soạn như Hưng Yên tỉnh,Văn Lâm huyện các xã hương ước

phong thổ tục lệ, kí hiệu AF.a3/62, bao gồm tục lệ 6 xã thuộc tổng Đại Từ.

Trong đĩ, các điều lệ của 4 xã Đơng Mai, Trình Xá, Đại Từ, Lộng Đình khơng ghi niên đại. Hai xã cịn lại Nghĩa Lộ và Cát Lư cĩ ghi niên đại cụ thể.

Bên cạnh đĩ cĩ khá nhiều văn bản hương ước chép lại các lần soạn thảo và điều chỉnh, bổ sung. Chẳng hạn tục lệ xã Thanh Khê tổng Thái Lạc cĩ các điều được lập vào năm Cảnh Hưng thứ 39 (1778), sau đĩ được bổ sung vào các năm thuộc thời Tây Sơn, năm Quang Trung thứ 5 (1792), Cảnh Thịnh thứ 2 (1794)...

Hương ước thơn Bình Lương, xã Đình Loan soạn năm Long Đức thứ 3 (1734), bổ sung 3 điều năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737), 5 điều lập năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738), lập 4 điều năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750), 11 điều năm Quang Trung thứ 2 (1789)…

Hương ước xã Thị Trung, tổng Thái Lạc lập 31 điều ước năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), 8 điều lập năm Quang Trung thứ 4 (1791), 3 điều năm Gia Long thứ 16 (1817), 24 điều sửa đổi lập năm Tự Đức thứ 30 (1915)…

Niên đại của văn bản hương ước thường được trình bày ở cuối đoạn văn bản của mỗi lần biên soạn, bổ sung điều ước. Trong số văn bản hương ước huyện Văn Lâm tại kho sách Hán Nơm hiện nay cĩ rất nhiều bản hương ước cũng như các văn bản ở thể loại khác, đại đa số các văn bản này đều cĩ ghi niên đại, nhưng do cơng tác sao chép văn bản khơng đúng quy trình nên một số hương ước bị chép thiếu phần niên đại này. Khi gặp văn bản kiểu này, bắt buộc người ta phải tổ chức cơng việc giám định văn bản.

Hơn nữa, để thực hiện thao tác xác định niên đại của văn bản tốt hơn người ta cịn phải căn cứ vào nội dung (các điều quy ước) của bản hương ước.

Văn bản hương ước huyện Văn Lâm được sao chép lại vào đầu thế kỷ XX, nên khơng cĩ chữ húy thời Lê mà chỉ gặp một số chữ húy thời Nguyễn

tiêu biểu, như chữ Thời 時 viết húy thành Thìn 辰. Tuy nhiên, văn bản được

sao chép rõ ràng, khơng cĩ hiện tượng tẩy xĩa, nhầm lẫn.

2.1.2. Kết cấu

Nhìn chung, văn bản hương ước cổ truyền làng xã huyện Văn Lâm cĩ kết cấu như sau:

- 1: Thành phần tham gia lập hương ước (Tập thể quan viên…). - 2: Lý do lập hương ước.

- 3: Nội dung hương ước (các điều quy ước, hoặc bổ sung hương ước). - 4: Ngày, tháng, năm triều vua lập hương ước.

- 5: Họ và tên, chức danh, chữ ký, điểm chỉ của những người tham gia lập hương ước (ấn triện, lời phê của huyện quan, phủ quan nếu cĩ).

Kết cấu nội dung hương ước này về cơ bản khá thống nhất đối với văn bản tục lệ chung của làng xã Văn Lâm.

Đối với thành phần tham gia lập hương ước, chúng ta cĩ thể nhận biết ngay ở những trang đầu của văn bản hương ước. Chẳng hạn hương ước thơn Cự Đình, xã Lộng Đình, tổng Đại Từ huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên soạn

năm Cảnh Hưng 27 (1766), ký hiệu AF. a3/62, cĩ đoạn mở đầu như sau:

"Tục lệ thơn Cự Đình, xã Lộng Đình tổng Đại Từ huyện Văn Lâm. Cựu quan Thị nội kinh hữu và Quản thiêm các đội khánh tả, Điện tiền đơ hiệu điểm Ty hữu hiệu điểm Phái Đình hầu Đặng Duy Thiều, Hộ bộ Thư tả Thiêm sự viện thiêm sự Trác Đình bá Đặng Duy Trác, Trung uý Nhuận Trung bá Đặng Duy Nhuận, cựu Huyện thừa Đặng Duy Hồng, Khâm thiên giám vệ sĩ, Huyện thừa Đặng Duy Trâm, Hộ bộ ty vụ Dĩnh Đạt nam Đặng Duy Dĩnh, Lượng Đức nam Nguyễn Duy Lượng, Khâm thiên giám vệ sĩ tri sự Nguyễn Hữu Giai, Binh bộ thư tả tri sự Phạm Huy Thiệu, Phĩ sở sứ Đặng Đỗ Đồng, Hộ bộ thư tả Đặng Đỗ Nhuệ, Dương Văn Củ, Xã trưởng Nguyễn Hữu Kỳ, Sinh đồ Đăng Duy Hãn, Nhiêu phu Nguyễn Hữu Trình, thơn trưởng Đỗ Đình Lam, Nguyễn Hữu Tuyên, Nguyễn Trọng Thưởng cùng tồn thể quan viên hương lão thơn Cự Đình, xã Lộng Đình, huyện Văn Giang, phủ Thuận An bàn việc: vào các năm Canh Thân, Quý Hợi gặp phải nạn giặc phá hoại khiến dân cư lưu tán, lệ thờ cúng nơi đình miếu cũng như tục yến ẩm nơi hương thơn bỏ khuyết, mất mát. Đến năm Canh Ngọ may mắn được trở về quê hương tạo dựng lại cơ nghiệp. Năm Giáp Thân dự định đặt lại các điều lệ do sau loạn lạc, việc thực hiện các lệ tục rất tuỳ tiện. Năm Giáp Thìn, bản thơn đã điều chỉnh lại các tục lệ, song vẫn cịn chưa đầy đủ. Nay nhân buổi thái bình, trên dưới thuận hồ, kế thừa chí nguyện đời trước, tham khảo bản quy ước cũ rồi tập hợp lại, định ra các lễ nghi tế thần và định lệ cho hậu thần lần lượt trong các tiết hàng năm. Cụ thể các điều trình bày dưới đây".

Hoặc Khốn lệ thơn Phục Lễ, xã Mậu Lương, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, lập năm Vĩnh Khánh 3 (1731), ghi "Quan viên sắc mục thơn Phục

Lễ, xã Mậu Lương, tổng Lương Tài, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc gồm phĩ chánh đội trưởng Khương Thọ hầu Trịnh Đắc Khương, đội trưởng Bân Thọ bá Trần Đắc Dụng, phĩ chánh đội trưởng Khuơng Thọ hầu Nguyễn Đắc Lộc, thị nội thư tả binh phiên Huân Danh nam Trịnh Đắc Vượng, quan viên lão Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn Tiến Vinh, quan viên tử Lê An Ninh, lão đại Lê Đình Tiến, đến Lê Cơng Tiến cùng xã trưởng Nguyễn Văn Triều, thơn trưởng Nguyễn Đình Biện, Vũ Kim Chi, Nguyễn Đăng Long, Lê Đức Nghiệp, Lê Tiến Lộc, Đỗ Văn Thế, vương Phú Hữu, Vũ Kim tướng, Đỗ Đắc Lộc, Vũ Kim Khơi và Chu Văn Khang, Chu Đắc Hảo, Lê Hữu Lộc, Lê Phú Huân, Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Cơng Minh, Vương Văn Tiến, Chu Văn Thái, Lê Hữu Đức, Chu Văn Nhuận, Lê An Phú, đến Trần Văn Niên. Thơn Nghi Cốc từ lão đại Nguyễn Văn Tài đến Nguyễn Văn Viên. Xã thơn trưởng Khúc Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Kiêm, Nguyễn Phú Hải, Đỗ Tào Bân, Nguyễn Văn Trạch, Khúc Danh Nho, Đỗ Phú Nhuận, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Lão ánh, đến Mâu Văn Trị, Nguyễn Văn Lao cùng tồn xã trên dưới ký kết lập từ vũ, phụng thờ vị tiên hiền người trong xã chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, thị nội giám ty lễ giám thiêm Thái giám, gia tặng chức Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ thự sự Xuyên Quận cơng Trịnh tướng cơng huý Đắc Thọ và tiên hiển khảo tỉ. Đồng thời lập điều lệ, ban ruộng thờ và tiền ân huệ, gồm các điều sau đây".

Như vậy, người tham gia soạn thảo hương ước là các thành viên chức sắc trong làng, cùng sự tham gia của các vị quan chức đương triều người làng. Hương ước làng xã do một hoặc một nhĩm người chấp bút trên cơ sở bàn luận thống nhất của các chức sắc, đại biểu tồn dân trong làng. Tác giả của hương ước ít khi là một cá nhân, thường là tập thể tác giả tham gia soạn thảo. Họ đều là người theo Nho học, nên ít nhiều mang tư tưởng Nho giáo vào các điều lệ hương ước làng xã.

Sau thành phần tham gia soạn thảo hương ước là lý do được xác định cụ thể, như tục lệ mới của làng Hành Lạc viết: “Kỳ mục, lý dịch xã Hành Lạc, tổng Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, phủ Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cùng mọi người trong xã lập điều lệ hương ước. Dân xã từ trước đã cĩ khốn lệ lưu truyền, thực là chưa hợp thời vụ. Nay thừa thượng lệnh sai sao tục lệ của dân. Vì thế hội họp, lập thêm các lệ cho hợp với thời thế, tập hợp thành sổ, thuận tình liên danh kí kết, để tuyền mãi về sau, ngõ hầu cho đẹp phong hố. Các điều lệ kê như sau. Kê:” (Trong đĩ chia làm hai mục Phong tục và Chính trị).

Phần kê các điều mục chính là nội dung hương ước. Cĩ hương ước chia từng mục lớn, như phần Phong tục và phần Chính trị; nhưng phần lớn là kê các điều mục cụ thể như lệ cúng lễ ở đình, chùa, lệ nộp cheo khi cĩ cưới hỏi, lệ tang ma, canh phịng, bắt phạt hành vi sai trái, trộm cắp, cờ bạc... Chẳng hạn tục lệ làng Hành Lạc cĩ các điều mục như sau:

“Điều 1. Tiệc xuân: Ngày mồng 10 tháng hai hàng năm lễ Nhập tịch dùng một con lợn, hai đĩa xơi, hai bình hoa, rượu, mười hai quả cau. Tế xong, tồn dân đều hưởng lộc. Đến các ngày mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mỗi ngày lễ dùng oản mười phẩm, chuối tiêu hai nải, rượu hai vị, cau mười hai quả. Tế xong, trừ riêng phần biếu, cịn lại tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 25)