Những mặt tích cực và hạn chế của hương ước cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 65 - 164)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3. Những mặt tích cực và hạn chế của hương ước cổ truyền

Hương ước cổ truyền làng xã người Việt nĩi chung, của làng xã các địa phương trong huyện Văn Lâm nĩi riêng, cĩ nhiều mặt tích cực gĩp phần hình thành trong làng xã, mỗi người dân những đức tính tốt đẹp và truyền thống quý báu.

Đĩ là truyền thống đồn kết và cố kết cộng đồng. Bên cạnh luật pháp, bằng các điều khoản cụ thể, hương ước cổ truyền khơng chỉ quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với cộng đồng mà cịn định rõ trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống hàng ngày. Hương ước cổ truyền khuyên răn mọi người ăn ở hồ thuận theo đúng đạo hiếu gia đình,

giữ gìn tình làng nghĩa xĩm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Trong tình xĩm giềng, con người luơn cĩ ý thức sống hồ thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xĩm, luơn cĩ ý thức trả ơn, giúp đỡ người khác. Điều đĩ được xem là lương tâm, là bổn phận của mỗi thành viên trong cộng đồng. Và chính điều đĩ là cái để gắn những người nơng dân lại với nhau, gắn họ với làng và trở thành truyền thống đùm bọc, đồn kết và cố kết làng xã, được từng người coi là nhu cầu, là lẽ sống và tình cảm sâu sắc, là nghĩa vụ thiêng liêng.

Hương ước truyền thống Văn Lâm quan tâm tới các việc cơng ích, tích cực đĩng gĩp xây dựng làng xã, hồn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng, với nước. Tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ mà làng đặt ra đều được người nơng dân tuân thủ nghiêm túc, khơng chỉ trong ý thức mà bằng cả những hành động thực tế. Bởi vậy từ ý thức trách nhiệm, họ luơn coi trọng nghĩa vụ của mình. Tinh thần trách nhiệm đĩ ăn sâu trong tiềm thức của người nơng dân, được họ chấp nhận một cách tự nhiên và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành truyền thống quý báu, là niềm tự hào của người dân địa phương “về người dân thì quả thực cĩ tài, biết lấy đức để cư xử, biết tuân theo đạo lí, cùng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, khơng ỷ giàu cĩ mà khinh người nghèo, cùng yêu thương đùm bọc, chẳng cậy mạnh mà ức hiếp kẻ yếu. Vậy nên, nhân nghĩa được ươm trồng trong thuần phong, trung tín được hun đúc trong nhã tục.”

(Đại Từ tổng các xã phong thổ tục lệ, AF. A3/62)

Hương ước cổ truyền gĩp phần làm phong phú đời sống văn hố làng xã. Những quy ước của làng xã về trách nhiệm của các tổ chức, các giai tầng xã hội và các cá nhân trong việc tu bổ và bảo vệ đình chùa, đền miếu, việc biện lễ, rước sách thờ Thần, thờ Phật được người nơng dân tuân thủ nghiêm ngặt. Cùng với các lễ nghi thờ cúng là tổ chức hội làng mà qua đĩ tái hiện được phần nào cốt lõi lịch sử và gĩp phần củng cố tinh thần cộng đồng.

Bên cạnh những mặt tích cực, hương ước cổ truyền Văn Lâm cịn cĩ một số mặt hạn chế. Đĩ là tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái hình thành trên cơ sở "tâm lí làng", “phép vua thua lệ làng”. Ngồi ra là tư tưởng địa vị ngơi thứ “sống lâu lên lão làng”. Tâm lí này hạn chế và ngăn cản sự sáng tạo của lớp người đi sau. Nĩ khiến cho người ta thỏa mãn với tri thức kinh nghiệm chật hẹp thừa hưởng của lớp người đi trước. Hệ thống thang bậc xã hội trong làng là nguyên do của sự tranh chấp gay gắt giữa các phe phái, là nguyên nhân dẫn tới việc thao túng việc làng của các chức dịch. Cuối cùng là tục lệ đã gĩp phần làm tăng thêm hủ tục nặng nề, tốn kém trong cưới xin, ma chay, khao vọng...

Dù cĩ những mặt hạn chế, hương ước cổ truyền đã cĩ vai trị nhất định gĩp phần quản lí xã hội, đặc biệt là vai trị to lớn của nĩ trong các hoạt động văn hố và phát huy truyền thống quý báu cha ơng.

KIẾN NGHỊ

Như vậy, trong các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XV trở đi, tục lệ cổ truyền ở các làng xã Việt Nam nĩi chung, làng xã huyện Văn Lâm nĩi riêng, được văn bản hố. Nội dung văn bản này khá phong phú, nhưng tập trung vào các mặt chính của đời sống xã hội. Với nội dung đĩ, hương ước cổ truyền giữ một vị trí quan trọng trong đời sống làng xã, đồng thời là cơng cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để quản lí làng xã. Chính vì vậy, Giáo sư Ninh Viết Giao đã khẳng định “muốn biết làng nào như thế nào, cĩ an ninh trật tự hay khơng, cĩ thuần phong mĩ tục hay khơng, hãy xem hương ước làng ấy.”

Tuy nhiên các văn bản này ngày nay hầu như khơng cịn được lưu giữ tại địa phương và cũng khơng được biết đến vì chúng được ghi chép bằng ngơn ngữ ít người hiểu được. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đối với nền văn hĩa dân tộc, các văn bản này đã được sao chép và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm. Chúng cần được sưu tập, chỉnh lý và dịch ra quốc ngữ để tham khảo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hĩa này trong cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới ngày nay.

Hiện nay, trong khi hầu hết các di tích văn hĩa, các lễ hội và nhiều phong tục tập quán tốt được duy trì, thì xuất hiện khơng ít lối sống sống buơng thả, mất đạo đức trong lớp thanh thiếu niên khi làng xã chuyển đổi thành phố phường. Cảnh quan bị biến đổi, cư dân xáo trộn, quan hệ cũng như cách ứng xứ mất dần đi nếp sống truyền thống. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hĩa truyền thống được coi là một trong những giải pháp hết sức hiệu quả để giải quyết thực trạng này. Từ thực tế trên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng (khĩa VIII) chỉ rõ: “Di sản văn hĩa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hĩa truyền thống”.

Vì vậy, khi quy hoạch làng xã, cần dành khơng gian nhất định cho các khu di tích và khơng gian cho lễ hội để người dân nơi đây được sum vầy với

gia đình trong những dịp tết đến xuân về và những ngày lễ hội của làng trong khơng khí ấm áp của ngày xuân quê hương. Bởi lẽ, mỗi dịp được sống trong khơng khí đầm ấm, thiêng liêng ấy của lễ hội cũng là lúc họ ơn lại những truyền thống tốt đẹp của ơng cha cịn được lưu giữ trên mảnh đất thân yêu này, để rồi họ phát huy những truyền thống quý báu ấy trong cuộc sống nơi đơ thị đang ngày một phát triển trên quê hương của họ. Hơn nữa, chỉ cĩ sự giao thoa giữa những giá trị truyền thống tốt đẹp nơi làng xã với những giá trị về kinh tế, văn hĩa và xã hội nơi đơ thị mới cĩ thể đem lại sự phát triển bền vững trên mọi phương diện cho người dân nơi đây.

Nhận thức được tầm quan trọng đĩ, tỉnh Hưng Yên đã ra chủ trương “giữ gìn, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hĩa cổ truyền Hưng Yên, gĩp phần xây dựng nền văn hĩa Việt Nam tiên tiến đậm đà dân tộc, chuẩn bị hành trang văn hĩa Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế”; yêu cầu các cấp chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện một số nội dung chính như:

Quan tâm giải quyết hài hịa mỗi quan hệ giữa phát triển kinh tế với kế thừa và phát triển văn hĩa bởi phát triển kinh tế là trọng tâm, là cơ sở để phát triển văn hĩa. Ngược lại, văn hĩa phát triển sẽ tạo mơi trường để kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch của tỉnh, huyện, xã phải tính tốn hợp lí trong tổng thể cảnh quan chung. Quy hoạch phát triển kinh tế, đồng thời phải gắn với quy hoạch văn hĩa để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc sống hiện đại vừa khơng làm mất đi mơi trường nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn hĩa truyền thống.

Tiếp tục quan tâm nghiên cứu bảo tồn di sản văn hĩa vật thể và phi vật thể. Đối với di sản văn hĩa vật thể, cần quan tâm tới việc điều tra, nghiên cứu, kế thừa các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo, khơng gian cảnh quan làng cổ truyền trong bối cảnh nơng thơn đang đơ thị hĩa. Lập quy hoạch bảo tồn cảnh quan một số làng tiêu biểu mang đặc trưng làng cổ truyền vũng châu thổ Bắc bộ như làng Nơm, làng Nghĩa Trụ của huyện Văn Lâm…Bên cạnh đĩ, lựa

chọn khơi phục các lễ hội cĩ ý nghĩa tâm linh và giáo dục truyền thống đối với cộng đồng như lễ hội chùa Thái Lạc, lễ hội xã Lạc Đạo, lễ hội đền Hồng thái hậu Ỷ Lan, lễ hội Tứ Pháp ở hệ thống các chùa của Văn Lâm… cùng các trị chơi, trị diễn độc đáo của người dân nơi đây.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về di sản văn hĩa cho người dân trong cộng đồng. Từ đĩ , người dân tiếp thu cái mới, giữ gìn những thuần phong mĩ tục, loại bỏ dần các hủ tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu.

Xác định việc bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phải gắn liền, phối hợp chặt chẽ với phát triển du lịch bền vững. Đồng thờ đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hĩa các cấp, đặc biệt là cơ sở vì họ là người cĩ trách nhiệm quản lí, trực tiếp chỉ đạo và tổ chức các họat động bảo tồn di sản văn hĩa ở cơ sở.

KẾT LUẬN

Hương ước là một trong những di sản văn hố pháp lý đặc sắc của làng quê Việt Nam. Mọi người trong cộng đồng dân cư đều tự nguyện, nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện theo hương ước, lệ làng.

Nội dung hương ước Văn Lâm phản ánh mọi mặt đời sống của người dân nơi đây trong lịch sử, từ thiết chế làng xã cho đến đời sống sinh hoạt như: Quy định về bầu cử hội đồng chức sắc, quy định về bảo vệ trị an làng xĩm, lệ sưu thuế, lệ đăng lính, tín ngưỡng thờ phụng thần linh, lệ lên lão, tổ chức phường hội, lệ cưới xin, ma chay, học hành cho đến việc giữ gìn thuần phong

mỹ tục.

Đối với từng làng xã cụ thể, văn bản hương ước cĩ tác dụng tích cực trong việc phát huy tinh thần tự giác, tự quản, tự chủ cao thực hiện tốt truyền thống đồn kết làng xã. Tinh thần này được thể hiện qua các quan hệ trong cộng đồng do hương ước điều chỉnh. Mọi hoạt động trong cơng việc của làng xã đều căn cứ theo hương ước để thực hiện.

Việc trong làng xã dù lớn hay nhỏ đều phải thơng qua Hội đồng chức sắc mà tổ chức này do dân làng bầu ra, mặc dù đã cĩ luật pháp nhà nước quy định. Xã trưởng, Lý trưởng là những người trực tiếp điều hành cơng việc hành chính ở làng xã nhưng cũng khơng được tự ý quyết định mà phải thơng qua Hội đồng chức sắc. Chức năng chính của hương ước là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong cộng đồng dân cư.

Thơng qua các điều quy định trong hương ước nhằm xây dựng bộ máy làng xã cĩ thứ bậc, cĩ đẳng cấp để quản lý cộng đồng một cách chặt chẽ.

Thơng qua các điều quy định trong hương ước vừa để ràng buộc vừa để giúp cho mọi người cĩ nếp sống tốt đẹp, làm cho làng xĩm thuần phong mỹ tục và khơng trái với đạo đức và đúng với pháp luật.

Hương ước gĩp phần phát huy đức tính quý báu trong cộng đồng. Đĩ là truyền thống đồn kết, tương thân tương ái của những người "tối lửa tắt đèn cĩ nhau". Đồng thời quy định rõ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của từng thành viên đối với làng, với nước.

Các điều khoản của hương ước rất cụ thể trong mọi cơng việc từ bảo vệ trị an trong làng, bảo vệ mùa màng, thực hiện tốt vai trị tự quản của người dân cho đến những việc tang ma, hiếu hỉ v.v.

Hương ước đã gĩp phần gây dựng đời sống văn hố làng xã ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Hương ước là sản phẩm của xã thơn qua các triều đại phong kiến, nên nĩ cịn nhiều mặt hạn chế đĩ là tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái hình thành trên cơ sở tâm lý làng xã. Khiến cho người dân chỉ

quan tâm tới lợi ích của làng mình “ăn cây nào rào cây ấy”, mà khơng quan tâm

đến lợi ích của làng khác.

Tư tưởng địa vị ngơi thứ hằn sâu trong tâm thức những người dân trong cộng đồng làng, xã. Hủ tục nặng nề, tốn kém trong việc cưới xin, ma chay, khao vọng, lễ hội v.v khiến cho người dân nghèo phải chịu nhiều những phí tổn và thiệt thịi trong những hoạt động chung của cộng đồng.

Tư tưởng trọng lão tạo nên sự kính trọng người già nhưng tâm lý “sống lâu lên lão làng” đã hạn chế và ngăn cản sự sáng tạo của thế hệ trẻ. Nĩ làm cho người ta thoả mãn với vốn tri thức kinh nghiệm chật hẹp. Cùng với nĩ là thái độ hưởng thụ, gia trưởng mà biểu hiện là tính hẹp hịi, độc đốn, chuyên quyền.

Trong các tổ chức của làng xã như dịng họ, xĩm ngõ, phường hội, phe giáp luơn giám sát hành vi của từng cá nhân mà bất cứ lúc nào cũng cĩ thể can thiệp bằng bạo lực hoặc bằng sức ép của dư luận.

Người dân trong cộng đồng làng xã phải tuân thủ theo hương ước là một trong những cơ sở để hình thành lối sống theo “lệ làng” khơng quen lối

sống theo pháp luật, khiến mọi người từ nhỏ đến già chỉ quen với các lối sống của làng mà thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến hạn chế trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước.

Một điểm hạn chế nữa của hương ước là đặt ra nhiều lệ tế lễ quanh năm, bày ra ăn uống, hát xướng rất tốn kém làm cho người dân phải đĩng gĩp nhiều, khiến cho người nghèo lại càng nghèo hơn. Hủ tục trong ma chay, cưới xin, khao vọng khiến cho nhiều người phải bán nhà cửa, ruộng vườn dẫn đến mang cơng vướng nợ suốt đời.

Hương ước cổ truyền của huyện Văn Lâm nĩi riêng của làng xã trong cả nước nĩi chung chứa đựng những giá trị văn hĩa vơ cùng đa dạng và phong phú. Cùng với các giá trị văn hĩa khác, chúng được gọi chung là di sản văn hĩa. Năm 2008, Luật Di sản văn hĩa quy định: di sản văn hĩa bao gồm di sản văn hĩa phi vật thể và di sản văn hĩa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất cĩ giá trị lịch sử, văn hĩa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hĩa trong xã hội hiện nay càng được con người nhìn nhận và tơn vinh. Di sản văn hĩa “là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hĩa dân tộc, cơ sở đế sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hĩa ” (Thơng báo khoa học của Viện Văn hĩa - Nghệ thuật Việt Nam, số 25 – tháng 10 năm 2008).

Di sản văn hĩa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vơ cùng phong phú, từ diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hĩa ẩm thực, về trang phục truyền thống và những tri thức dân gian khác; cho đến các cơng trình kiến trúc, các cơng trình tín ngưỡng tơn giáo như đình, đền, chùa; các khơng gian văn hĩa, những nơi diễn ra các hoạt động văn hĩa dân gian.

Trong đĩ, Văn Lâm cĩ một số di tích cĩ quy mơ lớn trong vùng như chùa Nơm, đền Hồng thái hậu Ỷ Lan, Từ Vũ họ Trương...gắn với lễ hội và hoạt động văn hĩa dân gian. Văn Lâm cũng là địa phương cĩ nghề truyền thống nổi tiếng cả nước bởi rượu Lạc Đạo, nghệ thuật đúc đồng Lộng Thượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 65 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)