Những quy ước nhằm bảo đảm đời sống tâm linh của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 42 - 45)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1. Nội dung

3.1.2. Những quy ước nhằm bảo đảm đời sống tâm linh của cộng đồng

Đây là các điều ước về tơn giáo tín ngưỡng mà việc tổ chức thờ cúng Thành hồng là trọng tâm, ngồi ra cĩ bầu Hậu, Phúc thần… Thờ cúng Thành hồng làng và các hoạt động tín ngưỡng này thường diễn ra ở đình làng, với lệ tứ thời bát tiết, xuân thu nhị kì.

Dân gian quan niệm mùa xuân cầu phúc, mùa thu cầu an. Do đĩ, đầu năm thường cĩ lễ nhập tịch cầu phúc vào tháng giêng. Quy ước làng Cự Đà, xã Lộng Đình năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766) quy định: "Lệ lễ nhập tịch cầu

phúc hàng năm cĩ 3 kỳ, mỗi kỳ sắm 1 con gà, 1 mâm xơi, cùng trầu cau lễ vật dâng lên từ đường hành lễ theo đúng nghi thức. Nếu cĩ ca xướng, các chức sắc trong xã, thơn trưởng cùng các trung nam tề chỉnh áo mũ đến từ đường mời ơng đến đình hành lễ yên vị. Lễ xong, ngồi xem ca hát. Các ngày tế thần, chuẩn bị 1 cơi trầu 10 khẩu, 1 vị rượu dâng lên, đợi tới khi mãn tịch thì xin về từ đường hành lễ an vị. Số tiền mỗi kỳ lễ là 1 quan cổ tiền. Ngày hội mồng 1 tháng 2 cần sắm 1 con gà, 1 mâm xơi, 1 vị rượu, 1 cơi trầu cùng đèn hương dâng lên từ đường hành lễ theo đúng nghi thức. Số tiền sắm lễ này là 1 quan".

Việc lo sắm lễ vật mỗi kì cúng lễ, thường giao cho các giáp thay nhau đảm nhận, cịn việc tổ chức cúng lễ thì giao cho các vị chức sắc, chức dịch cùng hội tư văn đảm nhận. Việc chia biếu lễ vật sau khi cúng lễ được phân bổ theo thứ bậc ngơi thứ trong làng.

Quy ước làng Lộng Đình quy định: " Hàng năm vào tháng giêng, tháng 8 dân xã Đơng Mai, những người từ 50 tuổi trở lên bao gồm 6 viên chức sắc, bốn viên thủ hiệu, một viên phù giá cùng đương cai chuẩn bị áo mũ chỉnh tề theo giá vào lễ. Người nào thất lễ, bản xã nghe, nhìn thấy sẽ bắt phạt trầu cau, oản quả để bái tạ 2 xã. Cịn cỗ giao ước, các đương cai lần lượt sắm biện. Nếu thừa biện khơng tốt, bản xã phạt 30 khẩu trầu"...

Với truyền thống tốt đẹp “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, khi người dân cĩ tâm đĩng gĩp tiền của để chi phí cho việc làng xã, chính quyền cũng như dân

thơn đều thuận lịng bầu họ là Hậu thần, Phúc thần, Hậu Phật. Nhuận Trạch

xã khốn ước ghi: “Nay cĩ người bản thơn là Luyện Thị Thỉnh vốn tính hiền

hịa, tấm lịng lương thiện, tự nguyện bỏ ra 100 quan tiền và 1 sào ruộng tốt cho bản thơn cày cấy trồng trọt. Bản thơn tự nguyện bầu bà làm Hậu thần. Mỗi khi đến ngày các tiết đĩn rước thần hàng năm, bản thơn ra đình làm lễ. Kính cẩn đặt lễ biếu. Sau khi bà trăm tuổi, 4 giáp rước hiệu Hậu thần đến đình để tế lễ ngõ hầu cĩ thể báo đáp cơng lao thần mãi mãi.”

Người được bầu là Hậu thần, Hậu Phật khơng chỉ đơn giản là đĩng gĩp nhiều tiền của, ruộng đất cho làng xã mà cịn phải là người cĩ phẩm chất đạo đức, đỗ đạt khoa trường. Hương ước thơn Cự Đình ghi chép về việc bầu Phúc thần như sau: “Quan viên, chức sắc, hương lão cùng tồn thể mọi người ở thơn Cự Đà thuộc 2 xã Lộng Đình, Đồng Xá, 2 huyện Văn Giang, Siêu Loại phủ Thuận An [16b] cùng kính bầu Phúc thần để phụng sự. Thường nghe: thiên hạ cĩ 3 điều tơn quý đĩ là tuổi tác, đạo đức và chức tước thì trong đĩ đạo đức dễ làm cảm động lịng người hơn cả, ai mà chẳng coi trọng và tơn kính. Trưởng quan bản thơn ta là Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Thị hầu nội kinh đội Câu kê thị nội Thư tả hộ phiên Tả thứ tử Phái Đình bá Đặng Duy Thiều tuổi tác, đạo đức đều đáng kính trọng, nhân nghĩa kiêm tồn, làm quan được ban tước lộc hầu trong thanh, là cựu thần nơi tiềm để. Khi cịn đương chức thì giữ nghiêm phép nước, liêm khiết chuyên cần, nắm giữ kho vàng của cải, là trụ cột của triều đình, thanh thế lừng lẫy, sự nghiệp huy hồng, vốn đĩ chẳng phải một thơn một ấp cĩ thể ngợi ca ơng như vậy. Nghĩ rằng cơng ơn của ơng đã thấm khắp [17a] ấp nhỏ ta mà điều đình suất đinh khiến cả ấp được yên ổn cùng đất nước. Ơng lại ban cho dân làng ngọc lụa để chấn hưng lễ nhạc. Cơng đức lớn lao này, là do cả thơn cùng suy tơn. Hơn nữa ơng lại cĩ hảo tâm ban phát, cấp cho ruộng tốt, giúp cho tiền tài, thực là đã cĩ hằng tâm lại cĩ cả hằng sản, ơn đĩ với dân thật là sâu dày. Ơn trạch của ơng khơng chỉ ban khắp muơn dân mà cịn đạt tới thần linh, ơng xứng đáng là bậc hậu thần. Vậy nên, tồn thể bản thơn cùng bầu ơng làm phúc thần để báo đáp ơn sâu làm sáng tỏ ý nồng hậu”.

Trong hương ước, những quy ước liên quan đến hoạt động tâm linh, tín ngưỡng nơi làng xã chiếm tỉ lệ lớn, vơ cùng đa dạng, phong phú.

3.1.3. Những quy ước về việc bảo đảm các nghĩa vụ với nhà nước

Một trong các nghĩa vụ với nhà nước phong kiến của người dân mà trước hết là nghĩa vụ sưu thuế gồm hai loại: thuế đinh (hay sưu) bổ cho các nam giới từ 18 đến 60 tuổi và thuế điền (thuế ruộng đất). Nhà nước thu các nguồn thuế này thơng qua bộ máy chính quyền của làng xã. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của chức dịch là thu đủ sưu thuế cho nhà nước. Nhằm ngăn chặn việc thiếu hụt, hoặc lạm thu của các xã giáp trưởng, tục lệ làng xã quy định việc quản lí và thu nạp đủ các mức thuế trên.

Một nghĩa vụ quan trọng khác của dân làng đối với nhà nước là đi lính. Người đi lính khơng chỉ được hưởng các quyền lợi do nhà nước phong kiến quy định “Vào lính đầu quân, mỗi người được cấp 35 quan tiền lương, tiền

quần áo 5 quan do lí trưởng dẫn đến đo, ai để phí phạm phải thu hồi” (Hành

Lạc xã tân lệ, AF.a3/80) mà địa phương cũng cĩ những chính sách khuyến

khích, động viên như hưởng thêm ruộng, thưởng ngơi vị khi họ xuất ngũ... Điều ước của các làng xã quy định rất chặt chẽ về lệ binh khĩa này, cụ thể Tục lệ thơn Lộng Thượng xã Lộng Đình, tổng Đại Từ ghi: "Lệ binh khố: người nào sinh nhiều con trai thì cứ tính 2 người con trai là 1 khố binh; ai chỉ cĩ 1 con trai thì được miễn, giả như một con trai thì được miễn, người cĩ 3 con trai nên ra một khố; người cĩ năm, bảy, chín con trai cứ phỏng theo vậy".

Ngồi ra, nhằm khuyến khích người hồn thành nghĩa vụ binh lính với nhà nước khi trở về làng xã tục lệ này cũng quy định: "Người nào sau 3 năm mãn hạn trở về nhà, nên biện lễ 1 con gà, 1 mâm xơi, 1 vị rượu, 10 quả cau, rồi người đĩ áo mũ chỉnh tề đến bản đình tế lễ cùng các sắc mục".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)