Về dấu ấn Nho giáo nơi làng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 58 - 61)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Giá trị sử liệu văn bản hương ước cổ truyền

3.2.1 Về dấu ấn Nho giáo nơi làng xã

Trước hết là dấu ấn Nho giáo trong văn bản hương ước cổ truyền. Nội dung văn bản tục lệ nêu trên tuy phản ánh nét đặc thù về phong tục tập quán của từng làng, của từng thời kỳ lịch sử khác nhau, song đều cùng mang dấu ấn khá rõ nét của tư tưởng Nho giáo.

Bởi lẽ trước hết văn bản tục lệ được biên soạn bởi các bậc Nho học với các kinh điển Nho gia như sách Chu Lễ, Lễ Ký, Kinh Thi, Luận Ngữ, Lam

điền, Lã Thị hương ước làm nền tảng lý luận, đạo lý, chỗ dựa tinh thần để xây dựng nên quy ước. Tục lệ thơn Cự Đà xã Lộng Đình ghi:

"Thường nghe: đạo Nho ta cĩ trong trời đất, bàng bạc khắp nơi, các tiết xuân thu thức ngon tế lễ mong được ban phúc ấm. Lễ nhạc, y quan thảy đều từ đĩ. Thơn ta, từ kẻ làm các nghề tự do đến người được học hành đều cĩ cả, song người nổi tiếng khoa đệ thì chưa từng thấy".

Như vậy, tục lệ hay hương ước do các bậc Nho gia trong làng biên soạn, cho dù chỉ văn bản hố các phong tục tập quán vốn cĩ của làng thì cũng đều được thổi vào đĩ tư tưởng Nho gia luơn thường trực trong tầng lớp Nho sĩ này. Do đĩ các điều ước đều gián tiếp hoặc trực tiếp thấm nhuần giáo lý Nho gia. Mặt khác, tục lệ của làng thường được đọc trước tồn dân vào dịp lễ hội đầu xuân của làng và được duy trì thường ngày, vì vậy các điều khoản liên quan đến giáo lý Nho gia này được thâm nhập ngày một sâu rộng trong cộng đồng làng xã.

Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khốn ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức. Những hành vi đạo đức này lại hồn tồn dựa theo khuơn mẫu giáo lý đạo Nho, như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm hạnh.

Tục lệ làng Lộng Đình, tổng Đại Từ ghi:

"Người xưa đặt ra hương ẩm, lễ rượu là để dạy dân cĩ đức hạnh tơn trọng bậc huynh trưởng, kính dưỡng người già và lịng hiếu đễ. Khổng Tử nĩi: Ta quan sát hương ấp thì biết được sự thay đổi của vương đạo. Sự biến đổi của vương đạo chính là thể hiện trong lễ hương ẩm, lẽ nào khơng đáng coi trọng hay sao? Đã từ lâu lệ làng khơng thống nhất nhưng vẫn bắt buộc mọi người phải tuân theo, khơng bỏ được thĩi cũ. Thánh nhân xưa dạy dân đạo hiếu đễ là để gửi gắm ý đĩ. Cuốn lệ cũ của bản hương thỉnh thoảng cĩ chỗ

chưa thoả đáng, cùng họp bàn sửa lại nhưng hương bạ đã mất từ trước, đến nay chỉ là khẩu truyền...".

Tục lệ làng Lộng Đình lập năm Cảnh Hưng 27 (1766) ghi: "Thường nghe: thiên hạ cĩ 3 điều tơn quý đĩ là tuổi tác, đạo đức và chức tước thì trong đĩ đạo đức dễ làm cảm động lịng người hơn cả, ai mà chẳng coi trọng và tơn kính".

Hầu như tục lệ nào cũng cĩ điều khoản về hành vi đạo đức theo giáo lý Nho học như vậy, trong đĩ nổi bật là đạo hiếu đễ. Nhiều hương ước quy định mức phạt rất nặng với người bất hiếu (cĩ cha mẹ mà bỏ bê khơng cung kính phụng dưỡng và chửi bới cha mẹ), bất uyên (chỉ người vợ cĩ lỗi lăng nhục bất kính đối với cha mẹ chồng), bất mục (khơng hồ mục trong cửu tộc), bất thuận (khơng hồ thuận với xĩm giềng).

Những nội dung này đều được phản ánh đầy đủ trong từng điều lệ của làng xã Văn Lâm. Điều ước thứ 12 làng Cự Đình quy định: "Từ nay về sau người nào bày đặt, rủ rê tụ tập cờ bạc cùng người tham gia cờ bạc và trộm cắp đều là sai trái, nếu bắt được sẽ giải lên trên để nghiêm trị khơng tha. Nhà tên đĩ và những người ngồi cùng bàn với tên đĩ cũng cĩ lỗi, dân xã sẽ ghi vào khốn bạ, sau này khi nào đến tuổi 50 người đĩ sẽ khơng được nhập lão hạng và khơng được dự bầu cử".

Người xưa coi trọng đạo hiếu, coi trọng sự báo hiếu, nên cũng hết sức coi trọng việc tang lễ. Vì vậy trong các hương ước xuất hiện khá nhiều điều ước về việc tang ma. Lễ tang phải đảm bảo đúng quy ước, từ việc để tang, đến các nghi thức cúng lễ, mai táng, chịu tang... Cĩ khá nhiều điều khoản phạt nặng người đang chịu tang cha mẹ mà phạm tội như gian dâm, trộm cắp, ca hát. Tuy nhiên việc báo hiếu đĩ đơi khi thái quá, dẫn đến tốn kém, phiền phức. Do vậy đã cĩ khơng ít điều khoản quy định cụ thể việc tang ma nhằm hạn chế sự thái quá này.

Khốn ước làng Lộng Đình quy định : “Người nào trong thơn gia cảnh nghèo túng, nếu cha mẹ qua đời, nên biện 100 khẩu trầu giao cho đương cai. Đương cai nhờ viên thơng dịch mời người trong thơn, hơi họp tại nhà hiếu chủ, ăn trầu, uống rượu đưa tang để cơng việc an táng được xong xuơi.

Khốn lệ trên đây là do tồn thể bản thơn cùng hội họp bàn bạc mà đặt ra, nhất nhất mọi người phải làm theo. Ai khơng tuân theo mà cịn sinh sự sẽ trình lên quan trên xử lý. Phí tổn hết bao nhiêu, bản thơn cùng chịu. Cĩ đầy đủ chữ ký của mọi người”.

Việc duy trì luân thường đạo lý theo khuơn mẫu lễ giáo Nho gia như vậy luơn được làng xã coi trọng và được định thành lệ làng.

Ngồi việc đề cao đạo hiếu, luân thường theo Nho giáo, tục lệ cịn phản ánh khá đậm nét về ngơi thứ ở đình trung, nơi tập trung quyền uy lớn nhất của làng. Đình làng là sản phẩm của Nho giáo xuất hiện từ khi Nho giáo trở thành độc tơn từ thế kỷ XV, vừa là nơi thờ phụng vừa là nơi phán quyết của chức sắc trong làng. Nĩi một cách cụ thể hơn, đình là nơi thực thi các nghi thức cúng rước Thần, tổ chức lễ hội, hát xướng, hương ẩm cỗ bàn trong ngày hội hay ăn khao, ăn khốn, hội họp của chức sắc trong làng. Vì thế thứ bậc ở đình trung hết sức quan trọng.

Hương ước ra đời là kết quả của xu hướng, quá trình phát triển nội tại của các làng xã trong khuơn khổ của nhà nước phong kiến, là hệ quả của quá trình thiết chế hố làng xã để dễ bề thống trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)