Thuộc trong nhóm tác phẩm này có Hoa và Ngần, Giấc mơ, Tiếng sóng. Nguyễn Đình Thi khơn ngi trăn trở về kiếp ngƣời.
Hoa và Ngần, hai nhân vật nữ chính đƣợc đặt thành tên của tác phẩm, cùng với chị Mƣời, Khánh, Lâm, Dun, Bình, Tồn,… cuộc sống của họ, hạnh phúc của họ bị quần đảo, mất mát trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ của toàn dân tộc. Ngƣời có chồng thì xa chồng, nhƣ chị Mƣời “ông Mƣời ở lại trong Nam… bà ấy ra tập kết một mình ở ngồi này, khơng con cái gì. Có một thằng cháu họ ở xa, thỉnh thoảng đến thăm thơi, tơi thấy nó cũng bịn rút bà ấy tợn. Cịn Khánh “nhà tơi vào Nam năm 53, nghe đâu ở Sài Gòn” hẹn một ngày về. Một ngày tin dữ ập đến, tin nói rằng anh Bình chồng chị đã hi sinh. Đau đớn tƣởng nhƣ chết đi đƣợc, vì đứa con chị phải sống. Cuộc sống mỉm cƣời với chị lần thứ hai khi chị tái hôn với bác sĩ Đằng. Khơng ngờ, Bình của chị trở về, lại ra đi vì khơng muốn làm xáo trộn cuộc sống của chị. Ngần thất bại trong hôn nhân, rủi ro trong tình u. Cịn Hoa mới đầu xanh tuổi trẻ đã phải thờ chồng, cha cơ mất vì trúng đạn đại bác mấy tháng trƣớc, mấy tháng sau mẹ cô cũng đi theo, chỉ cịn cơ em - Dun sống sót đƣợc bà dì ni giấu trong hầm bí mật. Gặp đƣợc Lâm, hai ngƣời nên duyên, vì chiến tranh, họ lại phải xa nhau “yêu nhau nên họ xa nhau”.
Vở kịch viết về đề tài chiến tranh, những nhân vật dũng cảm, mạnh mẽ lên nhiều, trƣởng thành lên nhiều trong cuộc sống và chiến đấu, trong tình cảm, ý thức, trong niềm tin và hi vọng, hoà điệu với cảm hứng tự hào về những con ngƣời của thời đại. Nhìn về hiện thực chiến tranh, Nguyễn Đình Thi khơng né tránh cái chết, đau thƣơng, mất mát, thiệt thòi, xa cách. Chuyện quốc gia dân tộc đại cục đi liền với chuyện riêng tƣ cá nhân bé nhỏ. Hiện thực về lịch sử, thời đại, dân tộc, nhân dân trong kịch của ơng có hai mặt nhƣ mặt trƣớc và mặt sau của những tấm huy chƣơng, nhƣ Máu và Hoa. Đôi chỗ bề bộn, nhƣng cũng bởi Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật của mình trong trọn - vẹn - cuộc - sống của họ.
Giấc mơ đặt vấn đề số phận con ngƣời, ngƣời lính, đi ra khỏi chiến tranh với bao di tật làm sao đối mặt với những vấn đề bức thiết cuộc sống bình thƣờng? Vở kịch đƣợc viết theo lối hiện đại. Sự xuất hiện của các nhân vật của thế giới thực - ảo, quá khứ - hiện tại, phƣơng Đông - phƣơng Tây, đại đế, nữ hoàng - ngƣời dân, trẻ nhỏ… xố nhồ mọi ranh giới khơng gian, trong sự đồng hiện của thời gian.
Thể hiện bằng cuộc thử thách giữa Ngƣời lính và Thần Chết với một mệnh đề:
“THẦN CHẾT Anh bạn thân mến!
Làm sao anh cịn có thể sống bình thƣờng Với từng ấy vết thƣơng
Trên tay chân, trên lƣng, trên bụng, trên ngực và cả trên đầu anh nữa Đáng sợ - trí óc anh chắc đâu còn nguyên lành
Anh sẽ trở thành một sự rắc rối cho mọi ngƣời Một gánh nặng
Cho những ngƣời thân, cho cả vợ con anh Đó là sự thật
(…)
Hỡi ngƣời lính can đảm nơi chiến trƣờng
Anh có can đảm nhìn rõ những cái tầm thƣờng ở đời hay không? Chi bằng ngay bây giờ anh đi theo ta
Nhẹ nhõm sang cõi yên ổn
Yên cho anh và yên cho những ngƣời thân yêu của anh (…)
NGƢỜI LÍNH
Lẽ nào nhƣ vậy thật ƣ
Lẽ nào ta sống chỉ làm khổ, làm bận cho mọi ngƣời! Một gánh nặng!”
Với một liều cháo lú: “THẦN CHẾT
Anh bạn uống đi. Vài giọt này thôi Cháo lú đấy!
Từ lúc này anh sẽ quên…
Quên nhiều chuyện việc đời anh về trƣớc Để mà đi khơng vƣớng bận trên đƣờng dài Đơi mắt nhìn mọi thứ thảnh thơi
Cho đến ngày nào sẽ cùng ta gặp lại”
Sống, đối thoại lịch đại, đồng đại với anh cán bộ, với em gái, với ông càu nhàu, với em học sinh, với lái buôn, với ông già, với bà già, với anh chàng khôn ngoan, với Chử Đồng Tử, với công chúa Tiên Dung, với ngƣời đàn bà trẻ, với các em, với mấy thanh niên… ngƣời lính vẫn làm chủ đƣợc cuộc đời của mình, vẫn nhận ra đƣợc giá trị của cuộc sống đƣợc làm ngƣời.
“Là con ngƣời
Ta phải gánh cái gánh buồn, vui, hiểu, biết của loài ngƣời Này hỡi cái chết, gặp lại ngƣơi hôm nay
Ta cảm thấy ta sắp rũ đƣợc hẳn màn sƣơng mù trên trí óc Ta đang đợi một cái gì chƣa biết. Ta đang đợi
Và bên trong ta đang sáng dần, rõ dần
Nhƣ buổi sớm bình minh đang mờ mờ bay lên từ mặt đất…”
Tình yêu thƣơng con ngƣời, tình yêu đối với cuộc sống đã đem lại sức mạnh hàn gắn những vết thƣơng, đem lại nghị lực sống, niềm tin cho con ngƣời đứng trên bờ vực của cái chết ấy. Cảm hứng về con ngƣời, tình u thƣơng, lịng nhân ái, tinh thần nhân đạo vì thế mà lộng trào.
Tiếng sóng khơng có một cốt truyện xun suốt, chỉ có một nhân vật
biểu trƣng, ngƣời con gái huyền ảo - dịng sơng, lúc dữ dội khi hiền từ, và những con sóng của tình u thƣơng, của sự suy nghĩ, của những vui buồn, của niềm hi vọng… khơng ngừng động sóng.
Mở đầu ngƣời con gái tâm sự: “Tơi là dịng sơng bên trong mỗi đời ngƣời. Từ những nguồn xa, tôi cuộn chảy khơng ngừng về phía trƣớc, tơi trôi đi lặng lẽ, thƣờng ngày ngƣời ta khơng nhớ là có tơi nữa. Rồi một hơm. bỗng nhiên, ngƣời ta nghe thấy có sóng vỗ… Ngƣời ta lắng nghe… Tiếng sóng vỗ nhƣ gọi, nhƣ nói những điều gì… Tiếng sóng vỗ lạ lùng… Ngƣời ta lắng nghe… Tiếng sóng vỗ khơng n… Ngƣời ta bỗng nhƣ đi vào một thế giới nào, một cuộc đời nào vẫn ở đấy từ bao nhiêu lâu mà ngƣời ta khơng nhìn thấy…”.
Kết thúc vẫn là hình ảnh ngƣời con gái huyền ảo: “Tơi là dịng sơng khi dữ dội, khi hiền từ. Bạn lắng nghe xem… trong đời bạn có một dịng sơng khơng lúc nào ngừng động sóng. Có phải khơng, bạn nghe xem, tơi là tình thƣơng u dào lên mãi, dào lên mãi, khơng bao giờ hết… Tôi là sự suy nghĩ ném mình đập vào một bến bờ, lại ném mình lên phía trƣớc, khơng thể ngƣng đọng lại, dù chỉ chút giây… Tôi là bao nhiêu điều vui buồn từ mọi ngả cuộn lên, hết đợt này đến đợt khác vọng đi những khoảng mênh mông, ào ào không nguôi… Tôi là niềm hi vọng khi xa khi gần, mất đi lại sống lại, có lúc cuộn trắng xố, có lúc mơ mộng rì rào…”.
Tiếng sóng là một thể nghiệm thi pháp kịch hiện đại của Nguyễn Đình Thi. Nếu hình dung vở kịch nhƣ một dịng sơng thì dịng sơng ấy đƣợc tạo bởi nhiều khúc, mỗi khúc là một hoạt cảnh, kể chuyện một cảnh ngộ, một vài con ngƣời trong cuộc đời, hoặc một biểu tƣợng có ý nghĩa bao trùm nào đó. Chuyện sinh hoạt của mấy ngƣời đàn bà đi làm về, mấy ngƣời thuỷ thủ, bà Hai, bà Nhiêu, tên quan, ngƣời lính; chuyện bí mật về ngƣời bố trong gia đình hai mẹ con; chuyện ông X tham quyền thích thế muốn lên “tiên” bằng “ghế”; chuyện ngƣời vợ bộ đội nhƣờng hết số thuốc Xteptomixin mà ngƣời chồng khó khăn lắm mới kiếm đƣợc để chữa bệnh cho vợ, để cứu một cơ gái khác; chuyện cơ Việt kiều về tìm lại ngƣời thân lần lƣợt đi vào thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi. Khơng thấy mối liên hệ giữa các tình huống trong kịch. Mỗi tình huống tự nó xơn xao lên một tiếng
sóng, một tiếng lòng, gửi gắm một lời tâm sự, một trải nghiệm, một suy nghĩ về con ngƣời, cuộc đời, thế sự, nhân sinh. Con ngƣời ứng xử nhƣ thế nào khi nhận ra những sự thật của cuộc đời mình để ln sẵn sàng “Chào thế giới! Chào cuộc đời!”.
Tiếp cận với hiện thực đời sống trong và sau chiến tranh, Nguyễn Đình Thi đặt thƣớc ngắm đến gần con ngƣời nhất. Mỗi nhân vật bé nhỏ, bình dị bộn bề trong cuộc sống của họ với những điều ăn - ở, những ứng xử con ngƣời - con ngƣời, con ngƣời - tự nhiên, con ngƣời - xã hội. Mỗi nhân vật sống cuộc sống của họ, thật đến từng chi tiết nhỏ, dù hạnh phúc hay đớn đau, dù đủ đầy hay mất mát, biết vƣợt lên những khó khăn trong cuộc đời riêng của mình, vƣợt lên số phận để nhìn về một giá trị Đƣợc - Làm - Ngƣời. Đó là bởi Nguyễn Đình Thi tìm thấy niềm tin vào con ngƣời, tin vào lòng yêu nƣớc và lẽ sống của con ngƣời từ những con ngƣời bình dị nhƣ thế. Khơng gian, thời gian kịch trong Hoa và Ngần, Giấc mơ, Tiếng sóng theo
dịng cảm xúc và ý thức của nhân vật mở rộng và di chuyển linh hoạt, đôi chỗ bề bộn, dƣờng nhƣ tác giả tha thiết muốn di chuyển toàn bộ, di chuyển hết cuộc sống đang náo hoạt, đang sinh sơi ở ngồi đời vào trong kịch bản.
Trong khoảng rộng rãi ấy, Nguyễn Đình Thi phóng túng với nhân vật của mình: Số lƣợng nhân vật nhiều, thuộc nhiều giai tầng, nhiều độ tuổi, nhiều trình độ,… nhiều ngƣời trong số họ đƣợc nhận dạng thông qua nghề nghiệp hay giới tính chung chung, tạo thành bức tranh xã hội rộng khắp. Cảm hứng về nhân dân, dân tộc, thời đại có thể nói là khá rõ nét.
Qua mỗi nhân vật, Nguyễn Đình Thi vẫn tiếp tục chuyển tải những suy nghĩ, những điều ông nung nấu: chuyện số phận, hạnh phúc cá nhân với số phận, sự tồn vong của dân tộc âm vang trong Hoa và Ngần; chuyện
ngƣời lính, chiến cơng và di tật trong chiến tranh với hiện thực hậu chiến, con ngƣời và cuộc đời có phải nhƣ một Giấc mơ; chuyện con ngƣời với
những bí mật cuộc đời, khi một vài sự thật hé mở cuộn trào trong mỗi Tiếng
1.4 Tiểu kết
Lựa chọn 3 kiểu đề tài: 1- Đề tài lịch sử, 2- Dựa trên tích truyện cũ của văn học dân gian, 3- Đề tài hiện thực cuộc sống đƣơng đại, trƣớc hết cần phải khẳng định không phải là “đặc sản” của Nguyễn Đình Thi. Ta có thể bắt gặp hiện tƣợng này trong sáng tác kịch, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tƣởng với: Vũ Như Tơ, Cột đồng Mã viện, Đêm hội Long Trì, Những người
ở lại, Bắc Sơn, Anh Sơ đầu quân; trong những sáng tác kịch của Lƣu Quang
Vũ với: Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Ông vua hoá hổ, Linh hồn của đá, Đơi dịng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Muối mặn của đời con, Tôi và chúng ta, Người tốt số nhà 5, Bệnh sĩ, Lời thề thứ 9… Trong
hành trình chinh phục những đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, ngƣời nghệ sĩ có xu hƣớng lựa chọn những đề tài khác nhau, những điểm nhìn khác nhau và thể hiện chúng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguyễn Huy Tƣởng viết Vũ Như Tô mà “chẳng biết Vũ Nhƣ Tô phải hay kẻ giết Vũ Nhƣ Tô phải… Cửu trùng đài không thành nên mừng hay nên tiếc… Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Đây là sự băn khoăn day dứt của một nghệ sĩ mang lƣơng tâm nghệ thuật nhƣng loay hoay không biết đƣờng đi đến nỗi lạc vào mê cung của nghệ thuật! Còn Lƣu Quang Vũ hiện đại trong chủ đề tƣ tƣởng ngay cả khi viết về những đề tài lịch sử. Điều có thể thấy là khác hơn ở hiện tƣợng Nguyễn Đình Thi chính nằm ở sự liên hệ trực tiếp giữa những vấn đề lịch sử trong tác phẩm với những vấn đề cốt yếu của hiện thực xã hội đƣơng đại, nhƣ vấn đề dân tộc, chủ quyền nổi bật trong
Rừng trúc, nhƣ vấn đề dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hố trong Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Ở những tác phẩm sau cùng, lại là những vấn đề kiếp ngƣời,
thân phận con ngƣời. Nguyễn Đình Thi vừa nhạy bén, hiện đại với thời cuộc vừa sâu lắng, truyền thống của một bản lĩnh văn hố.
Khi có điều kiện nhìn lại, 10 tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi cho thấy một hành trình sáng tác: Thời kỳ đầu với Con nai đen, Hoa và Ngần,
Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đơng Quan, Nguyễn Đình Thi viết
trong nung nấu “viết những điều mình thấy là nên viết” bằng những suy nghĩ cân não, một tầm nhìn sâu rộng về những vấn đề lớn lao, đại cục. Đến thời kỳ sau với Tiếng sóng, Người đàn bà hố đá, Cái bóng trên tường, Trương Chi, nhà viết kịch viết trong chiêm nghiệm về những điều bé nhỏ, bình dị, bằng con đƣờng tìm về gần hơn với mảnh đất văn hố dân gian sâu lắng từ thuở nào, nhƣ một bơng lúa chín rủ về với đất. 7/10 tác phẩm kịch của ông mƣợn đề tài là những tích cũ, chuyện xƣa, 3/10 tác phẩm còn lại phảng phất hơi hƣớng huyền thoại, vậy nhƣng Nguyễn Đình Thi khơng hƣớng đến khai thác tỉ mỉ cốt, tích truyện cũ hay làm mới nội dung những cốt, tích đã cũ ấy, mà tiếp cận ở hai góc độ, một là ý nghĩa xã hội và nhân bản của xung đột kịch, hai là mối liên hệ giữa vấn đề của ngày hôm qua với cuộc sống hơm nay.
Dù có khai thác vỉa tầng nào của lịch sử, của hiện thực, của dân tộc, của con ngƣời, kịch Nguyễn Đình Thi nơi nào cũng hƣớng tới những vấn đề cơ bản, lớn lao, nhân văn hơn cả. Ngƣời nghệ sĩ luôn tin vào nhân dân, tin vào lòng yêu nƣớc và lẽ sống của ngƣời Việt. Ơng coi đó là cội nguồn bản lĩnh và sức sống của dân tộc theo trƣờng kỳ lịch sử. Đến với mỗi kiếp ngƣời bằng thể loại kịch, mỗi tình huống, mỗi cách ứng xử, mỗi kiểu hành động đƣợc đƣa vào trong thế giới kịch của ông đểu là những lựa chọn quyết liệt trong vô vàn những trăn trở, ƣu thời mẫn thế của một ngƣời nghệ sĩ nhiều tri ân với cuộc đời. Ta cảm nhận đƣợc rằng phía sau bức màn của những thách thức, những lựa chọn quá ƣ khắc nghiệt ấy, ngƣời nghệ sĩ chỉ tha thiết chỉ một điều: Hãy để con ngƣời đƣợc sống cuộc sống bình thƣờng, tự nhiên!