Độc thoại và đối thoại của nhân vật chân thực, mạnh mẽ, nhiều ngụ ý, sâu sắc nhƣ lẽ sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 72 - 77)

nhiều ngụ ý, sâu sắc nhƣ lẽ sống

Càng đọc Nguyễn Đình Thi càng thấy ơng khơng phải là con ngƣời của tự sự mà là con ngƣời của trữ tình. Dƣờng nhƣ trữ tình của tác giả thấm đƣợm vào trữ tình của mỗi nhân vật kịch.

Dù là khi Nguyễn Trãi cảm khái bên bờ Hồ Tây:

“Khơng ngờ hơm nay tơi cịn đƣợc trơng thấy khoảng trời nƣớc này! Sóng vỗ khơng ngừng, có biết buồn vui… Thăng Long vẫn đây… Thăng Long… một dải sơng Hồng lấp lống bóng mây, bên này là dãy Ba Vì sừng sững, bên kia dãy Tam Đảo chập chùng… Đất, nƣớc, trời… Thăng Long… Bây giờ phải tạm mang tên Đông Quan, nhƣng Thăng Long sẽ là Đông Đô của đất Việt ta…”

Dù là khi Nguyễn Trãi đối thoại bằng cân não với Hồng Phúc: “HỒNG PHÚC

Những năm vừa qua, tôi muốn làm việc tốt cho dân ở đây, không phải dễ đâu!... Ngƣời ngồi khó biết. Ơng đã từng làm quan, tơi nói nửa lời nhƣ vậy, ơng cũng hiểu. Nhƣng thôi, bây giờ mọi chuyện ấy đã qua. May Hồng đế vẫn tin tơi mà giao cho chính sự ở đây, bây giờ tôi muốn mời các ông ra giúp đỡ, cho dân lành sớm đƣợc làm ăn yên ổn. Nếu các ông ngƣời tốt không chịu ra, để cho bọn khơng có lƣơng tâm họ nắm lấy mọi việc mọi quyền thì khổ cho ai! Tơi nói vậy là khơng cịn giấu ơng điều gì! Ơng cứ nghĩ kĩ đi. Điều này ông chƣa biết, vừa đây các ông Nguyễn Huân, Lƣơng Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung đã ra tìm tơi, cũng là những ngƣời xuất thân khoa bảng cả đấy. Tạm thời tôi đã giao ông Huân làm tham nghị, ông Hốt làm tri châu Thanh Hố, ơng Trung làm tri phủ Tam Giang. Cịn về phần ông, nếu nhƣ ông không muốn dính đến chính sự, cái việc ấy nó hay có chỗ quanh co, thế thì ơng trơng nom việc học, đấy là việc lâu dài cho dân các ông. Tôi đã tâu xin Thánh thƣợng cho lập văn miếu ở tất cả các phủ, châu, huyện. Đạo lớn của thánh hiền mà chiếu sáng rộng khắp thì Giao Chỉ đây, văn hiến rồi kém gì Trung Nguyên… Cũng mất mấy trăm năm, đất này mới lại trở về với Thiên triều! Bây giờ thì đã trơng thấy đƣợc cảnh đời thịnh trị đang mở ra rồi! Thật là thiên hạ đại đồng, bốn cõi chung vua, xe đi chung đƣờng, sách chép chung chữ. Ta cũng phải lo các cơng việc cho gấp gấp lên… Ơng vẫn nghe tôi đấy chứ?

TIẾNG NÓI THẦM CỦA NGUYỄN TRÃI

Con cáo già đang múa đuôi, đắc chí! Nó đã khơn đến thế, mà vẫn quáng mờ vì kiêu ngạo… Bốn cõi chung vua, xe đi chung đƣờng, sách chép chung chữ! Ta đã trông thấy là thế nào, cái cảnh đời thịnh trị ấy… Tất cả thiên hạ chỉ còn là của riêng một đấng con Trời. Tất cả các dân tộc phải trở thành ngƣời Hán! Ở trong cõi thiên triều ấy bao nhiêu con ngƣời, hai tay phải chắp lại, mắt phải khép xuống, đầu óc phải nghĩ theo cùng một khn! Sống từ bé đến lớn già, phải làm theo những điều do các bề trên sắp đặt! Trí tuệ con ngƣời chỉ còn đƣợc là một cái túi, để bỏ vào đấy các kinh truyện

thánh hiền! Bao nhiêu sách vở đều phải chép nhƣ nhau, cùng những câu những chữ ấy! Học chỉ còn là phải làm sao nhớ cho thuộc lịng. Khơng đƣợc mở mắt nhận xét, so sánh, không đƣợc hỏi, khơng đƣợc tìm xem sự vật trong đời ra làm sao… Cứ nhƣ thế, cha truyền con nối, con không đƣợc làm khác với cha, đời sau không đƣợc thay đổi nề nếp đã định từ đời trƣớc. Cứ nhƣ thế, tất cả khơ héo dần hố thành đá, không một cái mầm xanh nào đƣợc mọc lên trong tâm hồn con ngƣời!... Trời đất! Nhƣng mà phá lá cây thì dễ, phá mầm cây chẳng dễ đâu. Chà!”

Bêlinxki nói: “Tính kịch khơng phải là do có nói qua lại mà tạo nên đƣợc, nó phải do hành động giao lƣu sinh động giữa hai ngƣời mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phƣơng, đều muốn cải biến một phƣơng diện nào đó trong hành động của đối phƣơng, hoặc tấn công vào nhƣợc điểm nào đó trong tâm tƣ của đối phƣơng, nếu thông qua cuộc tranh luận đó đƣa hai ngƣời tới một mối quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch”3.

Đoạn đối thoại giữa Nguyễn Trãi và Hoàng Phúc ở trên thực sự là một cuộc tranh biện về tƣ tƣởng. Nhân vật mang tƣ tƣởng trong kịch Nguyễn Đình Thi rất nhiều, đặc biệt là những nhân vật lớn trong những tác phẩm lớn của ông. Lời thoại của những nhân vật này chân thực, mạnh mẽ, lại mang tầm vóc triết lý sâu sắc. Ở đó có cả kiến thức triết học, mỹ học, văn học Đơng Tây kim cổ, ở đó có cả sự kết hợp giữa vốn văn hoá dồi dào và vốn cảm xúc tinh tế, để khi suy tƣ chiêm nghiệm, khi thắm thiết trữ tình sâu lắng, khi hùng biện trang trọng, khi là lời nói bình dị hàng ngày. Nó hồn tồn xa lạ với lối chì chiết, chua chát hay mạt sát…, càng không bao giờ là những lời thô thiển, nông cạn… mà luôn nhân danh cái Đẹp, cái Cao cả, cái Thật. Với cả độc thoại, Nguyễn Đình Thi cũng dành cho nhân vật những lời lẽ nền nã, sang trọng mà gói ghém nhiều tâm tƣ chân thật.

3

Lý Chiêu Hồng đơn độc nhận ra tình thế của mình mà tự trào:

“Nào chồng, nào mẹ, nào chị… còn ai gần gũi hơn (cười)… Nào ta

còn ai khác là máu mủ ruột thịt trên đời này nữa!... Chẳng còn ai khác. Ta chẳng còn ai…

Cả mấy ngƣời ở một bên… Bỏ ta một mình ở một bên này. Chƣa đến nỗi là thù… Chƣa đến nỗi… Nhƣng khơng phải những ngƣời cịn ở với ta cùng một đời nữa rồi… Sao lại nhƣ vậy!

Chỉ có một ngƣời ở với ta mãi thơi. Một ngƣời không bao giờ bỏ ta. Chỉ có một ngƣời thật thƣơng ta, thƣơng ta mọi nỗi. Cha ơi cha! (khóc)

Nào chồng, nào mẹ, nào chị… Ừ thôi, hôm nay ta sẽ không lánh đi đâu nữa. Ta sẽ gặp tất cả. Muốn nói chuyện gì với ta, ta sẽ nghe tất cả. Thế nào cũng đƣợc. Ta đâu cịn ở đây nữa, dù có chuyện gì xảy ra, đâu cịn động gì đƣợc đến ta. Làm gì cịn ta ở đây. Ta ở chỗ khác rồi. Tất cả bọn các ngƣời chẳng làm gì đƣợc. Ta chẳng phải một mình. Ta vẫn có ngƣời thƣơng ta chứ, thƣơng ta mà chẳng nói một lời, ngƣời ấy đi xa lắm rồi, đi chẳng bao giờ về nữa, thế mà tình thƣơng ấy vẫn cứ bao bọc, che chở cho ta, nuôi cho ta sống đƣợc đấy…

Mẹ chắc cũng cịn có đơi chút tình mẹ con chứ nhỉ… Là mẹ ta nhƣng lại là vợ kẻ bắt cha ta phải chết. Thế thì ta là con gái đáng thƣơng của bà, hay ta là kẻ thù đáng sợ của vợ chồng bà? Bà nhìn thấy ta là con bà hay nhìn thấy ta chỉ nhƣ cái ốn hiện hình, khơng thể nào tan đi đƣợc!

Tội nghiệp cho chị, chị Thuận Thiên ạ, đáng lẽ chỉ cịn có chị với em thôi. Thế nhƣng bây giờ họ đang lơi chị vào đấy, biết đâu, lúc này chị nhìn em chẳng thấy em đã hoá ra nhƣ một cái gai, một cái gai phải bẻ đi, nhổ đi, khơng thì cũng phải làm thế nào gói kín cất sang một bên…

Đáng lẽ ngƣời gần ta nhất, thƣơng ta nhất, là chàng đấy, chàng Hai của em ơi… Chàng chẳng có tội gì với cha em. Có lẽ chàng cũng thƣơng yêu em từ năm ấy em lên bảy, chàng lên tám nhỉ, cho đến bây giờ, hơn mƣời năm, có lẽ lịng chàng cũng chƣa đến nỗi chút nghĩa cũ từ ngày ấy.

Nhƣng mà chàng chẳng phải chỉ là chàng Hai của ta. Xƣa kia thì mỗi lần ta gọi, chàng vội q lạy và sợ hãi nói với ta: mn tâu Bệ hạ. Cịn bây giờ thì trƣớc mặt chàng, ta lại phải quỳ lạy và cúi đầu nói với chàng: mn tâu Bệ hạ (cười rũ rượi, chảy nước mắt, cười mãi) Vì đâu nhƣ vậy chàng Hai! Tại cái mũ ngọc này! (ném mũ miện xuống đất). Vứt nó đi! Nó làm cho ta mỗi

lần muốn gần chàng, bỗng nhiên chỉ còn là một cái xác lạnh nhƣ đồng. Nó làm cho trong lòng ta cứ băng giá đi dần, mắt ta nhìn chàng chỉ thấy cứ xa đi mãi, xa mãi, chàng cũng đi sang bên kia với tất cả bọn họ rồi. Vứt cho xa đi, vứt nó đi!”

Chính Nguyễn Đình Thi cũng từng nói: “Trong kịch, tồn bộ lời văn là lời nói của các nhân vật trong một tâm trạng đang có nhiều diễn biến sóng gió và cả bão táp, với nhiều ý nghĩ, tình cảm đến độ cao mạnh khác thƣờng, đáng sợ, đáng thƣơng tâm hoặc đáng buồn cƣời. Thực ra đây là lời nói của những tâm trạng con ngƣời”4.

Đi sâu vào khám phá và thể hiện tập trung thế giới nội tâm của con ngƣời, độc thoại trong kịch Nguyễn Đình Thi chiếm ƣu thế về số lƣợng và thể hiện hiệu ứng vƣợt trội về chất lƣợng. Sự xuất hiện khá dày và khá dài của những đoạn độc thoại đã diễn đạt sâu sắc và có sức nặng về những giằng xé quyết liệt trong trái tim và khối óc, trong tình cảm và lý trí của nhân vật trƣớc những bƣớc ngoặt lớn trong cuộc đời, số phận không chỉ của cá nhân con ngƣời ấy mà còn của cả quốc gia, dân tộc, hay một giá trị nhân sinh có tính phổ qt, vĩnh hằng. Đây cũng là một dấu hiệu để chúng ta nhận ra nét phong cách trong bút pháp kịch tác giả.

Từ Con nai đen - 1961, đến Rừng trúc - 1978 và Nguyễn Trãi ở Đông

Quan - 1979, những thể hiện về tâm lý, tính chất trữ tình trong kịch Nguyễn

Đình Thi có thể nói đã khơi mở về một xu hƣớng kịch trữ tình, tâm lý rộng rãi và đạt đƣợc nhiều thành tựu ở những năm 80 của thế kỷ XX ngay sau đó.

4

Kịch Nguyễn Đình Thi ở những vở lớn chủ yếu là kịch trữ tình. Tuy vậy, sự xuất hiện vừa nhiều, vừa dài, vừa nhiều chất văn học, chất triết lý của những độc thoại này trong kịch Nguyễn Đình Thi có thể nói đã làm khó cho cả đạo diễn và diễn viên trong dàn dựng sân khấu. Lê Khanh, diễn viên đầu tiên vào vai Chiêu Thánh, trong chƣơng trình Người đương thời “Nữ hồng sân khấu đƣơng đại” - VTV3, năm 2006, tâm sự: Cái khó là phải nắm bắt phần hồn để nói và nói sao cho bộc lộ đƣợc hết tƣ tƣởng tác giả gửi gắm. Phải làm sao lời nói mình là Chiêu Thánh, khơng cịn là câu chữ của tác giả nữa. Nói sao cho khán giả thấm thía từng câu chữ mà vẫn không cảm thấy mệt. Đây là một lối diễn đặc biệt: lời nói đƣa lên trƣớc hành động. Với vai Chiêu Thánh, Lê Khanh chọn “nói” đầu tiên. Nếu nói đƣợc thì diễn sẽ ngọt.

Lời thoại trong kịch Nguyễn Đình Thi đơi khi sa đà thể hiện những vấn đề tƣ tƣởng, triết lý, có lúc do quá chuốt lọc mà mất đi vẻ tự nhiên, tính khẩu ngữ của một ngơn ngữ để nói trên sân khấu. Vì thế, kịch của ơng đặc biệt kén chọn diễn viên, kén chọn cả độc giả. Ở phƣơng diện nào đó, đây có thể xem là hạn chế của kịch Nguyễn Đình Thi, nếu so sánh với kịch Lƣu Quang Vũ. Lƣu Quang Vũ viết kịch, bất cứ đoàn nào nếu muốn thì cũng có thể dựng đƣợc. Cùng với tính thời sự của tác phẩm, lời thoại giản dị, sinh động, hợp thời của kịch Lƣu Quang Vũ cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc kéo khán giả đến rạp, làm nên một thời sơi động của kịch nói sân khấu những năm 80 của thế kỷ XX. Kịch của Nguyễn Đình Thi thích hợp để đọc hơn là để diễn. Nó địi hỏi một sự tiếp nhận, khám phá dần dần và phải có thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)