Tính văn học nổi bật hơn tính sân khấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 86 - 88)

hoa, hay xét trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật đơn thuần, chúng tôi gọi đó

3.2 Tính văn học nổi bật hơn tính sân khấu

Đƣa nhân vật “lên ngơi”, kịch Nguyễn Đình Thi khai thác những xung đột ngầm âm ỉ trong tâm lý hơn là những xung đột trong hành động và diễn đạt những xung đột ấy theo cách tự sự. Lý Chiêu Hoàng đƣợc coi là nhân vật lớn nhất, thành cơng nhất của Nguyễn Đình Thi, cũng là nhân vật tiêu biểu nhất cho cách thức xây dựng nhân vật kịch của kịch tác gia này - không quan trọng phát triển đƣờng dây kịch tính, gia tăng kịch tính từ thấp đến cao lên đỉnh điểm cao trào theo đặc trƣng kịch, mà quan trọng diễn tả trạng thái tâm lý cao nhất sao cho lan rộng nhất, đôi khi giống nhƣ những hàng ngang dàn trải. Thay vì thắt ngặt kịch tính, kịch tác gia tự sự, tâm tình. Cả một trang độc thoại của Lý Chiêu Hoàng ngay khi xuất hiện lần đầu tiên đã cho thấy trạng thái nung nấu, quyết liệt của nhân vật, sau đó, đối thoại của Lý Chiêu Hoàng với lần lƣợt Thiên Cực, Thuận Thiên, Trần Cảnh, Trần Thủ Độ, Trần Liễu chỉ là cụ thể hố, giải trình tâm ý khởi phát của nhân vật này. Xây dựng nhân vật không nhiều hành động, mà chủ yếu là bằng những đối thoại trên quan điểm, tƣ tƣởng, nên làm lu mờ đi phần nào tính chất động, tính chất biểu diễn của kịch.

Gần nhƣ là hệ quả của việc xây dựng những xung đột trong nội tâm nhân vật, đó là sự xuất hiện một cách khá phổ biến của những trƣờng đoạn độc thoại. Điển hình là trong hai tác phẩm Rừng trúc và Nguyễn Trãi ở Đơng Quan. Nguyễn Đình Thi đã để các nhân vật Lý Chiêu Hoàng và

Nguyễn Trãi độc thoại thật nhiều, tranh luận những vấn đề quan điểm, tƣ tƣởng thật nhiều, đơi khi có cảm giác hơi “tham”. Thủ pháp này tỏ ra khá hiệu quả trong việc diễn đạt những tình thế nƣớc rút, khơng thể thối thác

của nhân vật, thể hiện những băn khoăn, ngờ vực, so sánh, suy tính khả năng này, tình thế khác trong tƣ tƣởng của nhân vật trƣớc khi đƣa ra những quyết định lớn. Nhƣng cũng vì thế, nhân vật thƣờng rơi vào trạng thái lặng, chỉ thao tác nói và nói, đặc biệt khó cho diễn xuất. Đây là một phần lí do giải thích tại sao kịch của Nguyễn Đình Thi kén đạo diễn, kén diễn viên trong đời sống sân khấu.

Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi cũng nhiều biểu tƣợng. Những nhân vật biểu tƣợng nhƣ: con nai đen, lá đa, dịng sơng, hịn cuội, đá vọng phu, Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Phật, Bụt… nhuốm màu huyền ảo, lãng mạn cho thế giới kịch cũng là những ám dụ đa nghĩa, gợi nhắc đến chiều sâu văn hố trong tình cảm, suy nghĩ, ứng xử, trong tâm linh ngƣời Việt. Mà màu sắc tinh thần này thƣờng cảm nhận, liên tƣởng thì dễ mà tái tạo bằng những hình ảnh trực quan sinh động thì khó. Nghệ thuật sân khấu kịch là nghệ thuật của sắp đặt, bày trí, của diễn, là nghệ thuật để xem, nên nhiều những phúng dụ, biểu tƣợng đa nghĩa sẽ gây khó khăn, cản trở cho q trình dàn dựng, biểu diễn, cũng gián tiếp ảnh hƣởng đến sự tiếp nhận trực tiếp của khán giả.

Kịch của tác gia họ Nguyễn này thích hợp với việc đọc nhƣ một tác phẩm văn học hơn là diễn nhƣ một kịch bản sân khấu.

Tuy nhiên, nói nhƣ vậy khơng có nghĩa là những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi thiếu hay yếu tính chất kịch nhƣ một đặc trƣng thể loại.

Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Hoa và Ngần, Giấc mơ, Tiếng sóng, Trương Chi, Hịn Cuội, Người đàn bà hoá đá, Cái bóng trên tường trƣớc hết vẫn là những tác phẩm kịch đúng nghĩa và có giá trị. Nhóm

tác phẩm này thực sự có chỗ đứng và có ý nghĩa trong lịch sử kịch nói Việt Nam nói riêng và nghệ thuật sân khấu nói chung.

Cho đến nay, chỉ có 4/10 kịch bản của Nguyễn Đình Thi đƣợc dàn dựng và 3/4 vở đó chỉ sáng lên trong ánh đèn sân khấu trong vài đêm, thậm chí một đêm. Rừng trúc dƣờng nhƣ là một ngoại lệ đáng ngạc nhiên khi đoạt

Huy chƣơng Vàng trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1999. Ngƣời đƣợc coi là có “duyên” nhất đối với tác phẩm của Nguyễn Đình Thi là đạo diễn Nguyễn Đình Nghi từng do dự: Vở kịch của anh Thi sáng tác theo phong cách cổ điển, thƣờng đọc thì rất hay nhƣng diễn thì lại khó cho cả đạo diễn và diễn viên5. Nhƣ vậy, lí do chính dẫn đến sự ra đời muộn màng của vở Rừng trúc có thể xem là thuộc về khâu dàn dựng. Đạo diễn sân khấu này cho biết thêm về những thách đố trong quá trình dựng vở. Thách đố đầu tiên là nhà hát nào dám bỏ tiền dựng vở? Thách đố thứ hai là diễn viên nào có thể đảm nhận đƣợc các vai chính kịch nặng về diễn xuất tâm lý kiểu cổ điển nhƣ các vai Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh? Thách đố thứ ba là liệu khán giả có bỏ tiền túi ra mua vé đi xem khơng? Trong q trình xã hội hố, thời buổi kinh tế thị trƣờng, một nhà hát chọn dựng một vở diễn nào cũng là một chuyện làm kinh tế, phải tính đến đầu tƣ và lợi nhuận thu đƣợc. Đây là một câu hỏi đối với những ngƣời làm kinh tế. Còn đối với nghệ thuật, chỉ riêng màn 2, trong khoảng 40 phút đồng hồ, gần nhƣ chỉ một mình Lê Khanh độc diễn bằng độc thoại. Liệu khán giả có chịu ngồi im theo dõi diễn viên độc thoại trong chừng ấy thời gian khơng? Liệu diễn viên có một mình làm chủ đƣợc sân khấu mà không trở thành cái loa phát ngôn của tác giả hoặc trở thành ngƣời diễn thuyết trƣớc đám đơng cử toạ hay khơng? Thì nghi vấn ấy đã có câu trả lời khẳng định. Trong ánh sáng của một ngọn lửa vàng rực rỡ nhƣ thế, chúng tôi tha thiết hi vọng những vở kịch khác của Nguyễn Đình Thi sẽ đƣợc dàn dựng và dàn dựng lại, để cho những kịch bản ấy đƣợc sống trọn vẹn trong khơng gian nghệ thuật sân khấu của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách kịch Nguyễn Đình Thi (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)