Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 31)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.1.1 Khái niệm cốt truyện

Khi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong bất kỳ tác phẩm nào, yếu tố đầu tiên mà các nhà nghiên cứu quan tâm đến là cốt truyện. Điều này cho thấy đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của một tác phẩm tự sự, có thể coi như cái khung, cái nền để làm chỗ dựa cho nội dung của tác phẩm đó. Gớt từng nhấn mạnh: “Đúng vậy, cịn gì quan trọng hơn cốt truyện và thiếu nó thì cả nền lý

luận nghệ thuật sẽ cịn ra gì nữa? Nếu cốt truyện khơng dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vơ ích.Và chính vì nghệ sĩ hiện nay khơng có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện tại mới bi đát như thế” [2,

tr.69]. Môôm - Nhà văn Anh (1874 - 1965) cũng khẳng định: “Nhà văn sống

bằng cốt truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” [2, tr.69].

Theo Lê Huy Bắc thì cốt truyện là “toàn bộ những sự kiện được nhà

văn kể trong văn bản tự sự (và văn bản dịch) mà người đọc có thể kể lại” [5,

tr. 34] và cốt truyện có một vị trí vơ cùng quan trọng trong các tác phẩm tự sự bởi lẽ “cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kỳ

một hình thức tự sự nào” [5, tr. 34] vì đây là yếu tố được coi như là “cái khung để đỡ cho tồn bộ tịa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [5, tr. 34].

Theo Từ điển văn học (Bộ mới) thì cốt truyện được hiểu “là một phương diện của hình thức nghệ thuật. Nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm – chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm” [46, tr.324].

Cuốn Lí luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên cũng đưa ra định nghĩa “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến

của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [11, tr.137].

Như vậy, dù có các cách thức biểu đạt khái niệm khác nhau, thì nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đều cơng nhận vai trị quan trọng của cốt truyện đối với tác phẩm văn học, nó có thể coi như cái khung cơ bản để các nhà văn dựa vào đó sáng tạo nên các tình tiết, các sự việc, biến cố… làm cơ sở vững chắc cho sự triển khai nội dung của bất kỳ tác phẩm nào. Cốt truyện khơng phải là tồn bộ nội dung tác phẩm, nhưng thông qua những sự kiện và hành động thể hiện qua cốt truyện, tác giả trình bày và giải quyết các xung đột, các mẫu thuẫn xã hội một cách nghệ thuật, qua đó tính cách của các nhân vật được hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại giữa chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt truyện đóng vai trị rất quan trọng trong sự thành công của một tác phẩm văn chương.

Tuy nhiên không phải tác phẩm văn học nào cũng có cốt truyện.Cốt truyện chỉ tồn tại trong các tác phẩm tự sự (bao gồm tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ), ký và kịch.Còn các tác phẩm trữ tình (ví dụ thơ) chủ yếu thể hiện cảm xúc, tình cảm, tâm trạng một cách trực tiếp hoặc thơng qua những hình ảnh, khơng có hệ thống các sự kiện, hành động nên hầu như khơng có cốt truyện.

Cũng cần phân biệt cốt truyện (plot) với khái niệm truyện (story), về cơ bản chúng đều là hệ thống những sự kiện nhưng trong khi chuỗi sự kiện của truyện được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính khơng có sự sắp đặt của người kể, thì chuỗi sự kiện của một câu truyện có cốt truyện sẽ được sắp xếp theo một ý đồ nghệ thuật chủ quan của người kể, khơng hồn tồn tn theo trật tự biên niên của sự kiện đó, với mục đích nhằm đạt tới hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sự hấp dẫn cao nhất.

Aristotle là người đầu tiên quan tâm đến vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học. Với quan điểm "nghệ thuật là sự mô phỏng", Aristote cho rằng cốt truyện chính là "linh hồn và cơ sở của bi kịch", là cái quan trọng nhất làm thành mục đích của bi kịch. Ơng chia cốt truyện ra làm ba phần: phần đầu,

phần giữa và phần kết. Còn các nhà nghiên cứu tự sự học hiện đại cho rằng cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động, vì vậy q trình phát triển của cốt truyện cũng chính là q trình phát triển của xung đột đó với các giai đoạn: hình thành, phát triển và kết thúc. Ngày nay, một cốt truyện điển hình sẽ bao gồm 5 phần chính theo thứ tự diễn biến như sau: phần trình bày, phần thắt nút, phần phát triển, phần đỉnh điểm và cuối cùng là phần kết thúc (phần mở nút). Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào một cốt truyện cũng có đầy đủ 5 thành phần trên, và không phải lúc nào thứ tự của các thành phần đó cũng được sắp xếp theo đúng trình tự diễn biến như trên. Tùy theo mục đích, ý đồ sáng tạo của người viết, cốt truyện có thể thiếu mất một vài thành phần, hoặc có thể đưa phần kết thúc hoặc đỉnh điểm lên trước.

Cốt truyện được phân chia thành nhiều loại tùy các tiêu chí phân chia. Ví dụ Lê Huy Bắc trong bản tổng kết các kiểu cốt truyện chung nhất cho loại hình tự sự có đưa ra quan điểm dựa trên các tiêu chí sự kiện, thời gian và nhân vật để phân chia các loại cốt truyện. Theo đó, dựa trên tiêu chí về sự kiện, có các loại cốt truyện phân đoạn (chương hồi) (episodic plot), cốt truyện liền mạch (chronological plot), cốt truyện huyễn ảo (supernature plot) và cốt truyện ghép mảnh (Fragment plot); dựa trên tiêu chí thời gian có cốt truyện siêu văn bản (hypertext plot), cốt truyện tuyến tính (linear plot), cốt truyện khung (frame plot) và cốt truyện gấp khúc (zigzag plot); cịn dựa trên tiêu chí nhân vật có cốt truyện đơn tuyến (simple plot), cốt truyện đa tuyến (complex plot), cốt truyện hành động (active plot) và cốt truyện tâm lý (psychological plot) và cốt truyện dòng ý thức (stream of consciousness plot).

2.1.2 Các loại hình cốt truyện trong truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hồi

Qua khảo sát, hầu hết các truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hồi đều có dung lượng ngắn trong khoảng từ 5-7 trang, một số truyện ngắn chỉ có 1-2 trang như Con chim gáy, Xem ếch Cuba, Con le nghiện, Gấu ăn trăng, Cành

Cạch chơi trăng, ngoài ra có một số tác phẩm có dung lượng dài hơn là truyện

dàiDế Mèn phiêu lưu ký, các truyệnHai ông cháu và đàn trâu (56 trang),

Chim Chích lạc rừng (20 trang) , ông Trạng Chuối (37 trang), anh em bò Kapin (16 trang),Đôi ri đá (13 trang),O chuột (10 trang),Một cuộc bể dâu (11

trang), Đực (14 trang), Đám cưới chuột (28 trang), Trê và Cóc (16 trang), Võ

sĩ Bọ Ngựa (29 trang), Mèo già hóa cáo (22 trang), Hai con ngỗng (26 trang), Bốn con gà (21 trang), Dê và Lợn (30 trang), Ba anh em (29 trang). Nếu dựa

vào tiêu chí nhân vật theo cách chia của Lê Huy Bắc, chúng tôi nhận thấy phần lớn những tác phẩm này đều được xây dựng theo cốt truyện đơn tuyến. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào yếu tố nội dung và nghệ thuật để phân chia thành ba loại cốt truyện là cốt truyện sinh hoạt đời thường, cốt truyện phiêu lưu và cốt truyện thần kỳ.

2.1.2.1 Cốt truyện sinh hoạt đời thường

GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét, Tơ Hồi là nhà văn của"ngườithường, chuyện thường, đời thường". Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Tơ Hồi là cảm hứng hiện thực mn mặt đời thường. Không phải Tô Hồi khơng thể viết được những gì hoa mỹ, những sáng tác tưởng tượng cao xa mà bởi Tơ Hồi có cảm hứng đặc biệt với những sự việc sinh hoạt đời thường “Tơi có thể viết mn vàn chuyện mộng mơ hoa lá mà tôi

không thể viết được, xưa nay tơi chỉ quen với những gì vụn vặt nhem nhọ”

[29, tr.118]. Ông viết truyện như những gì nó diễn ra trong cuộc sống “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tơi, gia đình tơi, làng tơi,

mọi cái của mình, quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn…”

[29, tr.64]. Vì thế, mơ hình cốt truyện phổ biến trong các sáng tác của ông là cốt truyện sinh hoạt đời thường, trong đó có truyện thiếu nhi về loài vật. Trong cốt truyện sinh hoạt đời thường, diễn biến câu chuyện chủ yếu xoay quanh những sự việc của cuộc sống đời thường. Để xây dựng cốt truyện, nhà văn sử dụng các chi tiết hiện thực của đời sống hàng ngày, sau đó tổ chức

thành những cốt truyện đơn giản. Tưởng như đây là một cơng việc dễ dàng, nhưng chính cốt truyện đời thường lại đặt ra cho tác giả những yêu cầu khó khăn trong việc làm thế nào để cốt truyện ấy hấp dẫn, thu hút người đọc, làm thế nào để từ những sự việc nhỏ nhặt, xoàng xĩnh của cuộc sống đưa được vào những vấn đề có tính xã hội mà vẫn giữ được cho câu chuyện sự dung dị, nhẹ nhàng cần thiết.

Tơ Hồi viết về những chuyện thường ngày mà ông đã gặp, đã thấy, tất cả được ẩn giấu khéo léo trong vỏ bọc là hình ảnh, là đời sống của những con vật. Viết về lồi vật, ơng khơng viết những chi tiết tưởng tượng, khơng đi vào miêu tả những hình ảnh hoa mỹ, gay cấn. Ơng quan sát tỉ mỉ và ghi chép lại những câu chuyện, nhưng chi tiết mà bất cứ ai cũng thấy nó như xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta, những hình ảnh chi tiết rất bình dị của cuộc sống: đàn cá đi ăn khi có mưa đầu mùa “Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi

chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá” [22, tr.25]

(Cá đi ăn thề), đàn chim gáy về khi vụ mùa đến báo hiệu một vụ mùa no ấm “Cứ đến mùa tháng mười thì có chim gáy ra đồng ta” [17, tr.147] (Con chim

gáy), con gà ấp trứng “có chị Mái Hoa nằm ổ ngay bên cạnh. Chị nằm xòa cánh, mắt đăm đăm, chốclại hiếc lên hiếc xuống” [22,tr. 38] (Ghi chép một ngày), con mèo bắt chuột “Mèo và chuột là đơi lồi có thù khơng đội trời chung với nhau. Mèo ghét chuột quá, ghét kịch liệt. Ý giả mèo ta tin rằng giống mình giỏi nhất thiên hạ; những tên chuột, tất cả lò nhà chuột, chỉ đáng đem thân làm nơ lệ cho lồi mèo thần thánh” [20, tr. 246] (O chuột), những

chú chó đùa nghịch với nhau, trông nhà hoặc gây sự với mèo (Ba anh em), những chú khỉ xin thức ăn từ du khách (Suối khỉ), con chuột ăn vụng cắn phá đồ đạc (Chuột thành phố), con Bọ Ngựa đánh nhau với con Châu Chấu Ma (Võ sĩ Bọ Ngựa), đàn trâu cày ruộng, ăn cỏ (Hai ông cháu và đàn trâu), con chim làm tổ (Đôi ri đá)… Đây đều là những sự việc rất quen thuộc và tạo được hứng thú với các em nhỏ.

Đồng thời, từ những cảm hứng đời thường về các con vật, tác giả muốn nói đến những hình ảnh đời thường của cuộc sống con người. Ví dụ như cảnh những chú chuột đói ăn trong Chuột thành phố“mình gầy như cái que nứa, đuôi tuột hết cả lơng” [27], phải ăn cả xà phịng, dây giày và thường xuyên

uống nước lã. Chú Chuột Cộc – nhân vật chính của truyện cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “đói nơn nao, chống váng cả người”[27], chỉ biết uống nước lã, nhắm mắt ngủ cho qua cơn đói cũng chính là hình ảnh cái đói, sự nghèo khổ cơ cực của bà con ta những năm trước cách mạng; hình ảnh đơi vợ chồng chim ri đá cặm cụi làm tổ khiến bạn đọc hình dung đến cuộc sống của một cặp vợ chồng nhà quê mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày (Đơi ri đá), hình ảnh chú gà Mái mải mê chăm đàn con “Mụ mải mê chăm con đến quên

cả mình. Chả thế mà trong khi mụ còn trẻ, thân hình mụ gầy xác gầy xơ… phải gọi mụ là một bà khan nhà quê, một bà lý chỉ biết có việc tảo tần bn bán để nuôi con cho đi thả chim thả diều và nuôi chồng một ngày hai bữa rượu” [20, tr. 267] là hình ảnh những người phụ nữ hết lịng lo lắng cho gia

đình chồng con quên cả bản thân (Một cuộc bể dâu), hình ảnh chú Dế Mèn cậy khỏe bắt nạt chú Dế Choắt, hình ảnh họ nhà Nhện cậy đơng cậy khỏe bắt nạt chị Nhà Trò cơ độc yếu đuối phải chăng chính là hình ảnh những cậu bé cậy chút sức khỏe, cậy đông bắt nạt các bạn yếu hơn (Dế Mèn phiêu lưu ký), hình ảnh chú chim Chích Bơng vượt qua những nhà máy để trở về với Bé (Chim Chích lạc rừng), chú gà trống thấy ánh điện của nhà máy thuốc trừ sâu tưởng trời đã sáng cất tiếng gáy lúc mới hơn mười giờ đêm (Ị ó o) hay những chú trâu béo tốt (Hai ông cháu và đàn trâu) là những loài vật thay cho tiếng nói ca ngợi tự hào về cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ấm no trên mảnh đất quê hương…

Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường, truyện của Tơ Hồi vì thế cũng tự nhiên mà thủ thỉ như tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống. Nhà văn quan tâm đến các chi tiết, quan sát ghi ghép tỉ mỉ và trình bày chúng theo một

trật tự của thời gian, diễn biến sự việc. Ơng khơng lên giọng, không nhấn mạnh thậm chí khơng muốn bất cứ sự can thiệp nào mang tính chủ quan của mình vào cốt truyện. Về điểm này, Tơ Hoài khác với nhiều nhà văn hiện thực đời thường như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Bởi lẽ không chỉ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi, trong các tác phẩm dành cho bạn đọc là người lớn, ta vẫn luôn thấy Tơ Hồi thấm đượm chất hiện thực cuộc sống mà vẫn nhẹ nhàng, khách quan, giọng văn thủ nhỉ da diết, các tình tiết sắp xếp theo trình tự không nhiều những chi tiết lên gân kịch tính. Viết về đời thường một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc, đó là nét đặc sắc trong những tác phẩm của Tô Hồi nói chung, trong những truyện thiếu nhi về lồi vật nói riêng.

Nhưng khơng phải là Tơ Hồi chỉ đơn giản liệt kê sự việc, mà qua đó nhà văn còn muốn gửi gắm tới bạn đọc những ý nghĩa nhân sinh cao cả, nhất là những bài học nhẹ nhàng thấm thía với các em thiếu nhi. Mơ hình cốt truyện đời thường chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hồi, ngay cả khi viết theo kiểu cốt truyện khác thì trong đó vẫn đầy những chi tiết mang màu sắc đời sống sinh hoạt ngày thường. Những câu chuyện ấy giúp ta hình dung về cuộc sống thường ngày của những loài vật, mang đến cho chúng ta những kiến thức thú vị về thế giới các loài vật xung quanh, đồng thời gợi lên cho người đọc sự liên tưởng đến những con người đời thường với những lo toan, với ước mơ bình dị.

2.1.2.2 Cốt truyện phiêu lưu

Cốt truyện phiêu lưu thường gắn với các tác phẩm phiêu lưu, đó là những tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu đến những miền xa lạ, đối diện và chứng kiến những điều ly kỳ chưa từng thấy. Viết về các câu truyện phiêu lưu là nội dung được nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi yêu thích, bởi ở lứa tuổi còn nhiều mơ mộng và ham mê khám phá những điều mới lạ, những tác phẩm phiêu lưu khơi gợi nhiều chân trời lý thú, tạo được niềm yêu thích say mê, trí

tưởng tượng và xây dựng những mơ ước của các em. Cốt truyện phiêu lưu là một vấn đề khá rộng và phức tạp, bàn về vấn đề này các nhà nghiên cứu, phê bình, học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau. M.Bakhtin nhấn mạnh bản chất của cốt truyện phiêu lưu là “Cốt truyện phiêu lưu khơng dựa vào nhữnghồn

cảnh hiện hữu và ổn định – các hồn cảnh gia đình, xã hội, tiểu sử, nó phát triển bất chấp các hoàn cảnh ấy. Hoàn cảnh phiêu lưu là hoàn cảnh mà bất cứ người nàovới tư cách là con người đều có thể lâm vào” [32, tr. 99]. Cịn

G.N.Pospelop khẳng định “Cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện biên niên, trong

đó có thể kết hợp các hành động kiên quyết, đầy sáng kiến của nhân vật, các sự kiện lặp lại, các cuộc phiêu lưu đủ loại. Cuộc sống phiêu lưu ấy giống một vũ đài tập hợp các tình huống hạnh phúc và bất hạnh thay thế nhau một cách bất ngờ” [5, tr. 235]. Ở Việt Nam, Trần Đình Sử cho rằng “Sức hấp dẫn của cốt truyện phiêu lưu được tạo bởi các yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ và chính điều này làm cho truyện có sức hút với ngườiđọc” [41, tr. 57], còn Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 31)