Chƣơng 3 NGƢỜI KỂCHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
3.2 Giọng điệu trần thuật
3.2.1 Giọng hài hước hóm hỉnh
Ấn tượng đầu tiên khi đọc những câu truyện thiếu nhi về loài vật của Tơ Hồi là giọng điệu hài hước dí dỏm, mang đến cho truyện sự vui tươi, sinh động như chính lứa tuổi thiếu nhi hồn nhiên, tinh nghịch. Giọng điệu này
cũng thể hiện một thái độ tích cực của nhà văn trước những sự việc của cuộc sống – ln nhìn sự việc trong sự vui vẻ lạc quan hài hước.
Giọng điệu trong tác phẩm văn học được thể hiện qua nhiều yếu tố của tác phẩm như: từ ngữ, hình ảnh, cách gọi tên, lời trữ tình ngoại đề hoặc lời trần thuật khách quan. Sự hài hước dí dỏm của Tơ Hồi thể hiện ngay ở việc ông gọi tên các con vật – những nhân vật trong các tác phẩm của mình – bằng những danh xưng rất thú vị, như đôi vợ chồng Chuột bạch trong Truyện gã chuột bạch được gọi rất mỹ miều tình cảm Cậu mợ “Từ đấy, dù mở cửa, cậu mợ chuột cũng không muốn đi ra. Họ yếu đuối. Ở ngồi, làm chi có gạo để ăn” [20, tr.255], gọi chuột cái là nàng “Nàng chưa nhìn ra ngồi như thế bao giờ. Nàng vốn khơng hay có tính vẩn vơ như chồng” [20, tr.257] đúng với lối
sống phong lưu tha thẩn trong lồng chỉ suốt ngày ăn, ngủ và đánh vòng của chúng. Hay trong Một cuộc bể dâu, anh chàng Gà chọi chột được gọi là ông Từ Hải “Cái tiếng gáy mới kinh khủng chứ! Ai mà chả phải sợ ơng Từ Hải” [20, tr.262] cịn nàng gà mái – tình nhân của chàng gà chọi vốn là một ả gà mái nạ dòng cũng được tác giả dành cho danh xưng rất thú vị “ả Kiều già” [20, tr.263], “chị ả nõn nường” [20, tr.265], cơ chuột chù xấu xí mà hầu như ai cũng ghê sợ cũng được gọi bằng cái tên rất mỹ miều “Đó là cơ tiểu thư
Chuột Chù” [21, tr.454] (Đám cưới chuột). Dế Mèn phiêu lưu ký dựng lên cả
một thế giới nhân vật đơng đúc, trong đó khơng thiếu những nhân vật khiến độc giả bật cười ngay từ cái tên như “thầy đồ Cóc” ăn nói văn vẻ nhưng “nói
chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa”, “Đại vương Ếch Cốm” nói có mấy câu thì
đầu đi câu nào cũng "ngày trước ta..." và "ta biết rồi..." đến mức Dế Trũi phải sốt ruột mà lớn giọng “Ơng chẳng biết cóc gì hết ! Ơng là ếch ngồi đáy
giếng, ếch ngồi đáy giếng chỉ trông thấy mẩu trời trong miệng giếng đã tưởng nom thấy cả vòm trời !” [26]. Cách gọi tên nhân vật như vậy vừa thể hiện
được phần nào đặc trưng của nhân vật mà lại rất ngộ nghĩnh, sinh động, đồng thời vừa là một cách nhân hóa khiến cho những nhân vật trở nên gần gũi thân
thuộc với thế giới con người và đồng thời tác giả cũng khéo léo gửi gắm vào đó thái độ với từng nhân vật nữa.
Đặc biệt, sự hài hước và hóm hỉnh của Tơ Hồi gây ấn tượng với người đọc qua cách nhà văn miêu tả các hành động và suy nghĩ của loài vật như những hành động và suy nghĩ của con người, và miêu tả một cách tỉ mỉ đồng thời lại rất đáng yêu. Qua ngòi bút miêu tả của ơng, các lồi vật hiện lên sinh động, ngộ nghĩnh, với những nét tính cách đáng u mà trong đó có nhiều nét tính cách khá giống với tính cách của các em thiếu nhi: trẻ con, ngây thơ, ngốc nghếch, hiếu thắng. Chú Cành Cạch trong Cành Cạch chơi trăng đã hẹn bạn Cào Cào đi chơi trăng nhưng vốn quen thói ngủ sớm, khi thấy trăng khuất vào quãng núi Cành Cạch đổ ngay cho ông Trăng bất lịch sự ngủ quên cả bè bạn và cũng đi ngủ luôn cho “béo mắt”, đúng là “Cành Cạch nghiêm nghị, oai
vệ, to gấp mười con Cào Cào, ấy thế mà lại tồ” [21, tr.105], Hai anh em Vện
và Đen trong “Ba anh em” đánh nhau để phân ngôi thứ xem ai là anh ai là em với giao ước “Trong cuộc đấu, cấm không được hé răng kêu” [21, tr.386], chúng hùng hổ xông vào trận chiến và con nào cũng cố kìm khơngkêu nhưng rồi “cái lối vừa cắn vừa sủa đã quen mõm đi rồi. Cho nên, chỉ mới vật lộn
được vài phút đã ầm ĩ râm ran, vang động cả nhà trên nhà dưới, ngoài vườn”
[21, tr.386] và hậu quả là chúng bị chủ trại vác gậy đánh cho một trận nên thân. Hết đánh nhau, chúng nghĩ ra phải làm việc tốt lập công với chủ, thế là khách đến chơi nhà “hai anh hăm hở giã”[20, tr.388] khiến khách tái mét cả mặt mũi, rách hết cả quần áo và đương nhiên hai anh chàng ngốc nghếch lại bị ăn một trận đòn nên thân. Anh chàng võ sĩ Bọ Ngựa cậy thế bắt nạt hai tên Châu Chấu Ma và Gián Ống thuốc vào hàng nhút nhát nhất quả đất nhưng lại cứ nghĩ ta đây oai hùng dũng mãnh lắm, cậu chàng thậm chí cịn bắt hai kẻ yếu hèn kia gọi mình một cách mỹ miều “Ta là một anh hùng trên đời. Chữ
Bọ là để chỉ những loài hèn kém. Chứ đối với ta không xứng. Vậy ta đổi ra chữ Bọ là chữ Đại. Còn chữ Ngựa nghe nó nơm na, khơng được thanh nhã
mấy. Vậy ta đổi chữ Ngựa ra chữ Mã! Tên ta từ nay là Đại Mã. Đại Mã! Ông Đại Mã! Ngươi nghe rõ chưa?” [21, tr.418]. Dê và Lợn bỏ trốn được chưa
đến một ngày đường chúng đã ì cạch, nặng nề, nhăn nhó vì… mệt, khiến ai cũng phải phì cười.
Đơi khi giọng điệu dí dỏm của tác giả tốt lên từ việc miêu tả những đặc điểm của nhân vật nhưng lại dưới một cách nhìn hài hước, thể hiện sự lạc quan. Những chú Cào Cào với bộ cánh xanh đỏ được tác giả gắn cho sự thẹn thùng đỏm dáng trong khi những chú Châu Chấu Ma lại được gắn cho tính cách lơn tơn tán tỉnh cách chị Cào cào “Những chị Cào Cào trong làng ra, mỹ
miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. Các anh Châu Chấu Ma thì mặt mũi rất xí nhưng chúa hay lơn tơn đón đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp” [26] hay những chú chó con ăn vụng giật mình
khi nghe tiếng gà gáy “Lại đến tình cảnh những nỡm chó con ra ăn vụng cơm
của gà mới buồn cười. Nghe tiếng gà ồ ồ gáy, chả biết là tiếngngười ta chửi, người ta mắng hay tiếng máy móc ghê gớm gì, các ranh cứ nháo mắt lên, đi cúp thụt xuống tận bụng, len lét chuồn thẳng” [20, tr.262]. Hoặc cũng có khi
tiếng cười dí dỏm của tác giả cịn đồng thời là sự phê phán nhẹ nhàng, ví dụ như tính cách lơ đãng, ngớ ngẩn của cặp vợ chồng chú Ngan trong Mụ Ngan “Đã có một lần, có một đứa trẻ ngắt hai chiếc lá khoai san hà. Nó vật con
ngan xuống và lấy lá khoai trùm kín cả đôi bên mắt chúng. Đôi ngan bừng mắt ra, thấy màu xanh xanh của lá phủ trên mặt thì quên hết cả trước sau. Chúng cho ngay rằng chúng đương được nằm lơ mơ trong bụi cỏ. Bụi cỏ non xanh và mát. Thế là chúng cứ nằm chỏng chân lên im lặng khơng nhúc nhích, cho mãi tới lúc hai chiếc lá khơ cong, hé nhìn lên thấy trời, chúng mới lóp ngóp bị dậy” [20, tr.277] hay gã ếch cốm với danh xưng Đại vương nhân cơ
hội xóm lầy lội đói kém cậy mình cịn to béo khoẻ mạnh nhất vùng mà xưng vương, Tơ Hồi mượn câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” mà nói về tính
cách khốc lác một tấc đến trời của anh ta, lúc nào cũng lặp đi lặp lại “ta biết
rồi” với “ngày trước ta” dù chẳng biết gì cả, hay cơ Chuột Chù yểu điệu với
cái tính khinh khỉnh, hậu quả là ả ta “héo hắt đi rồi chết già, chẳng ai buồn
lấy, chẳng ai rước đi cho” [21, tr.466]. Khác với Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng dùng tiếng cười trào phúng để đả kích phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân, tiếng cười phê phán trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tơ Hồi lại nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhưng thâm trầm, sâu sắc.
Đọc truyện thiếu nhi về loài vật của Tơ Hồi, khơng chỉ bạn đọc nhỏ tuổi mà cả người lớn đơi khi cũng phải bật cười vì những chi tiết, những từ ngữ rất hài hước sinh động được tác giả sử dụng vô cùng khéo léo. Câu truyện vì thế mang tính giải trí rất cao, truyền cho độc giả sự vui vẻ lạc quan yêu đời, yêu mến thế giới động vật xung quanh.