Các loại hình cốt truyện trong truyện thiếu nhi về loài vật củaTô Hoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 33 - 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.1.2 Các loại hình cốt truyện trong truyện thiếu nhi về loài vật củaTô Hoài

Hoài

Qua khảo sát, hầu hết các truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài đều có dung lượng ngắn trong khoảng từ 5-7 trang, một số truyện ngắn chỉ có 1-2 trang như Con chim gáy, Xem ếch Cuba, Con le nghiện, Gấu ăn trăng, Cành

Cạch chơi trăng, ngoài ra có một số tác phẩm có dung lượng dài hơn là truyện

dàiDế Mèn phiêu lưu ký, các truyệnHai ông cháu và đàn trâu (56 trang),

Chim Chích lạc rừng (20 trang) , ông Trạng Chuối (37 trang), anh em bò Kapin (16 trang),Đôi ri đá (13 trang),O chuột (10 trang),Một cuộc bể dâu (11

trang), Đực (14 trang), Đám cưới chuột (28 trang), Trê và Cóc (16 trang), Võ

sĩ Bọ Ngựa (29 trang), Mèo già hóa cáo (22 trang), Hai con ngỗng (26 trang), Bốn con gà (21 trang), Dê và Lợn (30 trang), Ba anh em (29 trang). Nếu dựa

vào tiêu chí nhân vật theo cách chia của Lê Huy Bắc, chúng tôi nhận thấy phần lớn những tác phẩm này đều được xây dựng theo cốt truyện đơn tuyến. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào yếu tố nội dung và nghệ thuật để phân chia thành ba loại cốt truyện là cốt truyện sinh hoạt đời thường, cốt truyện phiêu lưu và cốt truyện thần kỳ.

2.1.2.1 Cốt truyện sinh hoạt đời thường

GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét, Tô Hoài là nhà văn của"ngườithường, chuyện thường, đời thường". Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Tô Hoài là cảm hứng hiện thực muôn mặt đời thường. Không phải Tô Hoài không thể viết được những gì hoa mỹ, những sáng tác tưởng tượng cao xa mà bởi Tô Hoài có cảm hứng đặc biệt với những sự việc sinh hoạt đời thường “Tôi có thể viết muôn vàn chuyện mộng mơ hoa lá mà tôi

không thể viết được, xưa nay tôi chỉ quen với những gì vụn vặt nhem nhọ”

[29, tr.118]. Ông viết truyện như những gì nó diễn ra trong cuộc sống “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi,

mọi cái của mình, quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn…”

[29, tr.64]. Vì thế, mô hình cốt truyện phổ biến trong các sáng tác của ông là cốt truyện sinh hoạt đời thường, trong đó có truyện thiếu nhi về loài vật. Trong cốt truyện sinh hoạt đời thường, diễn biến câu chuyện chủ yếu xoay quanh những sự việc của cuộc sống đời thường. Để xây dựng cốt truyện, nhà văn sử dụng các chi tiết hiện thực của đời sống hàng ngày, sau đó tổ chức

thành những cốt truyện đơn giản. Tưởng như đây là một công việc dễ dàng, nhưng chính cốt truyện đời thường lại đặt ra cho tác giả những yêu cầu khó khăn trong việc làm thế nào để cốt truyện ấy hấp dẫn, thu hút người đọc, làm thế nào để từ những sự việc nhỏ nhặt, xoàng xĩnh của cuộc sống đưa được vào những vấn đề có tính xã hội mà vẫn giữ được cho câu chuyện sự dung dị, nhẹ nhàng cần thiết.

Tô Hoài viết về những chuyện thường ngày mà ông đã gặp, đã thấy, tất cả được ẩn giấu khéo léo trong vỏ bọc là hình ảnh, là đời sống của những con vật. Viết về loài vật, ông không viết những chi tiết tưởng tượng, không đi vào miêu tả những hình ảnh hoa mỹ, gay cấn. Ông quan sát tỉ mỉ và ghi chép lại những câu chuyện, nhưng chi tiết mà bất cứ ai cũng thấy nó như xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta, những hình ảnh chi tiết rất bình dị của cuộc sống: đàn cá đi ăn khi có mưa đầu mùa “Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi

chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá” [22, tr.25]

(Cá đi ăn thề), đàn chim gáy về khi vụ mùa đến báo hiệu một vụ mùa no ấm “Cứ đến mùa tháng mười thì có chim gáy ra đồng ta” [17, tr.147] (Con chim

gáy), con gà ấp trứng “có chị Mái Hoa nằm ổ ngay bên cạnh. Chị nằm xòa cánh, mắt đăm đăm, chốclại hiếc lên hiếc xuống” [22,tr. 38] (Ghi chép một ngày), con mèo bắt chuột “Mèo và chuột là đôi loài có thù không đội trời chung với nhau. Mèo ghét chuột quá, ghét kịch liệt. Ý giả mèo ta tin rằng giống mình giỏi nhất thiên hạ; những tên chuột, tất cả lò nhà chuột, chỉ đáng đem thân làm nô lệ cho loài mèo thần thánh” [20, tr. 246] (O chuột), những

chú chó đùa nghịch với nhau, trông nhà hoặc gây sự với mèo (Ba anh em), những chú khỉ xin thức ăn từ du khách (Suối khỉ), con chuột ăn vụng cắn phá đồ đạc (Chuột thành phố), con Bọ Ngựa đánh nhau với con Châu Chấu Ma (Võ sĩ Bọ Ngựa), đàn trâu cày ruộng, ăn cỏ (Hai ông cháu và đàn trâu), con chim làm tổ (Đôi ri đá)… Đây đều là những sự việc rất quen thuộc và tạo được hứng thú với các em nhỏ.

Đồng thời, từ những cảm hứng đời thường về các con vật, tác giả muốn nói đến những hình ảnh đời thường của cuộc sống con người. Ví dụ như cảnh những chú chuột đói ăn trong Chuột thành phố“mình gầy như cái que nứa, đuôi tuột hết cả lông” [27], phải ăn cả xà phòng, dây giày và thường xuyên

uống nước lã. Chú Chuột Cộc – nhân vật chính của truyện cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “đói nôn nao, choáng váng cả người”[27], chỉ biết uống nước lã, nhắm mắt ngủ cho qua cơn đói cũng chính là hình ảnh cái đói, sự nghèo khổ cơ cực của bà con ta những năm trước cách mạng; hình ảnh đôi vợ chồng chim ri đá cặm cụi làm tổ khiến bạn đọc hình dung đến cuộc sống của một cặp vợ chồng nhà quê mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày (Đôi ri đá), hình ảnh chú gà Mái mải mê chăm đàn con “Mụ mải mê chăm con đến quên

cả mình. Chả thế mà trong khi mụ còn trẻ, thân hình mụ gầy xác gầy xơ… phải gọi mụ là một bà khan nhà quê, một bà lý chỉ biết có việc tảo tần buôn bán để nuôi con cho đi thả chim thả diều và nuôi chồng một ngày hai bữa rượu” [20, tr. 267] là hình ảnh những người phụ nữ hết lòng lo lắng cho gia

đình chồng con quên cả bản thân (Một cuộc bể dâu), hình ảnh chú Dế Mèn cậy khỏe bắt nạt chú Dế Choắt, hình ảnh họ nhà Nhện cậy đông cậy khỏe bắt nạt chị Nhà Trò cô độc yếu đuối phải chăng chính là hình ảnh những cậu bé cậy chút sức khỏe, cậy đông bắt nạt các bạn yếu hơn (Dế Mèn phiêu lưu ký), hình ảnh chú chim Chích Bông vượt qua những nhà máy để trở về với Bé (Chim Chích lạc rừng), chú gà trống thấy ánh điện của nhà máy thuốc trừ sâu tưởng trời đã sáng cất tiếng gáy lúc mới hơn mười giờ đêm (Ò ó o) hay những chú trâu béo tốt (Hai ông cháu và đàn trâu) là những loài vật thay cho tiếng nói ca ngợi tự hào về cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ấm no trên mảnh đất quê hương…

Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường, truyện của Tô Hoài vì thế cũng tự nhiên mà thủ thỉ như tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống. Nhà văn quan tâm đến các chi tiết, quan sát ghi ghép tỉ mỉ và trình bày chúng theo một

trật tự của thời gian, diễn biến sự việc. Ông không lên giọng, không nhấn mạnh thậm chí không muốn bất cứ sự can thiệp nào mang tính chủ quan của mình vào cốt truyện. Về điểm này, Tô Hoài khác với nhiều nhà văn hiện thực đời thường như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Bởi lẽ không chỉ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi, trong các tác phẩm dành cho bạn đọc là người lớn, ta vẫn luôn thấy Tô Hoài thấm đượm chất hiện thực cuộc sống mà vẫn nhẹ nhàng, khách quan, giọng văn thủ nhỉ da diết, các tình tiết sắp xếp theo trình tự không nhiều những chi tiết lên gân kịch tính. Viết về đời thường một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc, đó là nét đặc sắc trong những tác phẩm của Tô Hoài nói chung, trong những truyện thiếu nhi về loài vật nói riêng.

Nhưng không phải là Tô Hoài chỉ đơn giản liệt kê sự việc, mà qua đó nhà văn còn muốn gửi gắm tới bạn đọc những ý nghĩa nhân sinh cao cả, nhất là những bài học nhẹ nhàng thấm thía với các em thiếu nhi. Mô hình cốt truyện đời thường chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài, ngay cả khi viết theo kiểu cốt truyện khác thì trong đó vẫn đầy những chi tiết mang màu sắc đời sống sinh hoạt ngày thường. Những câu chuyện ấy giúp ta hình dung về cuộc sống thường ngày của những loài vật, mang đến cho chúng ta những kiến thức thú vị về thế giới các loài vật xung quanh, đồng thời gợi lên cho người đọc sự liên tưởng đến những con người đời thường với những lo toan, với ước mơ bình dị.

2.1.2.2 Cốt truyện phiêu lưu

Cốt truyện phiêu lưu thường gắn với các tác phẩm phiêu lưu, đó là những tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu đến những miền xa lạ, đối diện và chứng kiến những điều ly kỳ chưa từng thấy. Viết về các câu truyện phiêu lưu là nội dung được nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi yêu thích, bởi ở lứa tuổi còn nhiều mơ mộng và ham mê khám phá những điều mới lạ, những tác phẩm phiêu lưu khơi gợi nhiều chân trời lý thú, tạo được niềm yêu thích say mê, trí

tưởng tượng và xây dựng những mơ ước của các em. Cốt truyện phiêu lưu là một vấn đề khá rộng và phức tạp, bàn về vấn đề này các nhà nghiên cứu, phê bình, học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau. M.Bakhtin nhấn mạnh bản chất của cốt truyện phiêu lưu là “Cốt truyện phiêu lưu không dựa vào nhữnghoàn

cảnh hiện hữu và ổn định – các hoàn cảnh gia đình, xã hội, tiểu sử, nó phát triển bất chấp các hoàn cảnh ấy. Hoàn cảnh phiêu lưu là hoàn cảnh mà bất cứ người nàovới tư cách là con người đều có thể lâm vào” [32, tr. 99]. Còn

G.N.Pospelop khẳng định “Cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện biên niên, trong

đó có thể kết hợp các hành động kiên quyết, đầy sáng kiến của nhân vật, các sự kiện lặp lại, các cuộc phiêu lưu đủ loại. Cuộc sống phiêu lưu ấy giống một vũ đài tập hợp các tình huống hạnh phúc và bất hạnh thay thế nhau một cách bất ngờ” [5, tr. 235]. Ở Việt Nam, Trần Đình Sử cho rằng “Sức hấp dẫn của cốt truyện phiêu lưu được tạo bởi các yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ và chính điều này làm cho truyện có sức hút với ngườiđọc” [41, tr. 57], còn Nguyễn

Thị Nhu dựa vào khái niệm cốt truyện theo quan điểm của Lotman để đưa ra định nghĩa “cốt truyện phiêu lưu không chỉ có hai đặc trưng quan trọng: nhân

vật, sự kiện phiêu lưu, mà còn có một yếu tố nữa làm nên bản sắc của nó là không gian phiêu lưu… mỗi bước đi của nhân vật qua các không gian khác nhau mở ra một thế giới mới, số phận nhân vật cũng theo đó mà thay đổi”

[36] trong đó các không gian mà nhân vật xuất phát và tìm đến là nơi nhân vật phiêu lưu gặp phải biến cố và vượt qua thử thách.

Trong giới hạn của những tác phẩm truyện thiếu nhi, chúng ta có thể hiểu cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện gắn với những sự kiện là các cuộc phiêu lưu mà trong đó nhân vật có sự di chuyển từ không gian này sang các không gian khác, nhằm một mục đích khám phá hoặc mong muốn có sự thay đổi, có một cuộc sống mới mẻ thú vị hơn hoặc theo đuổi một mục đích, một ý nghĩa nào đó. Với cảm hứng viết về đời thường là chủ yếu, số lượng các tác phẩm có cốt truyện phiêu lưu trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài

tuy không nhiều, nhưng đều là những tác phẩm đặc sắc, nổi bật nhất phải kể đến tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký.

Ngoài Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài còn viết một số truyện khác mà trong đó, nhân vật – loài vật tuy không có những cuộc phiêu lưu ý nghĩa và qua nhiều vùng đất như chàng Dế Mèn và Dế Trũi, nhưng cũng đã có những sự di chuyển có mục đích mang hơi hướng của một cuộc phiêu lưu. Ví dụ như chàng Dê và Lợn trong tác phẩm Dê và Lợn rủ nhau bỏ trốn để “đi đến một

nơi nào mà sống sung sướng hơn chỗ này” [21, tr.363] chàng Dê thuyết phục

anh bạn Lơn Ỉ “ Chao ôi, thì ra anh bị giam hãm lâu quá đến nỗi quên tất cả

thế nào là nghĩa của hai chữ tự do rồi. Anh có biết tự do là thế nào không?”

[21, tr.358] rõ ràng là những ý nghĩa rất cao cả của một cuộc phiêu lưu, đáng tiếc là hai anh chàng này dù tràn đầy khí thế quyết tâm nhưng lại lười biếng ì ạch nên cuộc phiêu lưu mới tiến hành được có hơn một ngày, chúng cũng chỉ mới đi cách trang trại chưa xa đã nhanh chóng bị bắt quay trở lại, mặc dù sau đó chúng vẫn nung nấu ý định phiêu lưu tiếp “tôi thì tôi vẫn muốn đi, lúc nào

cũng muốn đi. Nếu có dịp, tôi và anh lại đi” [21, tr. 380]. Chú Mèo con nhỏ

xíu mới sinh được có vài ngày trong Cậu Miu cũng có chuyến phiêu lưu nho nhỏ đầu tiên khi vô tình trèo lên một chiếc xe ô tô vàng khè chơi, từ sự sợ hãi ban đầu cậu lại đổi ra thích thú “Thế là cái sợ lại đổi ra cái thích. Cậu Miu

ung dung tựa đuôi vào cạnh thùng xe, xem phong cảnh hai bên đường phố”

[22, tr. 52] cậu tận mắt thấy bao nhiêu là điều lạ. Chú Mèo Vaxia trong tác phẩm cùng tên thì cũng là loài mèo như cậu Miu, nhưng chú ta có một chuyến phiêu lưu xa xôi hơn khi đi từ Pháp tới Nga “ít ai biết họ nhà mèo cũng máu

phiêu lưu như ai” [22, tr. 158] mà. Hẳn là Vaxia hãnh diện về chuyến đi ấy

lắm, cậu ta kể lại nó đầy hào hứng và tự hào “Mình chẳng đi theo ai đâu. Có

một vé đáp tàu tốc hành Pari- Matxcơva hẳn hoi. Đằng ấy đi chơi thế được không?” [22, tr.158]. Chú ta khi quyết định ra đi cũng đã có những phút yếu

quyết tâm ra đi, chuyến đi xa trên tàu đã giúp Vaxia thấy được những người bạn tốt khác với bọn trộm cắp chó mèo ở Pari “Người trên tàu cho mẩu bánh,

khúc xúc xích, khúc cá. Vào buồng nào cũng được cho ăn. Không có đứa nào thèm chén thịt tôi” [22, tr. 160], sau đó đoàn tàu đến Matxcơva và Vaxia đã

may mắn gặp được người bạn tốt của mình – ông lão Giôri tốt bụng. Chú chim tăng ló cũng có chuyến phiêu lưu thú vị qua ba nước Đông Dương “theo

sông Mêkông xuôi suốt ba nước, từ Lào xuống Campuchia sang Việt Nam”

[22, tr. 205], bắt đầu từ “bãi cát tên mỏm đó chỗ ngã ba sông Nậm U –

Mêkông trên nước Lào” đến Luông phabăng, Phu Xỉ, Mường Khổn, rồi đến

thị trấn Stung Treng của Campuchia, Chang Va, Phnôm Pêng, chim bắt đầu vào Việt Nam ở Vĩnh Long rồi còn bay xuống tận mũi Cà Mau, qua mỗi vùng đất là mỗi đặc sản, mỗi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp khác nhau. Anh Sơn Dương trong Những chuyện xa lạ với “những câu chuyện đường xa lý thú” và vẻ đẹp của một chàng Sơn Dương đi nhiều đậm chất phong trần “bộ mã đen

nhánh như nhựa thâm…những cặp móng lúc nào cũng đen nhoáng…hai con mắt lừ lừ biếc xanh như đôi sao Hôm mọc cùng một lúc” [22, tr.108] hấp dẫn

các bạn trên đồi, nhất là cậu Dê Bé, cũng như những câu truyện mang chất phiêu lưu bao giờ cũng có sức hấp dẫn lớn với các bạn nhỏ vậy.

Như vậy, cốt truyện phiêu lưu trong các tác phẩm này tuy không phát triển qua nhiều chặng đường kịch tính, có thể coi như những câu truyện phiêu lưu ở dạng đơn giản, tiềm ẩn, nhưng mở mang ra trước mắt các em những chân trời mới, khơi gợi được sự say mê tìm hiểu và khám phá ở các em qua những chuyến đi của các nhân vật. Cách xây dựng cốt truyện phiêu lưu nhẹ nhàng như vậy cũng là một điểm thú vị trong văn phong của Tô Hoài, có thể gọi là “cốt truyện phiêu lưu theo cảm hứng sinh hoạt”.

2.2.2.3 Cốt truyện cổ tích

Cốt truyện cổ tích là cốt truyện có chứa các yếu tố thần kỳ, chúng tôi đặt tiêu đề này dựa trên việc khảo sát truyện thiếu nhi về loài vật và nhận thấy

có nhiều tác phẩm chứa đựng các yếu tố thần kỳ. Đặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện được kể. Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thường của sự kiện và hành động cổ tích. Thế giới cố tích có những yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 33 - 43)