Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 100)

Chƣơng 3 NGƢỜI KỂCHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT

3.3.1Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương

3.3 Ngôn ngữ trần thuật

3.3.1Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Vì thế, M.Gorki đã từng viết: “Yếu tố

đầu tiên của văn học là ngơn ngữ, cơng cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”. Văn học

là nghệ thuật ngơn từ mà trong đó mỗi nhà văn là một nghệ sĩ. Nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống và phong cách ngơn ngữ riêng biệt, độc đáo.

Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật đôi khi cũng được sử dụng với cái tên như ngôn ngữ văn học hay lời văn nghệ thuật. Dựa trên các cơng trình nghiên cứu về lý luận văn học thì nhìn chung chúng có những điểm tương đồng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Ngơn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ

yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, khơng chỉ có chức năng thơng tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngơn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ” [15, tr.98], “lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngơn từ nghệ thuật của các tác phẩm văn học” [15,130]

cịn “ngơn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để chỉ một cách bao quát các hiện

tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học [15, 149].

Nhìn chung sự khác nhau giữa các khái niệm trên chỉ mang tính chất tương đối, nên trong nhiều trường hợp người ta có thể sử dụng chúng để thay thế cho nhau để chỉ ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm văn học.

Ngôn ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng có tác phẩm văn chương. Qua hệ thống ngôn từ của tác phẩm, thế giới nhân vật, các tình tiết sự kiện hiện lên sống động trước mắt người đọc, các hình tượng văn học được dựng lên với sức mạnh biểu tượng to

lớn, nhờ đó mà người đọc mới có thể nắm bắt được ý đồ nghệ thuật, nội dung- tư tưởng tác giả gửi gắm trong đó. Ngồi ra, ngơn ngữ cịn là một trong những yếu tố đánh giá tài năng sáng tạo và thể hiện cá tính – phong cách sáng tác của tác giả.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm vì thế chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, mơi trường - hồn cảnh sống, thời đại, sự lựa chọn thể loại, năng lực của nhà văn…và mang nhiều đặc điểm thể hiện tính hình tượng so với ngơn ngữ đời thường như : tính chính xác và tinh luyện, tính hàm súc và đa nghĩa, tính hình tượng và biểu cảm.

3.3.2 Ngơn ngữ trần thuật trong truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hoài

Nhận xét về ngôn ngữ trần thuật trong những sáng tác của Tơ Hồi, có ý kiến đã cho rằng: “Ông chủ động trong câu chuyện kể, kết hợp kể chuyện và

miêu tả, tạo nên sự chuyển biến uyển chuyển và linh hoạt của mạch truyện”[29, tr.141].

Nguyễn Đăng Điệp nhận xét "Nói đến Tơ Hồi khơng thể khơng nói đến tài năngsử dụng ngơn ngữ của ơng. Tơ Hồi rất ít khi sử dụng thứ ngơn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngơn ngữ chắt lọc"[29, tr.121].

Bản thân nhà văn cũng có quan điểm rõ ràng về việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn chương “Ngôn ngữ truyện ngắn thường

mang tính chất đậm đặc chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu. Cho nên muốn học viết chính phải bắt đầubằng ngơn ngữ truyện ngắn, như vậy nó luyện cho biết tiết kiệm từ ngữ, biết cáchviết cho cô đọng và đối với truyện ngắn nhà văn cần phải viết ra những câu củamình… khơng có câu của mình trong truyện ngắn khơng có ý nghĩa" [19,tr.58]. Có thể nói, Tơ Hồi ln hướng đến việc

sử dụng những ngôn ngữ giản dị, gần gũi dễ hiểu cho các tác phẩm của mình. Đó là một trong những nét nổi bật về nghệ thuật giúp cho các tác phẩm của ông tạo được chỗ đứng lâu dài trong lòng bạn đọc. Đặc biệt đối với truyện

thiếu nhi về loài vật, vì đối tượng hướng đến đầu tiên là các bạn thiếu nhi, việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trong sáng lại càng là một yêu cầu cần thiết. Bên cạnh đó, ngơn ngữ trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về lồi vật của Tơ Hồi cịn có giá trị tạo hình rất cao và có những hình thức đặc biệt như những câu văn ngắn, kết hợp với việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ… vừa giúp các em dễ theo dõi vừa tạo được điểm nhấn, sự sinh động, tạo niềm hứng thú mê say cho các em.

3.3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị

Viết cho thiếu nhi nói chung, viết về thế giới lồi vật nói riêng, Tơ Hồi thường viết về cái bình dị trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, rất nhiều chi tiết về loài vật và phong cảnh trong các tác phẩm có nguyên mẫu là những lồi vật đã gắn bó với tuổi thơ của Tơ Hồi ở cánh bãi sông Tô Lịch “Cánh

bãi Cơm Thi bên kia sông Tô Lịch trước cửa đình làng, thuở nhỏ, đối với chúng tôi, bao trùm một thế giới kỳ ảo lạ lùng. Hầu như tôi viết đồng thoại hay những truyện khác cho các em, bao giờ trong trí óc tơi cũng thấp thống phong cảnh ở đây” [22, tr.7]. Viết về những chủ đề dân dã, Tơ Hồi cũng chủ

trương sử dụng những ngôn ngữ quần chúng mộc mạc giản dị để sáng tác nên các câu truyện của mình, nhưng khơng phải dân dã thì có nghĩa là khơng chọn lọc, khơng đặc sắc, bởi lẽ "Nói đến Tơ Hồi khơng thể khơng nói đến tài năng

sử dụng ngơn ngữ của ơng. Tơ Hồi rất ít khi sử dụng thứ ngơn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngơn ngữ chắt lọc" [10]. Là người sống và gắn bó với cuộc sống nơng thôn,

những ngôn ngữ ấy đã đi vào tác phẩm của Tơ Hồi một cách vơ cùng tự nhiên. Không cần cầu kỳ, trau chuốt, bóng bẩy, chính sự giản dị, mộc mạc ấy lại làm nên sự hấp dẫn, làm nên phong cách rất riêng của Tơ Hồi. Phần lớn ông sử dụng từ ngữ thuần việt, dân dã, bình dị, gần với ngơn ngữ sinh hoạt, những lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tơ Hồi lớn lên ở Nghĩa Đơ - Hà Nội, thời thơ ấu gắn liền với nơi đây, vì thế trong những sáng tác của mình, ơng sử

dụng nhiều phương ngữ của địa phương này. Ông miêu tả chú mèo trong O chuột với “hàng râu xuôm đuột” [20, tr.243], chú chuột thì “đơi mắt lồi như

hai hột chàng ràng” [20,tr.249], ngồi trên “mặt giại bể”, nơi yêu thích của

hắn là góc bếp, nơi có “đống củi đó người ta để phiền quá, vừa chướng bếp,

vừa làm cái rừng tùm bum”, mèo ta ghét “cả lò nhà chuột”, những “nỡm chuột” cứ làm “rức tai” lồi mèo, và gã mèo thì cứ quanh quẩn cả cái hoa

niên của mình để “o chuột” [22,tr.251]. Hay các từ ngữ “nỡm chó con” “rũi

đất”, “ve gái” [20,tr.267] trong “Một cuộc bể dâu”, các từ “sởn sơ”, “lau chau bơi”, “hủn hoẳn” [22, tr.29] trong “Cá đi ăn thề”, hay các từ “lẳng chân”, “nhớn rồi”, “hiếc lên hiếc xuống” [22,tr.38) trong “Ghi chép một ngày”, hành động rửa mặt trong “Mèo già hóa cáo”: “dúng hai đầu ngón tay vào nước quét lên hai con mắt” [21, tr.283], trong truyện “Ba anh em”, anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cún Đen rủ cậu em Vện “Chúng ta không thể rốn rắn ở đây được nữa” [21, tr.392] “thằng Đen nằm chòm chõm ngay trước cửa[21, tr.401], … đặc biệt, phương ngữ thể hiện nhiều nhất trong các đối thoại, hoặc lời nói của các nhân vật:

“- Thằng Đen rình cắn trộm nhá!” [22, tr.400] (Ba anh em).

“- Đem thằng dế này quẳng ra ao cho " xừ " vịt bầu của chúng mình " xực " một bữa, Nhớn ạ.” [26] (Dế Mèn phiêu lưu ký).

“- Hoài của. Thế lày mà rắn cắn chết. Thịt đang mềm nắm. Chốc lữa tôi xin ơng mang về…

- Chứ nỵ gì! Hơm lọ, con gà chọi tôi cũng mang về ăn đấy. Chỉ phải bỏ cái diều đựng cơm thôi. Ngon đáo để. Tội gì, thịt ăn chẳng có, nại có thịt vứt đi.

- Độc xộc vào mồm. Tôi đếch sợ.“[20, tr. 275] (Mụ Ngan).

Trong trường hợp này, cách sử dụng phương ngữ tạo cho câu truyện sự gần gũi với các em, đồng thời tạo khơng khí vui tươi cho câu truyện. Các

nhân vật trong truyện thiếu nhi của Tơ Hồi được xây dựng chân thực, sống động phần nhiều là nhờ tiếng nói tự nhiên, đậm đà chất riêng của họ.

Ngồi ra, ơng cịn sử dụng một số lượng lớn các thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật, phần lớn trong số đó là các thành ngữ được cấu tạo bằng cách mượn hình ảnh các lồi vật như “ghét nhau

như chó với mèo” [21, tr.285] “Mèo già hịa cáo” khi nói về mối quan hệ chả

mấy tốt đẹp giữa hai chú mèo Mimi và Tam Thể với con chó Nhơm, phê phán hai chú mèo hư đốn nghịch ngợm hay bày ra những trò chơi nhăng lêu lổng “hết khôn dồn đến dại” [21,tr.293] hay giải thích về thành ngữ “mèo già hóa

cáo” [21,tr.302] cùng với bài học thấm thía dành cho hai chú mèo. Trong

“Đám cưới chuột” tác giả lại sử dụng thành ngữ “Mèo già hóa cáo” [21, tr.445] một lần nữa khi nói về chú Mèo xấu tính bỏ nhà ra đồng ở thành mèo hoang, ngồi ra tác giả cịn hài hước lồng ghép câu thành ngữ “Hôi như chuột

chù”một cách hài hước “Áo cô đen sù lúc nào cũng thơm lừng mùi nước hoa. Nhưng thiên hạ độc miệng lại đặt cho câu tục ngữ ác nghiệt: Hôi như chuột chù” [21, tr.454]. Ngoài ra, rất nhiều thành ngữ được sử dụng trong các tác

phẩm khác như: Béo như con cun cút, Khơn ngoan đá đáp người ngồi, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau (Chèo bẻo đánh quạ) hay Nhát như gián ống, tanh như cá, hôi như cú(Võ sĩ Bọ Ngựa);Ếch vồ hoa trong Xem ếch Cuba.

Đặc biệt trong Dế mèn phiêu lưu ký, Tơ Hồi đã sử dụng rất nhiều

thành ngữ tạo cho câu truyện sự sinh động hài hước: Ăn xổi ở thì, hơi như cú

mèo, cá chậu chim lồng, đỏ mặt tía tai, gan liền tướng qn, khơn ngoan đá đáp người ngồi, kéo bè kéo cánh, lạnh như đá, đi một ngày đàng học một sàng khôn, giá áo túi cơm, vừa đánh trống vừa ăn cướp, tối như mực, trời đánh thánh vật, gan như cóc tía, ếch ngồi đáy giếng, tha phương cầu thực, ngựa non háu đá, đất lành chim đậu, cùng trời cuối đất, tối như hũ nút, đông như kiến … Các thành ngữ thường đặt ở cuối câu, cuối một đoạn văn miêu tả

Tơ Hồi xen kẽ khéo léo trong câu truyện của mình nhằm mục đích khắc họa nhân vật của tác phẩm. Với tính khái quát và tính biểu cảm cao, thành ngữ vừa gợi tả về đặc điểm tính cách, ngoại hình của nhân vật một cách ngắn gọn, giàu hình ảnh giàu sức liên tưởng; vừa thể hiện thái độ của người kể truyện với nhân vật đó. Ví dụ, trong Dế Mèn phiêu lưu kí, có đoạn nói về hai anh em Dế Mèn và Dế Trũi sau những ngày trơi nổi trên dịng nước, cả hai đã dừng chân tại xóm đầm lầy của Đại vương Ếch Cốm. Qua lời Dế Trũi, nhà văn đã gián tiếp khi nhận xét về Ếch Cốm: “Ông là ếch ngồi đáy giếng, ếch ngồi đáy

giếng, ếch ngồi đáy giếng chỉ trông thấy một mẩu trời trong miệng giếng đã tưởng tượng trơng thấy cả vịm trời! Ha ha! Ếch ngồi đáy giếng. Hôm nay mới thật thấy ếch ngồi đáy giếng”[26]. Sự lặp lại năm lần thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng vừa tạo cho đoạn văn có một nét đặc sắc riêng, vừa có ý nghĩa lột tả

tính cách Ếch Cốm, vừa cho thấy thái độ xem thường, khó chịu của Dế Trũi đối với nhân vật này.

Viết về lồi vật, Tơ Hồi càng có điều kiện sử dụng các thành ngữ, vì kho tàng thành ngữ của chúng ta có rất nhiều thành ngữ được tạo nên từ việc sử dụng hình ảnh các lồi vật ghép lại trong một câu ngắn gọn, súc tích. Việc sử dụng thành ngữ giúp cho câu truyện thêm sinh động, đồng thời mở mang thêm kiến thức cho các em về vốn văn hóa dân tộc.

3.3.2.2 Ngơn ngữ giàu tính gợi hình

Trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về lồi vật, Tơ Hồi sử dụng rất nhiều từ láy. Từ láy bên cạnh việc biểu hiện khái niệm còn có ý nghĩa biểu trưng, có tính gợi tả rất cao. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật hiện tượng của đời sống xã hội, làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung một cách cụ thể, tinh tế, sinh động màu sắc, âm thanh, hình ảnh mà sự vật biểu thị.

Từ láy được Tơ Hồi sử dụng nhiều trong việc miêu tả âm thanh, hình dáng hoạt động, trạng thái của thiên nhiên, sự vật, con người. Nhờ việc sử dụng hiệu quả, tinh tế và chính xác những từ láy này cộng với tài quan sát từng chi tiết nhỏ nhất, Tơ Hồi đã xây dựng lên những bức chân dung của các nhân vật thật sống động, có hồn. Cụ mèo Mướp già nua trong Mèo già hóa cáo “suốt ngày chỉ ngồi lừ đừ” [21,tr.282],, chú chó Nhơm trong đơi mắt dị

xét muốn gây sự của hai con mèo trở nên “lúc nào cũng linh lỉnh” [21,tr.284] như quân thộm cắp, bị hai chú Mèo bày trò cho ăn vụng cơm của chủ, chú ta “sốc nhai tốp tốp” xong “đi lắc lư lững thững vào trong nhà” [21,tr.288]. Hai chú ngỗng trong tác phẩm cùng tên rất đáng yêu với “đơi cánh tí hon, chỉ thun

lủn có một mẩu, vẫy vẫy mấy cái” [21, tr.304], bộ lông “rù rù như bông”, cái

mỏ “nhờ nhờ xám”, mỗi bước chân bước đi “cả mình ngỗng cũng đu theo đà

chân lạch bạch” [21,tr.305]. Chú Dê trong Dê và lợn với “hai con mắt le lé”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“cái đuôi hủn hoẳn” [21, tr.351] trong khi anh bạn Lợn Ỉ tham ăn thì “nhai

tồm tộp”, kêu “rin rít” địi ăn ầm ĩ như lúc nào cũng đói. Chú Bọ Ngựa “võ sĩ

dởm” với ngoại hình yếu ớt khẳng khiu “cao lêu nghêu” [21, tr.414], bước đi “khệnh khạng” “khụng khiệng” [21,tr.420] chỉ giỏi bắt nạt “thét choang

choang” với cậu chàng Châu Chấu Ma nhút nhát . … Hầu như tác phẩm nào

khi miêu tả ngoại hình hay hành động của các lồi vật, Tơ Hồi đều khéo léo sử dụng những từ láy gợi tả như thế, cho chúng ta thấy nhà văn là một người có tài quan sát tỉ mỉ tinh tế, có vốn sống cũng như vốn từ ngữ thật phong phú.

Cùng với những từ láy xuất hiện với tần số cao độ như trên, Tơ Hồi còn miêu tả rất chi tiết ngoại hình, hành động của các nhân vật hoặc phong cảnh thiên nhiên, kết hợp với việc so sánh cụ thể qua những câu văn, từ ngữ bình dị nhưng cũng rất gợi cảm, sinh động, rất hấp dẫn. Tơ Hồi tả cảnh thiên nhiên trong những cơn mưa của ngày tháng ba – những cơn mưa đầu mùa tưới mát cho cánh đồng để đàn cá rủ nhau đi ăn thề trảy hội “Rồi biết bao

lúc một nhanh. Thế là trong làng ngoài đồng đã rào rào mũ trắng nước” [22,

tr.25] , cảnh bọn cá lũ lượt theo những cái xoáy nước đi chơi “những chàng

cá Ngão, cá Mương, cả cậu Bống, cậu Thờn Bơn mảnh khảnh cũng loắt choắt luôn theo. Các cậu công tử cá trắng vừa nhoi lên, hủn hoẳn quay đầu quay đuôi, bỡ ngỡ, ngơ ngác” [22, tr.29]. Các loại bướm xinh xắn rực rỡ như

những đóa hoa biết bay “bướm vàng, bướm trắng, bướm đen, bướm nâu cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 100)