6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Các loại hình nhân vật trong truyện thiếu nhi về loài vật củaTô Hoài
Hoài
Loài vật vốn là những nhân vật quen thuộc với các em thiếu nhi từ những câu truyện cổ tích, câu truyện ngụ ngôn, là những người bạn thân quen và đồng hành cùng các em trong các tác phẩm truyện thiếu nhi của nhiều nhà văn lớn của thế giới như La Phôngten, Anđecsen, L.Tônxtôi, Prisvin...“Thơ
ngụ ngôn của La Phôngten, truyện cổ Anđecsen, truyện về loài vật của L. Tônxtôi và của Prisvin đã mở ra thế giới sinh động của các loài vật. Có những con vật đầy quyền uy như hổ, sư tử - loài chúa sơn lâm – có loài độc ác như chó sói, tinh ranh như cáo, hiền lành như thỏ, ngộ nghĩnh như khỉ… Rồi loài vật có cánh với thế giới của chim họa mi, sơn ca, cò, vạc… những loài ác điểu như diều hâu, kền kền…Chúng ta không quên cuộc sống dưới nước với hàng trăm loài cá lạ”[29, tr.464]. Ở Việt Nam, trong số các nhà văn
viết cho thiếu nhi, Tô Hoài có thể coi là nhà văn viết nhiều và viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về thế giới loài vật. Ông đã thể hiện sự quan sát tỉ mỉ tinh tế và vốn kiến thức phong phú về thế giới nhân vật này. Nhiều tác phẩm không trực tiếp viết về loài vật, nhưng Tô Hoài cũng khéo léo đưa vào những chi tiết miêu tả loài vật như những người bạn thân thiết, những nhân vật phụ. Tuy nhiên, trong luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu những tác phẩm truyện thiếu nhi mà trong đó loài vật là đối tượng trung tâm. Trong những tác phẩm này, các con vật trở thành các nhân vật chính để truyền tải tư tưởng nghệ thuật của tác giả, sự xuất hiện của con người nếu có cũng rất ít ỏi và cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Thế giới loài vật trong những tác phẩm truyện thiếu nhi của Tô Hoài vô cùng phong phú, đa dạng; từ những con vật gần gũi, quen thuộc với đời sống con người như chó, mèo, lợn, gà, ngan ngỗng… đến những loài côn trùng bé xíu nơi đồng ruộng mà ít người để ý đến như dế mèn, cành cạch, le le, nhện, bọ muỗm… hay những loài vật hoang dã to lớn nơi núi rừng như
sơn dương, lạc đà, gấu, hươu, khỉ... Trong quá trình khảo sát nhân vật trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài, chúng tôi phân tích thành hai nhóm để đưa ra đánh giá chung, đó là các loài vật nuôi trong gia đình và các loài vật hoang dã.
2.2.2.1 Nhân vật là vật nuôi trong gia đình
Ngòi bút của Tô Hoài hướng đến đầu tiên là các loài vật nuôi trong gia đình, những người bạn gần gũi thân thuộc với các em nhỏ. Đó là những chú chó, những chú mèo tinh nghịch, những loài gia súc gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, ngựa… vừa là những vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm hoặc giúp sức cho công việc của con người, vừa là những người bạn thân thuộc với tuổi thơ. Qua khảo sát 48 tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật, thì có tới 21 tác phẩm khai thác mảng nhân vật này.
Trong số các loài vật thường xuất hiện trong văn học thiếu nhi, hai loài vật thường xuất hiện nhiều nhất là chó và mèo. Trong văn học thiếu nhi thế giới, nhiều tác phẩm từ Chó hoang Đin-gô của nhà văn Nga R. Phar Er Man,
Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng của Jack London đến Chú chó Shiloh của
Phyllis Reynolds Naylor hay Con Bim trắng tai đen của G. Trôiepônxki, Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Luis Sepúlveda... đều để lại
những ấn tượng thật sâu trong lòng người đọc. Tô Hoài cũng có nhiều tác phẩm khai thác mảng nhân vật này. Qua khảo sát 48 truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài, ông có 9 tác phẩm mà những chú chó – mèo là các nhân vật chính thể hiện tư tưởng của tác phẩm, bao gồm: Không phải tại con mèo, Cậu
Miu, Vaxia, Vện ơi Vện, Mèo già hóa cáo, Ba anh em, O chuột, Đực.
Chú Mèo trong Không phải tại con Mèo ngoan ngoãn, hiền lành, Mèo
cũng có công việc của mình “Cả Bé, cả mèo đều đương mỗi đứa mỗi việc” [22, tr.41], Mèo không biết phản kháng lại khi Bé định đổ lỗi cho Mèo, nhưng dường như Mèo đoán được suy nghĩ của Bé, ánh mắt Mèo nhìn bé như trách móc, thương yêu “Mèo đứng yên. Hai con mắt Mèo lại nhìn Bé như lúc nãy.
Nhưng không còn vẻ chế giễu như lúc nãy. Thế là thế nào? Bây giờ nó ra ý thương mình” [22,tr.44] khiến bé cuối cùng đã quyết định nhận lỗi. Cậu Miu
trong tác phẩm cùng tên là chú mèo bé xíu “mới mở mắt được mấy ngày trên
nóc tủ” [22, tr.50] “chưa ló đầu ra khỏi nhà, chưa thấy ra đâu vào đâu” [22,
tr.53] nhưng đã có chuyến đi xa đầu tiên- một cuộc phiêu lưu nho nhỏ vừa sợ hãi vừa thú vị trên một chiếc xe ô tô tải các tấm xi măng đi xây nhà vô tình đỗ lại dưới tòa nhà cậu ở. Chú Mèo trong O chuột “sống lặng lẽ trong một nếp nhà ngói cổ kính, giữa một vườn cây rộng ở làng Nghĩa Đô” [20, tr.242], mèo
ta “ăn ở thì giờ như một người đúng mực” với “vẻ đạo mạo như một ông đứng
tuổi”loanh quanh với công cuộc đuổi bắt những chú chuột nhắt “cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ luẩn quẩn đi o chuột” [20, tr.251]. Trong khi đó, Mèo già hóa cáo lại có tới 2 thế hệ Mèo cùng sinh sống trong một gia đình: Mimi và Tam thể “trẻ tuổi, hóm hỉnh và
ngang ngược” [21, tr.282] chuyên bày các trò tinh nghịch, không coi ai ra gì
“hai chú nhãi đều coi trời chỉ choen hoẻn bằng cái vung nhỏ xíu thôi” [21, tr. 283] và lão mèo Mướp đã già, tưởng chừng như “có tính lẩn thẩn, suốt này
chỉ ngồi lừ đừ” [21, tr.282] nhưng lại vô cùng thâm trầm sâu sắc. Giống như
những chú mèo tinh nghịch của Mèo già hóa cáo, chú Mèo trong Ba anh em cũng “trông lừ đừ, lờ đờ như thế nhưng thực ra hắn ranh ma nham hiểm,
thâm độc không lường được” [21, tr.393]. Chú Mèo Vaxia sinh sống tận nước
Nga xa xôi với vẻ điềm nhiên “trầm ngâm nhìn xa xa ngoài cửa sổ” [22, tr.162] bên những chùm hoa cẩm cù trắng ngà.
Bên cạnh những chú mèo đáng yêu, tinh nghịch là những chú chó cũng rất sinh động. Đó là chú chó Vện “em út bé bỏng nhất đàn, và cũng xấu xí
nhất” [22, tr.219] cho không ai nhận nên đã được ở lại với chủ, Vện lớn lên
phổng phao, mượt mà, trở thành người bạn quấn quít bên nhân vật Tôi, Vện còn cực kỳ tinh khôn “Vện còn khôn hơn Tôi” [22,tr.223] không chỉ trông nhà, cắn đuổi kẻ trộm mà khi chủ trở về Vện đã “đến trước mặt tôi, đứng
dựng hai chân trước, co lại như chắp tay” [22,tr.222] cất tiếng nói như người
thuật lại câu chuyện trông nhà cho chủ nghe. Đực là chuyện của hai chú chó – con Đực và con em cùng lứa, vốn được ông ngoại của nhân vật Tôi mang về từ nhà cụ Nhiêu Vạng. Đực bảnh bao, phì nộn, tài năng, khỏe mạnh như “một
ông tướng, một ông đại tướng” [20, tr. 286] nhưng rất ham vui, la cà yêu
đương rất hăng cùng với “hàng tá nhân tình” nên bị thiến, để rồi sau đó tuổi xuân của Đực trôi qua trong “những ngáy tháng buồn tênh” [20, tr.291]. Con em cũng đang ở “tuổi trẻ măng măng”, cũng không thể đè nén “sóng tình” đang giào giạt, cũng “kéo đàn, kéo lũ” với bọn “bạn hữu giăng hoa”. Cuối cùng, “đẻ nhiều quá, thân thể gầy nhom, bữa kia người ta liền cho nó một cái
chầy vào đầu để làm một nồi nhựa mận” [20, tr.295]. Hai anh em Vện và Đen
trong Ba anh em trẻ con, tinh nghịch “cùng có tính ương ngạnh”, ngày đầu
gặp nhau đã “mỗi nhách nằm một bên cửa gườm gườm nhìn nhau, như sắp
định chửi nhau” [21, tr.383], rồi sau đó cắn nhau để tranh giành việc làm anh,
tìm cách lập công với chủ và phối hợp với nhau tìm cách trừng trị chú Mèo. Tô Hoài rất am hiểu về thế giới chó – mèo, điều này được thể hiện rõ nhất trong những câu văn mở đầu O chuột “Chó hay lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự
nhỏ nhen, nhưng tính hắn lại phổi bò, dễ dãi và thường chóng quên” còn
“Mèo lờ đờ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình có khoác
bộ áo thâm, hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả, lúc nào hắn cũng ra vẻ nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm” [20, tr.242], những
chú mèo thâm trầm với những suy nghĩ bí mật “Hắn hiền mà lại ang ác,
nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì”
[20, tr.243].
12 tác phẩm còn lại khai thác nhân vật là các loại gia súc gia cầm được nuôi để phục vụ các nhu cầu của con người trong đời sống, bao gồm các loài: gà, vịt, ngan, ngỗng, dê, lơn, ngựa, trâu, bò. Đó là các tác phẩm: Ò ó o, Ghi chép một ngày, Hai con ngỗng, bốn con gà, Dê và lợn, Mụ Ngan, Một cuộc bể
dâu, Hai ông cháu và đàn trâu, Con gà trống ri, Bàn Quý và ngựa con, Mùa xuân đã về đấy, Xem ếch Cuba, Chuyện gã chuột bạch, Anh em bò Kapin. Thế
giới các loài gia cầm với các loài gà, vịt, ngan, ngỗng được miêu tả rất chi tiết, sinh động trong các tác phẩm. Trong đó, Tô Hoài chú ý nhiều nhất là các chú gà. Từ anh gà Tía tốt bụng lo lắng quan tâm để chị Mái Hoa yên tâm ấp trứng hộ các chú Vịt trong Ghi chép một ngày, đến bốn chú gà con xinh xắn “màu lông tơ vàng óng, những cái chân và những cái mỏ đỏ hồng, mềm và
nhỏ, tưởng như nặn bằng miến” [22, tr.337] trong Bốn con gà. Chàng gà chọi
trong Một cuộc bể dâu với vẻ oai phong lẫm liệt của “ông Từ Hải chọc trời
khuấy nước” [20, tr.260], nhất sinh chỉ biết có một nghề đi đánh lẫn nhau cho
người ta xem. Trái ngược với anh gà chọi, chị gà mái già “một ả Kiều già đã
phong trần khiếp lắm” [20,tr.263] rất đa tình nhưng sau khi có đàn con thì trở
thành một người đàn bà hết mực vì con “thật là một người đàn bà giỏi giang,
đa tình thì đa tình nhất mực đa tình mà khi phải vướng vào bổn phận dạy dỗ, nuôi nấng con trẻ lại đáng nên một bà mẹ hiền gương mẫu” [20,tr.266].
Trong khi những chú gà tinh nhanh, hóm hỉnh như vậy thì “loài ngan xưa nay
có tiếng là gan góc, lúc nào cũng lì lì lầm lầm” [20, tr.262], cụ thể là mụ
Ngan trong tác phẩm cùng tên với dáng vẻ lạch bạch cùng sáu con ngan nhỏ xinh xinh, ngơ ngác, luôn quanh quẩn quanh chân mẹ. Nhưng với “cái tính
ngu tối, chậm chạp”, mụ ngốc nghếch đến mức những đứa con gặp nạn rồi lần
lượt chết mụ cũng không hề hay biết. Còn loài ngỗng thì lại “tinh khôn, nhanh
nhẹn lắm”[21, tr.305]. Chính vì vậy mà những chú ngỗng trong Hai con ngỗng cũng nhận xét “các bác ngan ăn nói lẩm cẩm thế nào” [20, tr.307] và
các chú cũng rất tinh ranh. Thế nhưng trong khi con ngỗng anh “đã từng lăn
lóc qua nơi này nơi khác, bước đường lưu lạc cũng dạy khôn cho nó ít nhiều”
thì con ngỗng em lại ngang bướng ham chơi đến nỗi mất mạng. Loài vịt không được nhắc đến như những nhân vật chính nhưng cũng được Tô Hoài xen kẽ đưa vào các trang viết của mình làm phong phú thêm thế giới gia cầm
trong các tác phẩm, đó có khi là “những thím vịt nhút nhát luống cuống đôi
chân, nghiêng một bên má để hiếc má lên trời, ra điệu nghe ngóng” hay có
chú thì lại hãi quá “cục cạc một hồi ầm ĩ” [20, tr.262], có khi là “mấy nhách
vịt con vàng óng” [22, tr.40] được chị gà Mái hoa ấp hộ, ngoài ra còn có cả
“những chú chim bồ câu nhút nhát và yếu ớt” [21, tr.312].
Thế giới vật nuôi cũng không thể thiếu những loài gia súc quen thuộc với đời sống của con người như trâu, bò, ngựa, lợn, gà, dê... Tuy các tác phẩm khai thác loài vật này không nhiều, nhưng Tô Hoài cũng đã dựng lên những hình ảnh thú vị, ngộ nghĩnh. Đó là chú dê trẻ tuổi “tham ăn, nhưng lại rất lờ
khờ, đần độn” [21, tr.351] và chú Lợn Ỉn cũng tham ăn “cho ăn thiếu Ỉ ta rít ầm ĩ vang cả nhà” và “như là lúc nào cũng đói, lúc nào cũng thèm, lúc nào cũng đòi ăn” [21, tr. 356]. Đàn trâu, mà nhất là hai chú trâu Trắng và trâu Cộc
trong Hai ông cháu và đàn trâu khi thì tinh nghịch nũng nịu như những đứa trẻ con “Cậu nào cũng muốn ông cụ chú ý đến ta, cho ta ăn trước, như lũ háu
đói” [17, tr.169] nhưng lại vô cùng hăng hái trong công việc. Không chỉ có
các chú trâu hăng hái tham gia vào công cuộc sản xuất nông nghiệp, mà các chú ếch Bắc Mỹ được mang về nuôi ở nước ta, những chú ếch “tư lự, trang
nghiêm” từ đất nước Cuba anhem xa xôi cũng hòa nhập dần với cuộc sống
mới tại Việt Nam “con ếch Cuba đã đổi màu xanh đen ướt bóng như hệt màu
bùn màu cỏ với bóng nước trộn lại, hệt màu đồng nước Việt Nam”.
Ngòi bút Tô Hoài còn hướng đến cuộc sống của các loài vật nơi miền núi với việcđưa những chú ngựa con xinh xắn lém lỉnh thông minh vào các tác phẩm Bàn Quý và ngựa con và Mùa xuân đã về đấy. Chú Ngựa Con trong
Bàn Quý và Ngựa con tuy còn nhỏ nhưng suốt quãng đường dài “vẫn khỏe, không mỏi chân, vẫn như thường” và đã thể hiện được trí nhớ siêu phàm của
giống nhà ngựa “Những con ngựa thông minh, dù đi xa tới đâu, đêm cũng như
bạn Ngựa con nhà Bàn Quý, bạn Ngựa Con nhà A Kềnh (Mùa xuân đã về
đấy) cũng thông minh, hiền lành và rất giỏi giang dù còn nhỏ tuổi, khiến A
Kềnh lúc đầu coi thường người bạn bé nhỏ cuối cùng đã “thêm biết phục cái
tai, cái mũi của Ngựa Con” .
Qua các tác phẩm, Tô Hoài đã thể hiện sự am hiểu thói quen, cuộc sống sinh hoạt cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm diện mạo, hành động của chúng và tái hiện một cách vô cùng sinh động. Mỗi loài mỗi vẻ, chúng cùng nhau chung sống trong nhà, gắn bó gần gũi hài hòa với cuộc sống của con người. Đọc truyện của Tô Hoài về các loài vật nuôi trong nhà, người đọc không khỏi thú vị vì những loài vật vốn dĩ rất quen thuộc với mình lại có một cuộc sống thú vị, náo nhiệt đến thế qua cách nhìn cách kể của nhà văn.
2.2.2.2 Nhân vật là các loài vật hoang dã
Bên cạnh các loài vật nuôi trong nhà, Tô Hoài còn hướng ngòi bút miêu tả đến thế giới loài vật là những loài hoang dã trên cánh đồng, trong rừng, trên trời, dưới sông… Về phương diện này, ngòi bút của ông thể hiện óc quan sát đại tài với vô số những loài vật từ nhỏ bé đến to lớn mà bình thường ít ai để ý đến, tất cả đều được miêu tả vô cùng tỉ mỉ. Qua những trang viết của Tô Hoài, xã hội loài vật hoang dã hiện lên sinh động như chính xã hội loài người vậy.
Chỉ ngay một Dế Mèn phiêu lưu ký[26] thôi, cũng đủ để thấy Tô Hoài có tài quan sát và miêu tả thế giới loài vật hoang dã như thế nào. Tác phẩm này có tới hàng chục loài côn trùng vốn sinh sống trên những cánh đồng nơi làng quê, nhưng ngay cả những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn cũng chưa chắc đã biết được đầy đủ hết các loài đó. Tô Hoài viết Dế Mèn phiêu lưu ký
năm mới 17 tuổi, cái tuổi vừa qua quãng thời gian gắnbó với những trò chọi dế, đuổi bắt Châu Chấu Cào Cào, nên ông am hiểu và tả lại một cách chân thực, ngộ nghĩnh và chi tiết, các loài côn trùng đông đúc mà vẫn mỗi loài mỗi vẻ mỗi tính cách, loài nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc. Ngay chi
họ nhà dế, cũng đã có tới bao nhiêu loài. Trong đó, Dế Mèn – nhân vật chính của truyện được Tô Hoài dành nhiều tâm huyết miêu tả nhất. Dế Mèn là một võ sĩ khỏe mạnh với “đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở khoeo chân cứ