Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

2.2.1 Khái niệm nhân vật văn học

Nếu cốt truyện là cái khung tạo nên tác phẩm thì trung tâm của cái khung ấy là nhân vật văn học. Bàn về vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học, nhà văn Tô Hoài đã cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết

thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác". Đối tượng mà văn học phản ánh

là cuộc sống với những sự kiện, những xung đột về mọi mặt của đời sống như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… mà chủ thể của các xung đột ấy chính là các nhân vật văn học. Như vậy, nhân vật cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định chất lượng của tác phẩm văn học. Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề mà qua việc xây dựng nhân vật, thể hiện rất rõ giá trị nghệ thuật cũng như tài năng của tác giả.

Khái niệm nhân vật cũng có nhiều cách quan niệm khác nhau. Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật

văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những điểm giốngcon người… ”. Nhóm tác giả

Trần Đình Sử, Lê Bá Hán trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” lại cho rằng: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn

học… chỉ một đối tượng nào đó trong tác phẩm”…hay trong Lý luận văn học

thì cho rằng “Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác

phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm” [57]. Như vậy, nhân vật văn học là thành

tố quan trọng của tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng yếu tố nghệ thuật độc đáo, qua đó nhà văn thể hiện toàn bộ cuộc sống, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người hoặc là những sự vật, con vật… được gán cho những phẩm chất của con người.

Xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu… của tác phẩm, chúng ta sẽ thấy có nhiều kiểu loại nhân vật được lặp đi lặp lại như một hiện tượng. Dựa vào đó, người ta có thể phân loại thành một số kiểu loại nhân vật để người đọc dễ dàng nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú trong kho tàng văn học vốn vô cùng đồ sộ. Việc phân loại này cũng có nhiều cách dựa trên các tiêu chí khác nhau. Dựa vào chức năng nghệ thuật, người ta chia nhân vật thành nhân vật chính,nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; dựa vào phẩm chất của nhân vật người ta chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện; dựa vào thể loại văn học ta có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch; dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng(tiên, phật, bụt), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng; dựa vào thành phần xã hội ta có thể chia nhân vật thành nhiều loại như nông dân, công nhân, trí thức, thanh niên phụ nữ, trẻ em, lưu manh …

Đặc biệt, mỗi nhà văn , tùy theo cảm quan hiện thực và ý đồ sáng tạo nghệ thuật, có thể xây dựng cho mình một phong cách riêng, trong đó bào gồm cả việc xây dựng cho các tác phẩm của mình một hệ thống nhân vật với những đặc trưng riêng. Trong các tác phẩm truyện thiếu nhi về loài vật, Tô Hoài cũng xây dựng cho mình một hệ thống nhân vật là những loài vật vô cũng sinh động, ngộ nghĩnh, rất quen thuộc với tuổi thơ và mang những đặc điểm của thế giới con người. Thế giới nhân vật – loài vật trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài vô cùng phong phú, đa dạng, lên tới hàng chục loài, nhưng nhìn chung có thể chia thànhh hai loại: những loài vật nuôi trong gia đình và những loài vật hoang dã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của tô hoài (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)