Kết luận chƣơng 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4 Kết luận chƣơng 1

Trong thƣơng mại tồn tại hai loại hàng rào chính, đó là thuế quan và phi thuế quan. Hiện nay, việc giảm dần cả hai loại hàng rào này là mục tiêu để có đƣợc một nền thƣơng mại thế giới ngày càng tự do hơn, ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn.

Hàng rào kỹ thuật là một trong các hàng rào phi thuế quan nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thƣơng mại thông qua các biện pháp kỹ thuật và thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp. Hàng rào này đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lƣợng của hàng hoá, công nghệ, quá trình sản xuất cũng nhƣ việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và cả các quy trình đánh giá sự phù hợp nhƣ quy trình thử nghiệm, quy trình kiểm tra, giám định; quy trình chứng

nhận chất lƣợng... đối với hàng hoá và quy trình công nhận năng lực của các tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Hiệp định về TBT cố gắng để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn kỹ thuật; các quy trình thử nghiệm, giám định và chứng nhận không tạo nên các rào cản không cần thiết.

Hiệp định cũng đƣa ra một quy tắc thực hành tốt cho việc chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan chính phủ trung ƣơng. Hiệp định đƣa ra quy trình đƣợc sử dụng để quyết định việc một sản phẩm có phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia hay không phải công bằng và hợp lý, không khuyến khích bất kỳ biện pháp nào đem lại lợi thế không công bằng cho các sản phẩm nội địa.

Hiệp định cũng khuyến khích các nƣớc thành viên thừa nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của nhau. Theo đó, một sản phẩm có thể đƣợc đánh giá xem có đáp ứng các tiêu chuẩn của nƣớc nhập khẩu hay không thông qua việc thử nghiệm, giám định, chứng nhân ngay tại nƣớc sản xuất.

Hiện nay, với việc phát triển nhƣ vũ bão các công nghệ chế tạo trong ngành nhựa thì nhƣ nhận định của các doanh nghiệp họ không hề thua kém về chất lƣợng sản phẩm so với các nƣớc khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhựa của chúng ta luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn đặc biệt về các vấn đề thâm nhập thị trƣờng. Điều này là do hiện nay các doanh nghiệp vẫn chƣa có nhận thức đầy đủ về các khó khăn, các qui định mang tính bắt buộc trong TBT khi sản phẩm nhựa muốn có mặt tại một thị trƣờng quốc tế.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP THEO TBT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA PHÍA NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)