Vấn đề công nhận lẫn nhau trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 61 - 63)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng bƣớc áp dụng TBT

3.2.3 Vấn đề công nhận lẫn nhau trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc công nhận các kết quả giám định của nhau và cấp chứng nhận phù hợp quốc tế có thể nói là vô cùng quan trọng trong việc khẳng định sự trƣởng thành và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thêm vào đó, việc này cũng nâng tầm công nghệ của Việt Nam qua đó tinh giảm tối đa chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất.

Tuy đóng vai trò quan trọng nhƣ vậy nhƣng có thể nói công tác này hiện đang đƣợc bỏ ngỏ và chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Trƣớc hết tôi sẽ xem xét một số vấn đề xảy ra và khó khăn trong cạnh tranh nếu việc công nhận lẫn nhau không đƣợc quan tâm đúng mức ở các khía cạnh:

- Khía cạnh nâng cao vị thế công nghệ. - Khía cạnh tài chính.

- Khía cạnh quản lý - Khía cạnh cạnh tranh.

- Khía cạnh đàm phán.

Xét khía cạnh đầu tiên là nâng cao vị thế công nghệ, ở đây cụ thể là công nghệ giám định. Nếu chúng ta không tiến đến thực hiện việc quốc tế hóa việc thừa nhận năng lực của các giám định của phía Việt Nam thì trong con mắt quốc tế, vị thế công nghệ của chúng ta không thể ngang hàng với các nƣớc khác đƣợc. Nói trong các nƣớc Asian, hiện nay Thái Lan và Singapore với sự đầu tƣ rất mạnh cho các phòng thí nghiệm thì việc giám định chất lƣợng và các máy móc công nghệ phục vụ cho chúng luôn đƣợc nâng cấp không ngừng. Vì thế họ luôn là một trong những nƣớc dẫn đầu Đông Nam Á về vấn đề này, các công tác đào tạo chuyên viên giám định của các tổ chức quốc tế luôn đƣợc thực hiện tại đây. Chính điều này đã nâng tầm công nghệ của hai quốc gia này không ngừng.

Xét đến khía cạnh tài chính, khi các giám định tại Việt Nam chƣa đƣợc công nhận quốc tế thì hằng năm các doanh nghiệp tốn không ít tiền để gởi mẫu đi giám định tại các nƣớc bạn. Không chỉ có thế, các cơ quan kiểm soát và đánh giá các chứng nhận của ta chƣa đƣợc thừa nhận thì các doanh nghiệp vẫn phải tốn không ít tiền thuê chuyên gia nƣớc ngoài sang tƣ vấn và giúp doanh nghiệp trong việc đạt các chứng nhận quốc tế. (ví dụ về chi phí bỏ ra hằng năm của các doanh nghiệp nhựa cho việc gởi mẫu giám định quốc tế, việc thuê chuyên gia).

Về mặt quản lý mà nói, việc chƣa đƣợc đạt đƣợc sự công nhận lẫn nhau giữa các tổ chức giám định Việt Nam và quốc tế trong suốt một thời gian 7 năm sau khi gia nhập WTO đã đặt ra vấn đề nan giải cho việc hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong công tác này.

Về khía cạnh cạnh tranh, thời gian luôn là một vấn đề trong việc cạnh tranh. Khi mà chúng ta chƣa đạt đƣợc sự công nhận quốc tế thì luôn tốn một thời gian để đƣợc chứng nhận thông qua các tổ chức quốc tế ở nƣớc ngoài. Điều này gây nên một rào cản không nhỏ cho vấn đề cạnh tranh.

yêu cầu về các chứng nhận giám định tiêu chuẩn xác định, nhất là các hợp đồng về sản phẩm gia dụng nhƣ các sản phẩm nhựa và các sản phẩm đặc chủng nhƣ nhựa chuyên dụng. Tuy nhiên, vì việc chƣa có đƣợc các trung tâm giám định đƣợc công nhận quốc tế vì thế chúng ta hoàn toàn thụ động trong việc lựa chọn nơi giám định. Điều này gây nên những chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy việc chƣa tiến đến đƣợc công nhận quốc tế theo các tiêu chuẩn TBT gây nên hàng loạt các khó khăn không chỉ về mặt cạnh tranh mà còn về mặt vị thế quốc tế.

Từ những khó khăn đã đƣợc phân tích, có thể nhận thấy tầm quan trọng to lớn của việc công nhận trong TBT nhất là khi ta đã tham gia sân chơi WTO. Việc này đòi hỏi phải nỗ lực và đầu tƣ không ngừng của cả doanh nghiệp nhựa và của cả chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)