Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nghiên cứu, phát triển và đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng bƣớc áp dụng TBT

3.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nghiên cứu, phát triển và đẩy mạnh

mạnh công tác thử nghiệm, giám định

Có thể nói chƣa bao giờ yêu cầu của các thị trƣờng lại khắt khe nhƣ thời điểm hiện tại nhất là đối với các sản phẩm nhựa xuất khẩu. Tuy nhiên

trƣờng lớn nhƣ EU, Mỹ, Nhật đang xiết chặt vấn đề an toàn với các sản phẩm nhựa Trung Quốc trƣớc các vụ việc bê bối về an toàn.

Tại hội thảo "Tƣ vấn xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trƣờng Nhật Bản" (2011), do Cục Xúc tiến Thƣơng mại (Bộ Công Thƣơng) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đại biểu cho rằng tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam vào Nhật Bản còn quá khiêm tốn. Đây là một trong những thị trƣờng rất khó tính với nhiều quy định khắt khe về chất lƣợng hàng hóa, trong khi một số doanh nghiệp Việt Nam lại chƣa có khả năng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin và kinh nghiệm. Tuy nhiên tất cả các thông tin về tiêu chuẩn hàng hóa cũng nhƣ các chỉ tiêu giám định luôn đƣợc qui định rất rõ trong TBT ở từng thị trƣờng và nó quyết định việc một sản phẩm có thâm nhập thị trƣờng và cạnh tranh đƣợc hay không. Ở đây có hàng loạt vấn đề tôi xem xét về vấn đề giám định và kiểm thử liên quan đến năng lực cạnh tranh nhƣ sau:

- Kiểm thử và giám định đặc tính của vật liệu. - Kiểm thử và giám định độ phù hợp sản phẩm.

Để xem xét kỹ lƣỡng các yếu tố trên trong luận văn này sẽ sử dụng tiêu chuẩn TBT EU cho các sản phẩm nhựa làm ví dụ phân tích.

Xét khía cạnh thứ nhất:

Xem xét về việc tiếp cận thị trƣờng EU hay cụ thể là Đức thì ông Klaus Ziegler chuyên gia về tiêu chuẩn hoá thuộc Uỷ ban Châu Âu (EC) phát biểu: “Sự chênh lệch về hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng giữa khối EU và các nƣớc ASEAN là rào cản và khó khăn lớn cho hàng hóa VN khi thâm nhập thị trƣờng EU” [theo TBT Tiền Giang]. Đây chính là vấn đề của cả khối ASEAN trong đó có Việt Nam. Chính vì thế yêu cầu thâm nhập thị trƣờng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nhựa xuất trƣớc hết phải nghiên cứu các tiêu chuẩn TBT cho mỗi thị trƣờng và tuân thủ nó. Các tiêu chuẩn này có thể tóm gọn:

- Tiêu chuẩn về cơ lý hóa của vật liệu cho mỗi vật liệu chuyên biệt.

- Yêu cầu chứng nhận xác định của các tổ chức đƣợc yêu cầu cụ thể đối với từng vật liệu.

Bài toán đặt ra hiện nay là việc nghiên cứu kỹ lƣỡng các tiêu chuẩn này ở Việt Nam vẫn còn chƣa đúng mức mà chủ yếu vẫn chỉ làm theo đơn đặt hàng. Chính vì thế chúng ta rất thụ động trong công tác xâm nhập thị trƣờng và cạnh tranh. Việc nghiên cứu kỹ các thông tin này trong TBT sẽ giúp chúng ta đạt đƣợc những điều sau đây:

- Chủ động trong nghiên cứu phát triển sản phẩm chuyên biệt hóa do TBT luôn có những yêu cầu rất rất cụ thể cho từng vật liệu ứng dụng cho từng lĩnh vực cụ thể.

- Giúp đáp ứng đƣợc các yêu cầu thị trƣờng tốt hơn và tự bảo vệ mình trƣớc các vấn đề phát sinh từ vật liệu không phù hợp.

Xét khía cạnh thứ hai:

Tiếp đến khía cạnh kiểm thử và giám định độ phù hợp sản phẩm nhựa. Đây là một vấn đề có thể nói quan trọng nhất để xét một sản phẩm có thành công khi tới tay ngƣời dùng hay không. Trong TBT luôn có hàng loạt các qui định đƣợc đƣa ra để đảm bảo an toàn và tiêu chuẩn cho ngƣời tiêu dùng, các qui định đó đều xoay quanh các vấn đề về an toàn sử dụng bên cạnh các yêu cầu về thành phần vật liệu. Xem xét một ví dụ về sản phẩm nhựa dành cho trẻ em của Trung Quốc tại các quốc gia thời gian qua, hàng loạt các vấn đề an toàn đã xảy ra và chúng đều xoay quanh hai vấn đề là vật liệu nhƣ đã nói ở trên và phù hợp sản phẩm. Ở đây phù hợp là các tiêu chuẩn về sản phẩm cuối cần phải đạt đƣợc trƣớc khi tới tay ngƣời tiêu dùng. Có thể điểm qua một số các tiêu chí yêu cầu về an toàn sản phẩm đƣợc TBT EU qui định nhƣ sau:

- Chỉ tiêu về tính tƣơng thích điện tử (EMC) của Châu Âu, chỉ thị 2004/108/EC.

- Tiêu chuẩn quốc tế EN 13432/EN14995 (tại Châu Âu) hoặc ASTM D 6400 (tại Hoa Kỳ) quy định về sự tự phân hủy của sản phẩm nhựa sinh học.

- Tiêu chuẩn về kích thƣớc các thành phần cấu tạo nên sản phẩm đồ chơi SNI ISO 8124-3:2010

Các tiêu chuẩn này luôn đƣợc cập nhật và thay đổi thƣờng xuyên do có rất nhiều điều chỉ đƣợc xác định khi đã xảy ra vấn đề do cách ngƣời dùng sử dụng nhƣ tiêu chuẩn SNI ISO 8124-3:2010. Vì thế việc nắm bắt các qui định về các tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu qui trình xây dựng cũng nhƣ cách thức kiểm tra sản phẩm cuối an toàn cho ngƣời tiêu dùng.

- Nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh qua việc khẳng định đƣợc chất lƣợng an toàn sản phẩm.

- Tránh đƣợc các việc bị giám sát, kiểm soát đặc biệt khi phát sinh vấn đề đối với sản phẩm qua đó tăng uy tín và nâng cao giá trị thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)