Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 42 - 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Thực trạng các trung tâm kiểm định và đánh giá sự phù hợp ở các tỉnh phía

2.3.2 Cách thức thực hiện

+ Tiến hành khảo sát 02 đơn vị thử nghiệm, giám định sản phẩm nhựa và 3 đơn vị đánh giá sự phù hợp các chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm chuyên ngành nhựa tại TP. Hồ Chí Minh

2.3.3 Kết quả thu nhận

Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực kỹ thuật, hoạt động phân tích, giám định chứng nhận nguyên vật liệu, sản phẩm nhựa tại đơn vị đánh giá sự phù hợp trong nƣớc (tại các tỉnh phía Nam).

2.3.3.1 Phương pháp luận

Việc khảo sát đƣợc thực hiện thông qua các tài liệu giới thiệu về năng lực và khảo sát tại nơi làm việc, trao đổi thông tin trực tiếp với lãnh đạo năm đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp tại phía Nam gồm:

- 02 đơn vị nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm, nguyên liệu chuyên ngành nhựa. tại TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) là: Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme của trƣờng đại học Bách khoa – Đại học quốc gia - TP. HCM và Trung tâm kỹ thuật chất dẻo và cao su TP. HCM.

- 03 đơn vị có cung cấp các dịch vụ đánh giá sự phù hợp tại TP. HCM gồm: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3; Trung tâm dịch vụ thí nghiệm TP. HCM và Công ty SGS Việt Nam.

Việc khảo sát tập trung chủ yếu tìm hiểu các vấn đề chính sau:

- Năng lực kỹ thuật (nguồn nhân lực, trang thiết bị chính, phƣơng pháp thử, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ …); nội dung, phạm vi hoạt động thử nghiệm, giám định và chứng nhận sản phẩm nhựa tại các đơn vị.

- Các nhóm chỉ tiêu và chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể liên quan đến nguyên vật liệu và sản phẩm ngành nhựa;

- Các thông số, tiêu chuẩn giám định liên quan đến nguyên vật liệu và sản phẩm ngành công nghiệp nhựa;

- Các vấn đề có liên quan khác.

2.3.3.2 Phương thức thực hiện:

Việc xử lý các thông tin tìm hiểu và khảo sát đƣợc thực hiện theo phƣơng thức :

Tổng hợp các dữ liệu thu nhận đƣợc qua việc tìm hiểu và khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp và đơn vị. Tiến hành việc sàng lọc, phân loại và sắp

xếp các thông tin theo từng nhóm vấn đề. Sử dụng công cụ thống kê để phân tích, đánh giá và chuẩn hóa thông tin đã thu thập đƣợc từ quá trình tìm hiểu và khảo sát nhằm có cơ sở cho việc đƣa ra những kết luận mang tính khách quan và xác thực.

2.3.3.3 Kết quả đạt được:

Đơn vị nghiên cứu, phân tích chất lượng chuyên ngành nhựa

a. Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme (NCVL polyme) thuộc Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM

Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ chính sau :

- Nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở kết quả nghiên cứu; cung cấp thông tin, tƣ vấn đào tạo và các dịch vụ khác trong lĩnh vực công nghệ - vật liệu polyme và compozit.

- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu polyme, dịch vụ KH&CN với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

- Hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo thuộc lĩnh vực KH&CN vật liệu Polyme của Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme và của Trƣờng đại học Bách Khoa và Đại học Quốc gia TP. HCM. - Tham gia nhận các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ các

cấp: Trƣờng, Đại học Quốc gia, Bộ, Thành phố và các doanh nghiệp. Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực KH&CN vật liệu Polyme. - Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, tƣ vấn, thiết kế, dịch vụ thử nghiệm

và chuyển giao công nghệ liên quan đến vật liệu polyme và các hóa chất khác, vật liệu phụ gia có liên quan để ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và các lĩnh vực hoạt động khác theo quy định

- Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc. Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực KH&CN vật liệu polyme theo quy định của pháp luật.

Các thiết bị chính gồm :

- Máy đo sƣơng muối C&W SF/MP450.

- Máy đo độ kéo đứt của vật liệu LLOYD LR3. - Máy đo độ nhớt BROKFLIELD.

- Súng phun áp lực.

- Máy nghiền bi “PILOT”.

- Tbị thí nghiệm ánh sáng mặt trời SOLARBO. - Máy đo thử độ mài mòn TABER.

- Máy đo độ bền uốn màng phim. - Máy ép phun nhựa.

- Hệ thống đo lƣu biến BRABENDER. - Máy đo độ va đập...

Lĩnh vực hoạt động chính gồm : - Hoạt động nghiên cứu. - Hoạt động đào tạo.

- Hoạt động chuyển giao công nghệ.

b. Trung tâm Kỹ thuật chất dẻo và cao su (TTKTCD&CS) thuộc Sở Công thƣơng TP. HCM

TTKTCD&CS là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công thƣơng TP. HCM với chức năng: nghiên cứu; kiểm nghiệm; chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa; thông tin cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; huấn luyện và tƣ vấn kỹ thuật cho ngành nhựa từ khâu thiết kế đến khâu đánh giá chất lƣợng sản phẩm với các nội dung hoạt động chính:

- Thực hiện việc kiểm nghiệm chất lƣợng cho các loại nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia : ASTM, ISO, JIS, TCVN …;

- Tƣ vấn khoa học kỹ thuật ngành nhựa: công nghệ sản xuất, lực chọn thiết bị, nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ gia ….

Nhóm sản phẩm và nguyên vật liệu thử nghiệm:

- Sản phẩm và vật liệu nhựa, cao su trong các lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, gia dụng...;

- Nguyên liệu và phụ gia nhựa, cao su ….

Các phƣơng pháp thử nghiệm đang đƣợc áp dụng:

- Các phƣơng pháp cơ lý, tính bền vật liệu đối với các tác nhân môi trƣờng, UV, độ xuyên thủng điện;

- Các phƣơng pháp phân tích nhiệt phổ, UV, IR.

Trung tâm thử nghiệm nhựa và cao su cho phép kiểm định các tính chất sau của vật liệu :

- Nhóm tính chất cơ học của vật liệu nhựa bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào từng loại vật liệu cụ thể. Nhóm chỉ tiêu này thƣờng đƣợc thử theo các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ASTM, IEC và ULNhóm tính chất nhiệt tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng nhƣ : phân tích nhiệt vi sai (DSC) để biệt tính chất nhiệt của vật liệu; phân tích TGA, DMA sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu các loại vật liệu nhựa. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu cần thiết cho việc gia công nhƣ : chỉ số chảy; thời gian bị oxy hóa; nhiệt độ bắt cháy; chỉ số chảy; nhiệt độ mềm vicat...

- Nhóm tính chất quang nhằm xác định độ trong của các sản phẩm màng nhựa với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ : Chỉ số khúc xạ; độ bóng; độ trong suốt v..v..., các chỉ tiêu này đƣợc thử theo tiêu chuẩn ASTM; - Nhóm tính chất điện bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau song hiên tại

Trung tâm mới thử đƣợc 2 chỉ tiêu cơ bản là độ bền điện môi và suất điện trở của vật liệu theo ASTM.

- Nhóm tính chất lƣu biến gồm một số chỉ tiêu nhƣ : tính chất cơ động học của nhựa lúc kéo căng; sự ổn định dòng chảy; độ nhớt Broken...

Ngoài ra hai trung tâm trên còn có năng lực thử nghiệm một số chỉ tiêu khác nhƣ: xác định khối lƣợng phân tử của Polymer, các tính chất của nhựa dẻo elastomer, các chỉ tiêu lão hóa thời tiết, lão hóa do UV...

Tuy nhiên do giới hạn về năng lực kỹ thuật (trang thiết bị, cán bộ kỹ thuật, tài liệu, phƣơng pháp thử.v…v…) nên Trung tâm chỉ thử nghiệm đƣợc một số chỉ tiêu trong mỗi loại tính chất nêu trên..

c. Kết luận việc khảo sát hai đơn vị nghiên cứu, phân tích chất lƣợng chuyên ngành nhựa

Qua khảo sát trên cho thấy phòng thử nghiệm của hai trung tâm chuyên ngành nhựa nêu trên chƣa đủ năng lực để thử hết các chỉ tiêu chất lƣợng cần thiết của các loại sản phẩm nhựa. Hiện tại các trung tâm này chỉ tập trung thử một số chỉ tiêu chính nhƣ : độ chịu nén; độ bền uốn; độ cứng; biến dạng trƣợt; độ kháng xé; độ bền kéo đứt và dãn dài... Các chỉ tiêu của nhóm này đều đƣợc thử theo tiêu chuẩn ASTM.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp tại TP. HCM

a. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3 (Trung tâm Kỹ thuật 3)

Trung tâm Kỹ thuật 3 là Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng – Bộ KH&CN, trung tâm có chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng và đánh giá sự phù hợp phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm:

- Thử nghiệm vật liệu, sản phẩm và hàng hóa thuộc các lĩnh vực : Cơ khí và không phá hủy (NDT); Điện- điện tử; Tƣơng thích điện từ; vật liệu xây dựng; hàng tiêu dùng, đồ gỗ; Hóa và dầu khí; Môi trƣờng; thực phẩm, vi sinh, sinh vật biến đổi gen (GMO) ….

- Kiểm định và hiệu chuẩn phƣơng tiện đo; - Tƣ vấn và đào tạo;

- Kiểm tra và giám định các lĩnh vực : thiết bị công nghệ và sản phẩm cơ khí; vật liệu kim loại và phi kim loại; Cấu kiện và vật liệu xây dựng; đầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, hàng tiêu dùng; Hóa chất; nông sản, thủy sản; điện, điện tử, viễn thông;

- Thực hiện các dịch vụ giám định và đánh giá khác.

Với 11 phòng thử nghiệm đƣợc trang bị thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có chuyên môn sâu, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá sự phù hợp, Trung tâm Kỹ thuật 3 đã trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật về Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng hàng đầu của Việt Nam.

Riêng đối với ngành công nghiệp nhựa, Trung tâm Kỹ thuật 3 đã đầu tƣ thử nghiệm tƣơng đối hoàn chỉnh các nhóm sản phẩm: bao bì nhựa; ống nhựa cứng và một số chỉ tiêu thử nghiệm chính sau cho các sản phẩm và nguyên liệu nhựa (chi tiết các chỉ tiêu đƣợc trình bày ở phần phụ lục ...)

b. Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp. HCM

Những nhiệm vụ chính của Trung tâm :

- Phân tích phục vụ các đề tài, công trình khoa học kỹ thuật;

- Tiến hành công tác nghiên cứu ứng dụng và triển khai trong lĩnh vực phân tích, thí nghiệm;

- Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp phân tích mới;

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố phục vụ công tác điều tra, quy hoạch tổng thể;

- Tổ chức bồi dƣởng, đào tạo cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm của các đại phƣơng phía Nam.

Lĩnh vực thí nghiệm chính là về sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng gồm các nhóm chỉ tiêu:

- Chất dinh dƣỡng đa lƣợng; Chất dinh dƣỡng vi lƣợng; Phụ gia thực phẩm chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hƣơng liệu, đƣờng nhân tạo;

- Độc tố PCB Dioxin, Furan, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kháng sinh, hormon; Phân bón, chất kích thích cây trồng, vật nuôi và vi sinh.

Sản phẩm công nghiệp:

- Nguyên liệu, bán thành phẩm, thƣơng phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Hóa chất công nghiệp, xăng dầu, nhựa, sơn, chất kết dính, phụ gia công nghiệp…; mỹ phẩm, hƣơng liệu và tinh dầu và đồ chơi trẻ em. Tài nguyên – chất vô cơ – hợp chất thiên nhiên và dẫn suất. Môi trƣờng và sức khỏe :

- Nƣớc các loại; đất bùn trầm tích; vết kim loại nặng, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kháng sinh, độc chất hữu cơ : PCBS, PCDD, PCDFS, PAH…;

- Thuốc thú y và dƣợc phẩm, bệnh phẩm. Một số trang thiết bị chính :

- Máy Quang phổ phát xạ Plasma (ICP); - Thiết bị phân tích BOD (WTW - Đức); - Máy phân tích khí khải tại nguồn; - Hệ thống phân tích TOC/TN;

- Máy quang phổ hấp thu nguyên tử –AAS; - Máy quang phổ phát xạ plasma (ICP - OES); - Máy realtime PCR;

- Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ n lần (LC-MS)n; - Máy sắc ký khí ghép khối phổ nhiều lần (GC-MS)n; - Máy sắc ký khí GC;

- Máy sắc ký lỏng HPLC

- Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực

c. Công ty SGS Việt Nam

SGS Việt Nam là tổ chức cung cấp các dịch vụ độc lập với các nội dung hoạt động chính gồm : Chứng nhận; Kiểm định; Hợp đồng phụ; Quản lý

rủi ro; Thử nghiệm; Tƣ vấn kỹ thuật và huấn luyện trong các lĩnh vực : nông sản; hàng Tiêu dùng; dịch vụ cho Chính phủ và Tổ chức; công nghiệp; khoáng sản; xăng dầu, gas và hóa Chất; chứng nhận Dịch vụ và Hệ thống.

Dịch vụ giám định và thử nghiệm hàng tiêu dùng bao gồm:

- Ngành hàng mềm (softlines): Các sản phẩm may mặc, vải vóc, các phụ kiện, hàng dệt gia dụng, da giầy, túi xách, các sản phẩm da thuộc và cao su (latex);

- Ngành hàng cứng (hardlines): Các loại hàng cứng, dụng cụ, đồ nghề, phụ tùng ô tô, đồ dùng gia đình, các loại đồ đạc nhƣ bàn ghế, tủ, giƣờng, …, dụng cụ thể thao, sản phẩm xây dựng, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em, quà tặng và các vật dụng khác.

- Ngành điện và điện tử (E&E): Các thiết bị phát sáng, thiết bị nghe nhìn, sản phẩm điện – điện tử trong ô tô, các sản phẩm công nghiệp và gia dụng, thiết bị cho ngành công nghệ thông tin, viễn thông và các linh kiện của chúng

- Ngành thực phẩm (food): Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật – thực vật, thức uống, bánh kẹo và thức ăn.

Nhận xét kết quả

Kết quả khảo sát đƣợc tập hợp, phân tích, so sánh và đƣa ra các nhận xét trong báo cáo khảo sát hoạt động đánh giá sự phù hợp tại phía Nam với nhận xét chính sau:

 Cho đến nay, ở phía Nam đã có 2 trung tâm thực hiện các hoạt động kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến chất dẻo thuộc Sở Công Thƣơng Tp. Hồ Chí Minh và Trƣờng đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của hai trung tâm này trƣớc mắt tập trung đáp ứng đƣợc yêu cầu về nghiên cứu, giảng dạy với các nhiệm vụ chính nhƣ thử nghiệm phục vụ cho nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới, quá trình sản xuất, công thức phối trộn nguyên liệu v. v.... Ngoài ra còn thực hiện một số dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật có liên quan trong ngành nhựa và cao

tính chất cơ bản của vật liệu và sản phẩm nhựa, cao su song vẫn chƣa thực hiện đƣợc đầy đủ và chuyên sâu.

 Bên cạnh đó còn có một số phòng thử nghiệm của Việt nam và nƣớc ngoài đầu tƣ có khả năng thử nghiệm các chỉ tiêu riêng biệt của sản phẩm và nguyên liệu nhựa song không chuyên sâu và chƣa đồng bộ. Kết quả khảo sát từ 3 đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp là : Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3 (Trung tâm KT3); Trung tâm dịch vụ thí nghiệm TP. HCM (CASE) và Công ty SGS Việt Nam (SGSVN), cho thấy cả 3 đơn vị đều triển khai các hoạt động thử nghiệm. Hai trong số 3 đơn vị này thực hiện hoạt động giám định và chứng nhận (Trung tâm KT3 và SGS VN). Năng lực thử nghiệm của cả 3 đơn vị đối với nhóm sản phẩm và nguyên liệu nhựa đều chƣa chuyên sâu và đồng bộ. Trung tâm KT3 có khả năng thử nghiệm tƣơng đối đầy đủ các chỉ tiêu an toàn và chất lƣợng cho nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 002 (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)