Biểu đồ thể hiện sở thích của người học đối với infographic

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG INFOGRAPHIC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 39)

Qua biểu đồ hình 3.3. cho thấy, 84% HS thích học tập sử dụng infographic và 16% HS không thích học tập theo phương pháp này. Như vậy, không phải HS nào cũng thích học tập sử dụng infographic mà cũng có những HS thích học theo phương pháp truyền thống.

Mức độ yêu thích và hiệu quả học tập của HS phụ thuộc vào phong cách học tập và phương pháp mà mỗi HS lựa chọn. Song không phải với bất cứ cách học nào cũng có thể phù hợp với hình thức học tập này. Đối với những người học có phong cách học tập thiên về thẩm mĩ, trực quan thì đạt kết quả tốt hơn trong cách học tập sử dụng infographic. Ngoài ra, những người học thích học thông qua đoc, viết phù hợp với PPDH truyền thống. Như vậy, mỗi GV cần cân nhắc và đưa infographic vào dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng và sở thích, mong muốn của HS.

3.2. Biện pháp sử dụng infographic trong dạy học phần Địa lí tự nhiên – Địa lí lớp 12 THPT 12 THPT

3.2.1. Sử dụng infographic tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh

GV cần khơi dậy được động cơ và hứng thú học tập cho HS với mỗi tiết học, định hướng cho quá trình học tập hiệu quả của HS. Để duy trì động cơ học tập, GV cần tập trung vào những mục tiêu chính sau:

Thứ nhất, làm cho HS tham gia nhiều hơn vào công việc của lớp học. Thứ hai, xây dựng mục tiêu bài học để xác định rõ đích đến cần đạt được, từ đó phát triển trong HS những yếu tố thúc đẩy học tập, đồng thời có căn cứ để xác định mức độ hoàn thành mục tiêu của học sinh trong quá trình học tập. Thứ ba, để HS tham gia tích cực vào quá trình nhận thức – suy nghĩ sâu sắc về những gì các em nghiên cứu và lĩnh hội trong các giờ học.

84% 16%

Thích Không thích

38

Để làm tốt việc khơi dậy hứng thú của học trò, GV cần thay đổi các cách khởi động sao cho mới lạ, thu hút sự chú ý của HS với các từ khóa liên quan đến nội dung bài học, sau đó dẫn dắt học sinh vào bài mới để giờ học trở nên hứng khởi, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học. Cách thức thông thường để khởi động chính sử dụng dạy học nêu vấn đề. Được xem là biện pháp có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh, khởi động có sử dụng infographic theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề gồm các bước:

Bước 1: Trình bày nêu vấn đề.

Bước 2: Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề. Bước 3: Đưa ra bài tập nhận thức

Trong đó, phần trình bày nêu vấn đề có vai trò rất quan trọng vì nó khơi gợi và quyết định hoạt động tư duy của học sinh khi các em phải sử dụng vốn kiến thức cũ để giải quyết một điều mới, điều chưa biết. Sự trở ngại trong tư duy đó sẽ kích thích các em hứng thú với việc đi tìm câu trả lời trong nội dung bài học.

Ví dụ:

Bước 1: Giáo viên đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới dạng phiếu học tập, sau đó, yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, điền từ khóa chính cho mỗi phần được để trống, hoàn thiện sản phẩm. Cặp học sinh nào hoàn thiện nhanh và đúng nhất sẽ giành phần thắng.

Bước 2: GV yêu cầu HS lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình trước lớp, HS các nhóm khác bổ sung hoặc nhận xét.

39

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG INFOGRAPHIC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)