Biện pháp sử dụng infographic trong dạy học phần Địa lí tự nhiên – Địa lí lớp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG INFOGRAPHIC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 3 :THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Biện pháp sử dụng infographic trong dạy học phần Địa lí tự nhiên – Địa lí lớp

12 THPT

3.2.1. Sử dụng infographic tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh

GV cần khơi dậy được động cơ và hứng thú học tập cho HS với mỗi tiết học, định hướng cho quá trình học tập hiệu quả của HS. Để duy trì động cơ học tập, GV cần tập trung vào những mục tiêu chính sau:

Thứ nhất, làm cho HS tham gia nhiều hơn vào công việc của lớp học. Thứ hai, xây dựng mục tiêu bài học để xác định rõ đích đến cần đạt được, từ đó phát triển trong HS những yếu tố thúc đẩy học tập, đồng thời có căn cứ để xác định mức độ hoàn thành mục tiêu của học sinh trong quá trình học tập. Thứ ba, để HS tham gia tích cực vào quá trình nhận thức – suy nghĩ sâu sắc về những gì các em nghiên cứu và lĩnh hội trong các giờ học.

84% 16%

Thích Không thích

38

Để làm tốt việc khơi dậy hứng thú của học trò, GV cần thay đổi các cách khởi động sao cho mới lạ, thu hút sự chú ý của HS với các từ khóa liên quan đến nội dung bài học, sau đó dẫn dắt học sinh vào bài mới để giờ học trở nên hứng khởi, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học. Cách thức thông thường để khởi động chính sử dụng dạy học nêu vấn đề. Được xem là biện pháp có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh, khởi động có sử dụng infographic theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề gồm các bước:

Bước 1: Trình bày nêu vấn đề.

Bước 2: Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề. Bước 3: Đưa ra bài tập nhận thức

Trong đó, phần trình bày nêu vấn đề có vai trò rất quan trọng vì nó khơi gợi và quyết định hoạt động tư duy của học sinh khi các em phải sử dụng vốn kiến thức cũ để giải quyết một điều mới, điều chưa biết. Sự trở ngại trong tư duy đó sẽ kích thích các em hứng thú với việc đi tìm câu trả lời trong nội dung bài học.

Ví dụ:

Bước 1: Giáo viên đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới dạng phiếu học tập, sau đó, yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, điền từ khóa chính cho mỗi phần được để trống, hoàn thiện sản phẩm. Cặp học sinh nào hoàn thiện nhanh và đúng nhất sẽ giành phần thắng.

Bước 2: GV yêu cầu HS lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình trước lớp, HS các nhóm khác bổ sung hoặc nhận xét.

39

Hình 3.4. Phiếu học tập infographic về gió mùa

3.2.2. Sử dụng infographic tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vị giác, 2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thị giác. Sử dụng infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác HS trong học tập. Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ HS chiếm lĩnh kiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến HS tập trung và hứng thú hơn với nội dung bài học. Để sử dụng infographic có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới có thể tiến hành qua các bước như sau:

40

Bước 1: Trình chiếu/ cung cấp infographic cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu nội dung.

Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Infographic đó cho em biết những thông tin gì?

HS bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời (GV có thể khuyến khích thưởng điểm cho học sinh trả lời nhanh nhất, đúng nhất hoặc giải thích tốt nhất mối liên hệ giữa các thông tin được thể hiện trong infographic).

Bước 3: GV nhận xét các câu trả lời, chuẩn kiến thức.

Như vậy, quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học được tiến hành chủ yếu dựa trên phần làm việc của HS với infographic, GV chỉ là người định hướng về mặt nội dung. HS sẽ đi từ hứng thú quan sát hình ảnh trực quan, ghi nhận thông tin nhanh gọn đến tư duy, bày tỏ quan điểm cá nhân qua việc trả lời các câu hỏi định hướng của giáo viên.

Ví dụ: Khi dạy về ảnh hưởng của thiên tai đến biển Đông Việt Nam, thay vì GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK một cách thông thường, GV nên sử dụng một infographic dạng tổng hợp để hướng dẫn HS khái quát nét chính về những hiên tai cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.

GV có thể định hướng HS qua các câu hỏi:

- Bờ biển Việt Nam chịu ảnh hưởng của những loại thiên tai nào? - Đặc điểm chính của những loại thiên tai đó?

41

Hình 3.5. Infographic về thiên tai biển Đông

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG INFOGRAPHIC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)