Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ ở các cơ quan nhà nước cấp tỉnh002 (Trang 92 - 95)

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC LƢU TRỮ

3.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ

3.3.2.1. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

hành chính trong công tác lưu trữ

Việc đưa ra các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để tránh chồng chéo trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ trong lĩnh vực Thống kê cũng đã ban hành Nghị định 79/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Theo đó, Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp

khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Như vậy, khi quy định xử phạt vi phạm trong công tác thống kê về lưu trữ nếu không quy định rõ ràng sẽ có sự đan xen, chồng chéo và lặp lại quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thống kê nói chung. Đặc biệt trong quá trình tiến hành xử phạt sẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp, không xác định rõ người có thẩm quyền xử phạt là ai, là cơ quan nào?

Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất và tránh chồng chéo trong công tác xử phạt vi phạm hành chính của các ngành, lĩnh vực nói chung, khi xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ cần đảm bảo nguyên tắc sau:

- Thẩm quyền phạt tiền quy được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Đối với lĩnh vực Lưu trữ, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 30.000.000 đồng

- Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với chức danh đó.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Như vậy, tất cả các ngành, lĩnh vực tại địa phương, do địa phương quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền xử phạt.

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

- Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với

từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

3.3.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trên cơ sở các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nguyên tắc xác định, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có thể xác định đối tượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

a) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lưu trữ là 30.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; b) Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh

* Thẩm quyền của Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa của lĩnh vực lưu trữ là: 300.000 đồng đối với cá nhân và 600.000 đồng đối với tổ chức

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 300.000 đồng đối với cá nhân và 600.000 đồng đối với tổ chức.

* Thẩm quyền của Chánh Thanh tra sở được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực lưu trữ là: 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đối với tổ chức.

c) Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh

* Thẩn quyền của Thẩm phán chủ tọa phiên toà - Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên.

* Thẩm quyền của Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh - Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 7.500.000 đồng

* Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, - Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lưu trữ là 30.000.000 đồng - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ ở các cơ quan nhà nước cấp tỉnh002 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)