Cuộc đời và sự nghiệp của I.Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 30 - 35)

CỦA I KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của I.Kant

Immanuel Kant là một trong những “nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây trƣớc C. Mác. Triết học I. Kant là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học I. Kant” [27, 378]. I. Kant “đƣợc những ngƣời say mê triết học đánh giá là khuôn mặt kiệt xuất nhất nổi lên trong địa hạt này kể từ sau những triết gia Hy Lạp cổ đại” [23,164], là ngƣời sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. J. Hirschberger nhận xét: “I. Kant đƣợc xem là triết gia Đức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất thời cận đại, là triết gia của nền văn hóa tân thời và của nhiều lãnh vực khác nữa. Dù ngƣời ta có đánh giá I. Kant gì đi nữa, điều không thể chối cãi là ít nhất I. Kant đã nâng triết học Đức tiến lên một giai đoạn mới. Danh tiếng của ông đẩy lùi tất cả những gì đi trƣớc ông vào bóng tối và tỏa sáng lên những gì đi sau” [21, XXVIII].

I. Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Konigsberg, trong một gia đình thợ thủ công, gốc Scotland tại Konigsberg – một thành phố nhỏ thuộc vùng đông bắc nƣớc Phổ, nay là Kaleningrad. Thời thơ ấu, I. Kant chịu ảnh

hƣởng sâu đậm tình cảm của mẹ - một thánh giáo Đức có tấm lòng nhân ái, yêu lao động và sự thật. Bà có một đức tính mãnh liệt và lối sống ngăn nắp, nề nếp, điều này đã tạo nên ấn tƣợng trong suốt cuộc đời I. Kant. Thoạt đầu gia đình muốn I. Kant trở thành mục sƣ, nhƣng lòng say mê khoa học và triết học đã sớm trỗi dậy ở ông và trở thành cái quyết định sinh mệnh của I. Kant. Sau khi tốt nghiệp trung học, vào năm 1740 từ dự định học văn học cổ điển, mùa thu năm 1740, I. Kant chuyển sang học triết học tại trƣờng Đại học tổng hợp Konigsberg. Tại đây, I. Kant có dịp làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nổi tiếng đƣơng thời nhƣ Niutơn, Đềcáctơ, Lépnít, Wolff và tƣ tƣởng chính trị của các nhà Khai sáng Pháp.

Ông nghiên cứu kỹ các hệ thống triết học của tiền nhân. Ông đặc biệt quan tâm tới các nhà triết học Anh nhƣ Locke và Hume, tìm hiểu hệ thống triết học Lépnit và các tác phẩm của Wolff. Những tƣ tƣởng của các triết gia này có ảnh hƣởng sâu sắc trong hệ thống triết học của ông sau này.

Năm 1746, I. Kant tốt nghiệp loại xuất sắc với luận văn: “Những suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn của lực sống”. Trong đó ông đã trình bày nguyên tắc sống của mình: “Đối với chúng ta điều đáng quý nhất không phải là đi theo những lối mòn đã có, mà phải biết đi theo con đƣờng mà loài ngƣời cần đi” [31, 24]. Suốt đời I. Kant đã sống theo nguyên tắc đó và ông đã khá thành công trong sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, I. Kant phải làm gia sƣ cho các gia đình quý tộc ở ngoại ô 10 năm. Đây là khoảng thời gian quý giá để ông tích lũy kiến thức cho sự nghiệp khoa học sau này. Việc làm này đã tạo điều kiện vật chất cho I. Kant tiến hành nghiên cứu triết học.

Năm 1755, I. Kant bảo vệ thành công luận án về “các nguyên tắc của

nhận thức siêu hình học” và đã nhận đƣợc danh hiệu phó giáo sƣ. Nhƣng phải

đến năm 1770, khi đã 46 tuổi I. Kant mới đƣợc bổ nhiệm làm giáo sƣ logic học và siêu hình học của trƣờng Đại học Tổng hợp Konisgberg. Ở đây, suốt

nhiều năm I. Kant đã giảng dạy với bầu nhiệt huyết và sự cần mẫn về nhiều môn khoa học – triết học, toán học, cơ học, vật lý học, địa chất học, nhân chủng học, lịch sử tự nhiên đại cƣơng…Cũng ở thời kỳ này, ông đã hoàn thành các tác phẩm triết học cơ bản trong sự nghiệp sáng tạo của mình. I. Kant đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc. Đầu tiên triết học của ông gắn với khoa học tự nhiên, và sau đó càng ngày càng quan tâm tới những vấn đề con ngƣời. Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến đó là “Phê phán lý tính thuần túy”.

Năm 1797, I. Kant về nghỉ hƣu để có thời gian dành cho việc hoàn thành các dự án khoa học của mình. Trong sự nghiệp khoa học, I. Kant là ngƣời gặt hái nhiều thành công: năm 1786, ông đƣợc bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Phổ tại Béclin; năm 1794, ông trở thành Viện sỹ danh dự Viện hàn lâm khoa học Saint Peterburg; năm 1798 cả hai Viện Hàn lâm khoa học Italia và Paris đều bầu ông làm viện sỹ của mình.

Ngày 12 tháng 2 năm 1804 I. Kant trút hơi thở cuối cùng với nụ cƣời trên môi và câu nói “Thế là tốt rồi”, ông mất ở tuổi 80 khi đang viết dở một tác phẩm khác. Nghe tin ông mất, mọi ngƣời thuộc các tầng lớp khác nhau đã vội vã đến căn nhà riêng của ông để đƣợc nhìn thấy con ngƣời vĩ đại đó lần cuối. Cả thành phố, trƣờng Đại học Tổng hợp và nhân dân đã tổ chức lễ tang cho ông nhƣ một ông hoàng mà cả thành phố Konisgberg yên tĩnh cho tới lúc bấy giờ chƣa từng chứng kiến. Có thể nói, vào lúc I. Kant mất, ông là nhà triết học nổi tiếng nhất tại Đức, và đƣợc cả Châu Âu đọc sách của ông, dù những cuốn sách của ông để hiểu đƣợc không phải là dễ.

Bùi Văn Nam Sơn trong “Chú giải dẫn nhập” cho “Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất” (1781) đã nhận xét: “Suốt cho đến cuối đời, I. Kant là một

huyền thoại sống, chiếm lĩnh mọi giảng đƣờng đại học Châu Âu và ảnh hƣởng của ông kéo dài sâu đẫm mãi đến ngày nay…đọc I. Kant là một sự vất

vả cần thiết, hiểu biết ít nhiều về I. Kant là hành trang bắt buộc phải mang theo trong mọi nẻo đƣờng suy tƣởng” [21, 17 - 18].

Trong khi các tác phẩm của I. Kant là một cuộc cách mạng về thế giới triết học thì đời sống cá nhân của ông lại khá êm đềm, thậm chí có phần nhàm chán và hầu nhƣ không thay đổi. Trong đời sống thƣờng ngày I. Kant là một con ngƣời bình dị có phần lập dị của một học giả, trầm lặng có một lối sống ngăn nắp, điều độ. Trọn đời ông chƣa một lần đi ra khỏi thị trấn Konisgberg – quê hƣơng ông. Sự cầu kỳ và chính xác trong việc sắp xếp thời gian biểu của I. Kant làm cho mọi ngƣời phải kinh ngạc. Cả cuộc đời ông chỉ có hai lần làm lệch thời khóa biểu đó là khi đọc Rútxô và khi nghe tin cách mạng tƣ sản Pháp bùng nổ. Ông không lấy vợ , và cuộc sống bề ngoài của ông rất đơn điệu, không có biến cố gì đáng nói, ngƣời dân Konisgberg có thể chỉnh đồng hồ khi thấy ông xuất hiện bên ngoài cửa sổ nhà họ trong những cuộc đi dạo mỗi ngày. Nhƣng nhƣ chúng ta thấy ông không phải là một gã đần độn nhƣ hình ảnh này gợi lên. Ông rạng rỡ và sang trọng khi đứng trƣớc mọi ngƣời và trò chuyện dí dỏm; ông thích bầu bạn và không bao giờ ăn cơm một mình.

Những bài giảng thông tuệ của ông đã trở thành huyền thoại. Mặc dù không ra khỏi thành phố quê hƣơng nhƣng ông vẫn nổi tiếng khắp thế giới lúc sinh thời” [23, 164]. Arsenij Gulyga – ngƣời viết tiểu sử hay nhất về I. Kant trong thời gian qua đã nhấn mạnh sự tƣơng phản lạ lùng giữa cuộc đời và sự nghiệp của I. Kant: “Cuộc sống của ông đơn điệu bao nhiêu thì tƣ tƣởng của ông lại đa dạng và đa diện bấy nhiêu; cuộc sống giản dị, khiêm tốn nhƣng tham vọng học thuật lại rất to tát: muốn lý giải bí nhiệm của con ngƣời bằng một quy luật phổ quát chi phối mọi tƣ duy và hành động của bản thân con ngƣời; cuộc sống bình lặng, thiếu vắng mọi biến cố riêng tƣ hay tình ái lại gây những chấn động chƣa từng có trong tinh thần của Tây phƣơng kể từ thời khai nguyên triết học Hi Lạp” [21, 18].

Triết học I. Kant đƣợc chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán: Thời kỳ tiền phê phán (1745 - 1769) I. Kant chủ yếu nghiên cứu các vấn đề toán học, cơ học, thiên văn học. Trong các tác phẩm điển hình nhƣ: “Sự ma sát của thủy triều” (1954); “Lịch sử tự nhiên đại cƣơng và lý thuyết về bầu trời” (1755); “Thuyết đơn tử vật lý” (1756); “Luận cứ khả năng duy nhất chứng minh sự tồn tại của chúa Trời” (1763); “Quan sát bằng cảm tính cái đẹp và cái cao cả” (1964); “Những cơn mê của thầy bùa, lý giải bằng các cơn mê của siêu hình học” (1766); “Về cơ sở ban đầu của sự phân chiều trong không gian” (1768)… I. Kant đã thể hiện quan điểm duy vật về thế giới với luận điểm nổi tiếng: “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tôi vật chất tôi sẽ chỉ cho bạn thấy thế giới vật chất có đƣợc nhƣ thế nào?” [8, 26].

Bên cạnh những quan niệm duy vật thời kỳ này tƣ tƣởng của ông còn xuất hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề triết học. Một mặt, ông nhận thấy hạn chế của các phƣơng pháp cơ học đơn thuần trong việc nghiên cứu các quá trình sinh học. Mặt khác, do sự phát triển thấp của sinh học thời đó, ông đã đi đến tƣ tƣởng bất khả tri phủ nhận khả năng nhận thức của con ngƣời về bản chất của sự sống. Quan niệm này càng đƣợc củng cố khi I. Kant quá nhấn mạnh sự khác nhau giữa tƣ tƣởng và hiện thực tới mức nhiều khi hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con ngƣời. Những mâu thuẫn trên trong thế giới quan của I. Kant thể hiện ở sự trăn trở của một nhà tƣ tƣởng đầy nhiệt huyết muốn xây dựng một cách nhìn mới về thế giới đáp ứng đòi hỏi của thời đại bấy giờ, nhƣng lại vấp phải những hạn chế của mình thời đại đó, đặc biệt là xã hội Phổ lạc hậu thế kỷ XVIII. Lối thoát cho sự bế tắc này đƣợc ông giải quyết trong “thời kỳ phê phán”.

Thời kỳ phê phán (1770 - 1804), nếu trƣớc đây I. Kant thừa nhận con ngƣời có khả năng nhận thức thế giới, thì giờ đây ông lại cho rằng con ngƣời

không nhận thức đƣợc thế giới – bất khả tri, trƣớc đây ông đề cao trí tuệ thì nay ông lại đề cao tín ngƣỡng. I. Kant phủ nhận khả năng nhận thức bản chất của sự sống, ông cho rằng thực thể và tinh thần, hiện thực và tƣ tƣởng là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, không có liên quan gì với nhau. Từ đó, I. Kant hoài nghi khả năng nhận thức thế giới nói chung của con ngƣời. Với phƣơng châm “thời đại chúng ta là thời đại phê phán đích thực mà mọi thứ đều phải phục tùng” [8, 26], I. Kant đề ra nhiệm vụ cho triết học của mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt ngƣợc lại một số vấn đề mà môn khoa học này tƣởng nhƣ đã giải quyết xong, I. Kant tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới. Các tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này là: “Luận văn về hình thức và các nguyên tắc của thế giới cảm tính và thế giới lý tính” (1770); “Về các chủng tộc ngƣời khác nhau” (1775); “Phê phán lý tính thuần túy” (1781); “Phê phán lý tính thực hành” (1788); “Phê phán năng lực phán đoán” (1790); “Tôn giáo chỉ trong giới hạn của các lý tính thuần túy” (1793); “Hƣớng tới một nền hòa bình vĩnh cửu. Một phác thảo triết học” (1795); “Siêu hình học đạo đức gồm hai phần” (1797); “Cuộc tranh cãi giữa các khoa” (1798); “Tập bài giảng về Lôgic” (1800); “Bàn về giáo dục” (1803)…

Trong các tác phẩm kể trên thì bộ ba tác phẩm phê phán đóng vai trò quan trọng, quyết định nội dung và bản chất triết học của I. Kant. Và trong hệ thống triết học phê phán của I. Kant thì quan điểm “Vật tự thân” giữ vai trò then chốt để từ đó I. Kant đã triển khai ra toàn bộ hệ thống triết học của mình, nó đƣợc các nhà triết học sau này bàn và đề cập đến rất nhiều, dù đứng trên lập trƣờng nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 30 - 35)