Từ triết học tự nhiên đến triết học nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 51 - 53)

CỦA I KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY

2.1. Nội dung cơ bản và những bƣớc chuyển trong nhận thức luận của I.Kant

2.1.2. Từ triết học tự nhiên đến triết học nhận thức

Nếu triết học tự nhiên của I. Kant hƣớng đến khách thể bên ngoài, tức là các đối tƣợng khách quan độc lập với tƣ duy con ngƣời hay thế giới vật chất, nhƣ đối tƣợng của cơ học, vật lý học, toán học, sinh học và địa chất học thì triết học nhận thức của ông lại chuyển đối tƣợng nghiên cứu sang một vấn đề hoàn toàn mới - đó là nhận thức của con ngƣời với những khả năng và phạm vi của nó. Đây không chỉ đơn thuần là sự chuyển hƣớng mối quan tâm của một nhà khoa học từ vấn đề này sang vấn đề khác mà còn đánh dấu sự chuyển biến trong thế giới quan của I. Kant từ lập trƣờng duy vật tự phát sang lập trƣờng duy tâm chủ quan. Lý do là I. Kant gặp phải sự bế tắc trong việc lý giải các hiện tƣợng tự nhiên mới xuất hiện giống nhƣ hầu hết các nhà khoa học tự nhiên đứng trên lập trƣờng duy vật máy móc đƣơng thời. Mỗi khi khoa học tự nhiên phải tạm thời dừng bƣớc trƣớc sự vận động của chính giới tự nhiên thì vai trò của triết học lại đƣợc nhắc đến, ban đầu nhƣ một cứu cánh và càng về sau càng tỏ rõ tính chất là một phƣơng tiện dẫn đƣờng hiệu quả. I. Kant cũng vậy, ông tìm đến siêu hình học nhƣ một lối thoát cho những bế tắc trong việc giải thích tự nhiên từ tƣ duy siêu hình. Vấn đề ông quan tâm là bản

chất của lý tính thuần tuý hay bản chất của nhận thức chân lý. Vấn đề này nhìn chung không mới so với siêu hình học truyền thống. Cái khác ở đây là, đối với I. Kant, lý tính phải làm công việc khảo sát chính bản thân nó hay là sự tự ý thức để tìm ra các nguyên tắc bản nhiên của lý tính thuần tuý, làm tiền đề cho việc xác định bản chất đích thực của nhận thức. Trong vấn đề tự ý thức, không thể không thừa nhận I. Kant có chịu ảnh hƣởng của lý luận về thông giác của G.W. Lépnít cũng nhƣ lý luận về cái tôi và vai trò của lƣơng thức của J.J. Rútxô.

I. Kant bắt đầu hƣớng sự suy nghĩ của mình không phải vào đối tƣợng bên ngoài mà vào bản thân lý tính; không phải khảo sát sự vật với tính cách là vật tự thân, mà khảo sát tri thức về các hiện tƣợng đƣợc đem lại cho con ngƣời một cách tiên nghiệm. Theo I. Kant, cách tiếp cận của triết học tự nhiên không đem lại cách nhìn mới về phƣơng diện nhận thức luận. I. Kant muốn thay đổi điều đó trong triết học nhận thức của mình, vì thế vấn đề bản chất của nhận thức nhƣ là cái tiên nghiệm đƣợc đặt ra trong Phê phán lý tính thuần

tuý. Điều này nhƣ I. Kant tự nhận, không phải là sự phê phán đối với hệ thống

siêu hình học nào mà là sự phê phán bản thân lý tính thuần tuý, hay lý tính thiết lập một toà án cho chính mình. Sự phê phán lý tính thuần tuý chƣa phải là một học thuyết, cùng lắm thì nó mới chỉ là một môn học dự bị; nhƣng là bƣớc khởi đầu của một học thuyết siêu hình học mới có ý nghĩa nhƣ là khoa học triết học. Sự phê phán này là cần thiết để có một nhận thức luận mới, khác với nhận thức luận giáo điều truyền thống. Nói cách khác, bản chất của nhận thức giáo điều nằm ở việc giải quyết mối quan hệ chủ thể - khách thể trên cơ sở các quy luật hình thức của lý tính để tìm ra những chân lý thuần lý. Tìm kiếm chân lý suy cho cùng là công việc rốt ráo của nhận thức con ngƣời; nhƣng công việc đó có thể đƣợc tiến hành dựa trên những tiền đề khác nhau, dẫn đến có những kết quả không giống nhau. Theo I. Kant, cần phải khảo sát

ngay các tiền đề để đảm bảo nhận thức không đi sai đƣờng, tức là xem xét cấu trúc, phạm vi, khả thể của lý tính để làm tiền đề vận dụng lý tính đi vào nhận thức khoa học. Điều này không nằm ngoài bản chất của nhận thức, thậm chí còn là khởi điểm truy tìm bản chất của nhận thức. Nhƣ vậy, bƣớc chuyển thứ nhất này đặt ra vấn đề nghiên cứu bản chất nhận thức nhƣ là nội dung tiên quyết của bất kỳ môn siêu hình học nào muốn trở thành khoa học. Bƣớc chuyển này đánh dấu thời kỳ phê phán của I. Kant bắt đầu từ sự phê phán lý tính thuần tuý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)