Từ sự đối lập giữa nhận thức duy lý và nhận thức kinh nghiệm đến nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 53 - 58)

CỦA I KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY

2.1. Nội dung cơ bản và những bƣớc chuyển trong nhận thức luận của I.Kant

2.1.3. Từ sự đối lập giữa nhận thức duy lý và nhận thức kinh nghiệm đến nhận

nhận thức tiên nghiệm

Bản chất của nhận thức luôn là vấn đề trung tâm đối với bất kỳ lý luận nhận thức nào, cho dù nó có thể đƣợc trình bày trực diện hay không. Trong cả chủ nghĩa duy lý cổ điển lẫn chủ nghĩa kinh nghiệm mang hơi hƣớng duy vật, nhận thức đƣợc xem nhƣ kết quả hoạt động tƣ duy của chủ thể nhằm thấu hiểu thế giới bên ngoài. Nhƣng nếu chủ nghĩa kinh nghiệm cố gắng nghiên cứu những tƣ tƣởng của con ngƣời từ phƣơng diện nội dung thì chủ nghĩa duy lý cổ điển lại chú trọng nghiên cứu khía cạnh lôgíc của các tƣ tƣởng, quan tâm đến các hình thức khác nhau của chúng. Luận điểm xuất phát của chủ nghĩa duy lý là tƣ duy đồng nhất với tồn tại về mặt nội dung song cần phải tìm hiểu cơ sở của tồn tại ở các quy luật lôgíc chi phối nhận thức chân thực. Nhƣ vậy là chủ nghĩa duy lý có tham vọng xây dựng "khoa học của mọi khoa học" một cách tƣ biện. Trái lại, chủ nghĩa kinh nghiệm, do phát triển trong thời kỳ cơ học, luôn muốn song hành với khoa học khi hƣớng tới một số nguyên tắc chung của tồn tại dựa trên những dữ kiện của các khoa học thực nghiệm. Điểm chung của hai trƣờng phái này là đều kiến thiết một hệ thống triết học dựa trên mối tƣơng liên chủ thể - khách thể hay vấn đề nhận thức luận. Song họ bất đồng với nhau ở chỗ xác định nguồn gốc của nhận thức và

cách tiếp cận nhận thức từ phía chủ quan hay khách quan. I. Kant nhận thấy rằng, đấu trƣờng siêu hình học là nơi diễn ra sự đối lập gay gắt giữa nhận thức duy lý và nhận thức kinh nghiệm. Phái duy lý cực đoan thì tuyệt đối hoá nhận thức lý tính còn phái kinh nghiệm cực đoan thì tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính. Cả hai thứ lý luận nhận thức đó suy cho cùng đều không xuất phát từ chủ thể mà xuất phát từ khách thể nhƣ là yếu tố tác động đến nhận thức thụ động của con ngƣời. Mặc dù chủ nghĩa kinh nghiệm của Locke trứ danh đã khởi đầu đúng hƣớng (xuất phát từ cảm giác) nhƣng đã vội vàng khái quát quá sớm khi cho rằng chỉ có kinh nghiệm, thực nghiệm là đáng tin còn những gì ngoài kinh nghiệm, nhất là tri thức siêu hình, thì không có cơ sở vững chắc. I. Kant cho rằng cần phải làm một cuộc cách mạng thật sự trong nhận thức luận giống nhƣ N. Copecnic đã làm đối với khoa học tự nhiên. Điều đó sẽ giúp cho sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm đƣợc giải quyết.

Nhƣ vậy, I. Kant đã có ý đồ xây dựng một triết học vƣợt lên trên cả chủ nghĩa duy lý lẫn chủ nghĩa kinh nghiệm mà ông gọi là triết học siêu nghiệm [Transcendentale Philosophie]. Thực chất là ông muốn tổng hợp những thành tựu của hai trƣờng phái triết học này khi đặt ra vấn đề mới: phải làm gì để tìm ra những hình thức lôgíc tiên nghiệm mà nhờ chúng, lý tính của con ngƣời nắm bắt đƣợc nội dung của tri thức đƣợc nhận thức nhờ kinh nghiệm? Nói gọn thì đây là nhiệm vụ khảo sát lý tính bằng phƣơng pháp siêu nghiệm (không phải giáo điều). Đồng nghĩa với việc phê phán lý tính là phê phán mọi khả năng của nhận thức, mọi tri thức muốn trở thành khoa học, và sâu xa hơn là bàn đến vấn đề chủ thể nhận thức nhƣ là ý nghĩa tối hậu của triết học. Nhiều học giả cho rằng, I. Kant là ngƣời chỉ đề cao tri thức giống nhƣ các nhà duy lý trƣớc ông. Một số khác lại cho rằng I. Kant hạ thấp vai trò của tri thức, căn cứ vào việc ông thừa nhận phải dành chỗ cho đức tin. Nhƣng xin lƣu ý thời kỳ phê phán là nơi I Kant nỗ lực đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy lý mà thời

kỳ tiền phê phán ông ra sức bênh vực, còn đức tin của I. Kant mang âm hƣởng niềm tin khoa học chứ không chỉ đơn thuần là niềm tin tôn giáo giống nhƣ thời Trung cổ. Thật sự thì I. Kant cố gắng tìm ra giới hạn của tri thức để trả lại cho nó vị trí vốn dĩ của nó nhằm tránh cho lý tính nguy cơ sa chân vào lầm lạc. Đối với ông, tính chất thực tiễn là khía cạnh đáng quan tâm hơn là nhận thức luận đơn thuần; bởi lẽ "sự thông thái nói chung chủ yếu thể hiện trong hành động hơn là trong tri thức". Tuy nhiên, I. Kant vẫn chỉ khuôn hành động thực tiễn trong giới hạn hành động của lý tính tìm ra chân lý theo cách mà J.J. Rútxô quan niệm. Đó là lý do vì sao I. Kant tâm đắc với tác phẩm Phê phán lý

tính thực tiễn hơn Phê phán lý tính thuần tuý, mặc dù Phê phán lý tính thuần tuý là công việc phải làm trƣớc tiên nếu muốn đi tới mọi sự phê phán khác.

Nói nhƣ thế không có nghĩa Phê phán lý tính thuần tuý chẳng qua chỉ là bƣớc dạo đầu, tạo tiền đề cho công việc phê phán tiếp theo. Mặc dù I. Kant đã ngụ ý trong Phê phán lý tính thuần tuý rằng đây chỉ là một môn học dự bị nhƣng ông đã làm đƣợc nhiều hơn thế. Nhiệm vụ phê phán này đƣợc I. Kant đặt ra và giải quyết chủ yếu trong Phê phán lý tính thuần tuý, đƣợc ông gọi là nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ môn siêu hình học nào. Bản chất của nhận thức đƣợc phóng chiếu trên hai góc độ: một là, cơ sở nào để lý tính nhận thức đƣợc chân lý; hai là, lý tính thuần tuý có thể đem lại những tri thức khoa học nhƣ thế nào. Nội dung thứ nhất đƣợc I. Kant trình bày trong phần học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức. Nội dung thứ hai đƣợc ông trình bày trong phần Học thuyết siêu nghiệm về phƣơng pháp. ở đó bản chất của nhận thức trong quan niệm của I. Kant hiện rõ trong việc ông lần lƣợt kiểm tra các vật liệu của lý tính thuần tuý để tìm ra ở mỗi giai đoạn nhận thức bản chất tiên nghiệm biểu hiện nhƣ thế nào. I. Kant đã trình bày các vấn đề cơ bản của siêu hình học trên cơ sở nhận thức luận tiên nghiệm. Nhận thức luận hoá là con đƣờng của siêu hình học truyền thống khi trình bày các vấn đề của nó.

I. Kant khác ở chỗ đã cấp cho nó một hình thức mới - hình thức tiên nghiệm. Ông không bắt tay vào khảo sát thực thể (vật chất hay tinh thần) nhƣ các nhà siêu hình học trƣớc đó mà tra hỏi về khả năng và phạm vi của lý tính thuần tuý. Lý tính thuần tuý ở I. Kant chƣa đƣợc xem xét từ góc độ bản thể luận nên chƣa có ý nghĩa là một thực thể; điều này về sau đƣợc G.V.F. Hêghen thực hiện trong sự cải biến lý tính trở thành tuyệt đối (ý niệm tuyệt đối). Nói cách khác, I. Kant không đặt vấn đề "sự tồn tại của lý tính thuần tuý là gì?"; mà đặt câu hỏi theo một hƣớng khác, "lý tính thuần tuý tồn tại nhƣ thế nào trong chừng mực nó có thẩm quyền?". Nhƣ vậy cũng là đặt ra những khả năng và giới hạn của nhận thức nói riêng và của con ngƣời nói chung trên cơ sở những điều kiện tiên nghiệm của chủ thể..

I. Kant rất tự hào tuyên bố: "Nếu tồn tại một khoa học thực sự cần thiết cho con ngƣời thì đó là khoa học mà tôi đang giảng dạy, cụ thể là xác định cho con ngƣời một vị trí xứng đáng trong thế giới, từ đó có thể học đƣợc cái điều mà ai cũng phải học để làm ngƣời". Khoa học đó là triết học có mục đích tối cao là phơi màn bản chất con ngƣời ( nói theo cách của M. Heidegger).

Khi xem xét hai tiền đề lý luận là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm, I. Kant nhận thấy sự tranh cãi giữa họ có nguy cơ không đi đến hồi kết thúc, làm dấy lên những thái độ khác nhau đối với siêu hình học. Phái duy lý mặc dù thừa nhận kinh nghiệm cảm tính cũng là một nguồn nhận thức nhƣng chỉ là nhận thức sơ cấp, hời hợt và hỗn loạn, không thể đạt tới chân lý. Chính lý tính sẽ khắc phục điều này để đem lại những chân lý thuần lý (theo cách gọi của G.V. Lépnít ) mà cảm tính phải phục tùng. Triết học của trƣờng phái này xoay quanh chủ đề lý tính. Tuy nhiên, theo I. Kant, là thiếu sự phê phán, "đi vào quá sớm những vấn đề mà chƣa có chút hiểu biết nào để tha hồ biện hộ, vắt óc tìm thêm những tƣ tƣởng hay ý kiến về những chủ đề mà không ai trên thế gian này có hy vọng giải quyết đƣợc". I. Kant cho rằng, cần

phải kiểm tra điều kiện khả thể của lý tính. Công cuộc đó chỉ có thể là công cuộc lý tính tự ý thức, tự phê phán để đảm bảo tính vững chắc ngay từ đầu trƣớc khi giải quyết "các vấn đề không thể tránh khỏi của bản thân lý tính thuần tuý là Thƣợng đế, tự do và sự bất tử". Sự tranh cãi ngay giữa các nhà duy lý giáo điều đã làm xuất hiện các nhà kinh nghiệm hoài nghi muốn phủ nhận các cơ sở của mọi nhận thức thoát ly khỏi kinh nghiệm và muốn xoá bỏ siêu hình học. J. Locke đƣợc coi là ngƣời nỗ lực kết thúc cuộc tranh luận bất tận này nhƣng không thành công - đấu trƣờng siêu hình học vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó xuất hiện những ngƣời muốn trừng phạt siêu hình học bằng sự khinh thị bàng quan, không muốn nêu bất kỳ một câu hỏi siêu hình nào nữa. Nhƣng những nhà khai sáng hời hợt này rốt cuộc cũng quay trở lại giáo điều nếu không biết đặt vấn đề một cách khác. Nhƣ vậy là I. Kant dần dần xác định nhiệm vụ phê phán của mình trên cơ sở "đảo ngƣợc điểm nhìn" chọn lý tính làm trung tâm, từ đó kiến tạo tri thức về thế giới hiện tƣợng nhƣ nó vốn có, song chƣa đƣợc sắp xếp một cách khoa học. Bản chất của nhận thức loại này là chủ quan nhƣng phải đảm bảo đƣợc "tính khách quan" cần thiết, là nhận thức cái tiên nghiệm có sẵn trong lý tính nhƣng phải đảm bảo mở rộng tri thức khoa học của con ngƣời. Phƣơng pháp khảo sát lý tính đƣợc I. Kant lựa chọn là phƣơng pháp diễn dịch siêu nghiệm. Đối tƣợng khảo sát là lý tính nhƣng I. Kant buộc phải xem xét nó thông qua những hình thức biểu hiện của nó là tri thức, do đó ông lựa chọn việc phân tích các tri thức toán học, vật lý học, và siêu hình học dƣới dạng các phạm trù, các phán đoán và các suy luận.

Nói tóm lại, Phê phán lý tính thuần tuý mở đầu thời kỳ phê phán của I. Kant đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lý tính, nghiên cứu bản chất của nhận thức, xuất phát từ ý tƣởng khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm đƣơng thời. I. Kant tránh phê phán lý tính theo hƣớng phủ nhận hoàn toàn sạch trơn nhƣ một số nhà triết học kinh nghiệm

cực đoan đã làm. Đồng thời ông cũng phê phán việc sử dụng lý tính mà không có sự kiểm tra giới hạn khả thể của lý tính, dẫn đến sùng bái lý tính nhƣ chủ nghĩa duy lý cực đoan vẫn tuyên bố. Đặt lại vấn đề bản chất của nhận thức, I. Kant muốn trả lý tính trở về đúng vị trí của nó trong quá trình nhận thức của con ngƣời, trong mối liên hệ với cảm tính. Cao hơn, I. Kant muốn kết thúc sự tranh cãi bất tận của siêu hình học truyền thống bằng cách xây dựng điều kiện cho một môn siêu hình học mới - triết học khoa học. Cách đặt vấn đề và giải quyết của I. Kant trong “Phê phán lý tính thuần tuý” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời điểm giai cấp tƣ sản Đức cần có lý luận mới dẫn đƣờng, góp phần lớn trong việc hình thành nên những tƣ tƣởng duy tâm và biện chứng về nhận thức của trào lƣu triết học cổ điển Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)