Nội dung cơ bản nhận thức luận của I.Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 41 - 51)

CỦA I KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY

2.1. Nội dung cơ bản và những bƣớc chuyển trong nhận thức luận của I.Kant

2.1.1. Nội dung cơ bản nhận thức luận của I.Kant

Nhận thức luận của I. Kant đƣợc trình bày tập trung chủ yếu trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy, trả lời cho câu hỏi “Tôi có thể biết đƣợc cái gì?” Thuộc phần triết học lý thuyết, lý luận làm cơ sở để I. kant trả lời 2 câu hỏi tiếp theo là “Tôi cần phải làm gì?” Thuộc lĩnh vực triết học thực hành và “Tôi có thể hy vọng cái gì?” Thuộc lĩnh vực thẩm mỹ học để cuối cùng trả lời cho câu hỏi “Con ngƣời là gì?”.

Việc I. Kant đặt ra giới hạn nhận thức của con ngƣời trƣớc “Vật tự thân” đã khiến ông đƣợc các học giả, các nhà nghiên cứu xếp ông vào trƣờng phái triết học bất khả tri khi đề cập đến việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học – Con ngƣời có thể nhận thức đƣợc thế giới hay không? Tuy nhiên, sự phát triển nhƣ vũ bão và những thành tựu lớn của khoa học từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và đến nay – những thập niên đầu của thế kỷ XXI đã chứng minh rằng quả thực là nhận thức của con ngƣời có giới hạn mà nó không thể vƣợt qua đƣợc và việc đặt I. Kant vào trƣờng phái triết học bất khả tri đã không còn phù hợp nữa, đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng khả năng nhận thức của con ngƣời là có giới hạn và việc tự nhận thức về sự nhỏ bé, hữu hạn của con ngƣời cũng nhƣ nhận thức của nó là rất cần thiết. Bên cạnh đó I. Kant cũng là ngƣời đã đặt nền móng cho một bộ môn khoa học mới – khoa học về giới hạn của nhận thức mà việc xây dựng và phát triển

bộ môn khoa học này có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa học nhận thức hiện đại nói riêng và toàn bộ những hoạt động thực tiễn nói chung bởi vì chỉ khi nào chúng ta biết chúng ta có thể biết đƣợc những cái gì và những cái gì chúng ta không thể biết thì chúng ta mới có thể đƣa ra những chƣơng trình hành động đúng đắn. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá về triết học I. Kant cần phải có những thay đổi và quả thực có rất nhiều thứ chúng ta cần phải thay đổi bởi những thành tựu ngày càng lớn của khoa học buộc chúng ta không thể cố thủ trong tƣ duy giáo điều, cũ kỹ cản trở sự phát triển chung.

Trần Thái Đỉnh nhận xét: “Ai cũng công nhận cuốn Phê phán lý tính thuần túy là một kỳ công vĩ đại của I. Kant và của tƣ tƣởng nhân loại nói

chung. Ai cũng chịu là cuốn này sâu sắc và khó hiểu” [7, 34]. Ngoài Lời tựa và Lời dẫn nhập, Phê phán lý tính thuần thúy gồm có hai phần chính:

Phần I: Cảm năng học siêu nghiệm gồm hai chƣơng: về không gian và thời gian: hai vật liệu chính bên trong của cảm năng, tức hai mô thức thuần túy của trực quan cảm tính, trụ cột thứ nhất của nhận thức.

Phần II: Lôgic học siêu nghiệm nghiên cứu về hai nhóm vật liệu khác: a) Phân tích pháp siêu nghiệm: tìm kiếm các vật liệu chính các giác tính: các phạm trù (còn gọi là “các khái niệm thuần túy của giác tính”) và các nguyên tắc, trình bày thành hai “quyển”: “phân tích pháp các khái niệm” và “phân tích pháp các nguyên tắc”, trụ cột thứ hai của nhận thức. Chỉ các loại vật liệu trên là đủ chất lƣợng để xây dựng tòa nhà nhận thức trong phạm vi kinh nghiệm. b) Biện chứng pháp siêu nghiệm: kiểm tra loại vật liệu đặc biệt của lý tính: các ý niệm. Chúng đã đƣợc siêu hình học “giáo điều” sử dụng tùy tiện để xây nên ba tòa nhà lộng lẫy nhƣng thiếu vững chắc: tâm lý học thuần lý (làm nảy sinh “các võng luận tâm lý học”); vũ trụ học thuần lý (làm nảy sinh các nghịch lý của lý tính thuần túy) và thần học thuần lý (nâng ý niệm lên thành “ý thể” tạo ra ba luận cứ thiếu cơ sở nhằm chứng minh sự tồn tại của Thƣợng

đế). Sau khi kiểm tra, phê phán I. Kant đề ra phƣơng pháp để giải quyết: các ý niệm của lý tính không thể cấu tạo nên nhận thức khách quan, nhƣng nó vẫn có ý nghĩa quan trọng và chỉ đƣợc dùng để định hƣớng và thúc đẩy nhận thức trong nghiên cứu tự nhiên và là các “định đề” trong sinh hoạt đạo đức. Nhƣ vậy, có thể nói “Phê phán lý tính thuần túy là tác phẩm triết học đầu tiên của châu Âu trong quá trình phê bình tri thức đã khám phá ra khả năng siêu “việt” trong cơ cấu tri thức, đã hệ thống hóa chức năng siêu “việt” trong khi luận giải về khách quan tính của tri thức triết học và từ đó mở ra những khả năng “vƣợt” khỏi giới hạn của những điều kiện đặc thù nội tại, hiểu nhƣ toàn thể hoàn cảnh con ngƣời, lịch sử và hệ thống triết học đƣơng thời, để tầm mắt của con ngƣời có thể nhìn xa hơn trong khi truy tìm chân lý” [21, XLVII].

Bên cạnh nội dung về giới hạn của nhận thức mà luận văn đi sâu thì ở đây chúng tôi còn góp phần hiểu rõ hơn một trong những nội dung trong nhận thức luận của I. Kant mà chúng tôi cho rằng cũng rất quan trọng, đó là về “thực chất của “cái siêu việt” của lý tính trong nhận thức luận của I. Kant”.

Có thể nói, những ý tƣởng, dự định, kế hoạch và cả những kiến tạo của I. Kant về một nền triết học mới có nhiều nội dung. Ông đã nêu ra và giải đáp rất nhiều vấn đề và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Công việc của I. Kant bắt đầu bằng việc xem xét, đánh giá lại nền siêu hình học (triết học) quá khứ với các đại diện xuất sắc nhƣ Platôn, Arisxtốt, Đềcáctơ, Wolff, Lépnít, Hume...I. Kant nhận thấy sự tồn tại của siêu hình học là tất nhiên và “môn khoa học mà mục đích tối hậu – với mọi sự trang bị - chỉ nhằm vào việc giải quyết các vấn đề ấy”, tức “các vấn đề không thể tránh khỏi của linh hồn”,”chính là siêu hình học”. Nói khác đi, vấn đề muôn thủa của triết học (siêu hình học) đã và vẫn sẽ là vấn đề về sự thống nhất toàn vẹn, về tính chỉnh thể của thế giới hay về “cái toàn thể tuyệt đối”. I. Kant thấu hiểu rằng bàn về những vấn đề đó chính là bàn về “cái siêu hinh”. “vƣợt” ra ngoài, ra khỏi cái

hữu hạn, hữu hình, ra khỏi phạm vi của các khoa học khác. Tuy nhiên, I. Kant nhận thấy rằng nền siêu hình học cũ “là khoa học mò mẫm, không có cơ sở và ngao du vu vơ khi nó chƣa có sự phê phán, đi vào quá sớm những vấn đề mà chƣa có một chút hiểu biết nào để tha hồ biện hộ, vắt óc tìm thêm những tƣ tƣởng hay ý kiến về những chủ đề mà không ai trên thế giới này có hy vọng giải quyết đƣợc, và vì vậy, sao nhãng việc học thêm các môn khoa học vững chắc khác”. Cho nên, khi khẳng định rằng vấn đề của siêu hình học là vấn đề của lý tính. I. Kant cho rằng nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, sai lầm của siêu hình học cũ là ở chỗ nó đã đảm nhiệm công việc của mình “với những phƣơng pháp ngay từ đầu là giáo điều, không có sự kiểm tra trƣớc đó về năng lực hay sự bất lực của lý tính”, cũng có nghĩa là nó thiếu năng lực phán đoán, không hiểu đƣợc năng lực thật sự của lý tính, mà chỉ biết đƣợc những “phán đoán phân tích”, nhƣ thế là nền siêu hình học cũ đã không giải quyết đƣợc vấn đề của chính nó. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với I. Kant là phải xem xét lại những khả năng của lý tính, là “phê phán lý tính thuần túy” (theo cách nói của I. Kant). Đối với ông sự phê phán này không chỉ có mục đích đơn thuần là chỉ trích, phế bỏ những hạn chế, sai lầm của nền siêu hình học cũ, mà chủ yếu nhằm chỉ ra con đƣờng đi tới một nền siêu hình học mới, khoa học thật sự và bắt tay vào kiến trúc nền siêu hình học ấy. I. Kant nói “sự phê phán là sự chuẩn bị thiết yếu cho sự ra đời của một nền siêu hình học thực sự có cơ sở nhƣ một khoa học, vừa thiết yếu vừa có tính giáo điều, vừa có tính hệ thống theo đúng đòi hỏi nghiêm ngặt nhất, và vì thế, phải đƣợc tiến hành theo phƣơng cách học thuật nghiêm chỉnh chứ không phải phổ thông đại chúng”. Ông gọi siêu hình học mới với những tên gọi nhƣ “siêu hình học tƣơng lai”, “triết học siêu nghiệm”(“triết học siêu việt”).

Toàn bộ tƣ tƣởng và công việc của I. Kant, bắt đầu từ một suy luận rất đơn giản, để giải quyết những vấn đề của siêu hình học, những vấn đề không

thể tránh đƣợc của con ngƣời, loài ngƣời, thì con đƣờng giải quyết chúng, cũng nhất định phải là con đƣờng “siêu hình”, con đƣờng “vƣợt”, ra ngoài, ra khỏi mọi giới hạn đã có. Nói cách khác, con đƣờng đi đến triết học siêu nghiệm phải là con đƣờng siêu nghiệm. Bằng cách đó I. Kant chứng minh rằng siêu hình học trƣớc kia sở dĩ thất bại là vì đã giải quyết những vấn đề của siêu hình học không phải bằng con đƣờng của chính nó. Do vậy, tƣ tƣởng của I. Kant về một nền triết học khoa học đƣợc thể hiện tập trung, rõ ràng ở sự khám phá con đƣờng giải đáp những vấn đề của siêu hình học, con đƣờng đi đến một nền siêu hình học mới. Theo I. Kant, con đƣờng ấy nằm ở lý tính, thuộc về năng lực đặc biệt của lý tính.

Mặc dù những hiểu biết của I. Kant về nhận thức lý tính chƣa hoàn toàn sáng tỏ, còn nhiều mâu thuẫn và có cả sai lầm, trong hệ thống quan niệm của ông còn nhiều khái niệm tối nghĩa, khó hiểu, trùng lập, nhƣng ông cũng nhận ra đƣợc một số đặc trƣng quan trọng và khá cơ bản của nó. Về đại thể I. Kant đã có sự phân biệt rõ ràng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ông đã cho thấy những đặc điểm và yếu tố nhất định của nhận thức lý tính nhƣ không gắn trực tiếp với các đối tƣợng, sự trừu tƣợng, khái quát và tổng hợp, đem lại hiểu biết về cái chung, cái phổ biến, cái quy luật và nhất là cái toàn thể, đƣợc thể hiện trong hệ thống các phạm trù, trong vai trò của những công cụ, nguyên tắc, phƣơng pháp nhận thức và hoạt động nói chung, I. Kant thấy đƣợc vai trò quan trọng của nhận thức lý tính mà nhờ đó con ngƣời thoát khỏi sự “mò mẫm”, có thể chủ động vận dụng các nguyên tắc, “công cụ”, “hệ công cụ” để nhận thức đối tƣợng. Điều đặc biệt là từ những đặc điểm, nội dung ấy của lý tính, I. Kant đã chỉ ra rằng lý tính mặc dù có nguồn gôc từ kinh nghiệm, nhƣng lại có thể vƣợt khỏi kinh nghiệm, để trở thành “tiên nghiệm”, “ siêu nghiệm”. Trong hiểu biết này của ông vừa chứa đựng những khuynh hƣớng và yếu tố sai lầm, “bất tri “, và bất lực, lại vừa chứa đựng hiểu biết

niềm tin của ông vào khả năng sáng tạo to lớn của lý tính, vào tính chủ động, tích cực của con ngƣời khi dựa vào lý tính. Ông đã dẫn ra ví dụ rất hay là khám phá của Copecnic về hệ thống mặt trời và về việc một ngƣời đào phá nền móng một tòa nhà biết chắc chắn tòa nhà sẽ đổ khi hiểu rằng “tất cả mọi cái sẽ sụp đổ khi cơ sở của chúng bị phá hủy”, mặc dù anh ta chƣa hề có một kinh nghiệm nào về công việc đào phá đó. Và chính những giả thuyết của ông về thái dƣơng hệ, về mối liên hệ giữa thủy triều và sự quay của trái đất, cũng đã chứng minh cho điều này. Toàn bộ những hiểu biết của I. Kant về lý tính và vai trò của nó, có thể tóm tắt trong câu nói của ông là: “những tƣ tƣởng không có nội dung thì trống rỗng, còn trực quan không có khái niệm thì mù quáng”[Dẫn theo 5, tr 100]:. Vậy là khi lấy đối tƣợng nghiên cứu là lý tính cái cốt yếu của nó, đấy là sự năng động sáng tạo của lý tính, cái mà ông gọi là “tiên nghiệm”, “siêu nghiêm”, “siêu việt “. Ông nói : “Tôi gọi là siêu nghiệm (siêu việt) bất kỳ nhận thức nào nghiên cứu không chỉ đối tƣợng mà cả cách nhận thức của chúng ta về đối tƣợng, trong chừng mực nhận thức này có thể có đƣợc một cách tiên nghiệm” [Dẫn theo 5, tr. 100] và theo ông siêu nghiệm có thể bao gồm cả nhận thức phân tích và nhận thức tổng hợp.

Nhƣ vậy, theo I. Kant, trong lý tính - “lý tính thuần túy” chứa đựng cái “ siêu việt”, cho phép nó có thể giải đáp đƣợc vấn đề của “siêu hình học”, vì thế ông quyết định “phê phán”, “mổ xẻ” để tìm ra thực chất của nó. I. Kant nhận xét: “tính tất yếu và tính phổ biến là những dấu hiệu của tri thức siêu nghiệm và những liên hệ với nhau không thể tách rời”[Dẫn theo 5, tr. 101]. I. Kant cũng hiểu đƣợc rằng tính thống nhất, toàn vẹn của các đối tƣợng và của thế giới nói chung không thể tách rời “tính tất yếu và tính phổ biến”của chúng. Do đó, câu hỏi đƣợc đặt ra một cách tự nhiên đối với ông là làm thế nào nắm đƣợc tính tất yếu, phổ biến, tức là tính thống nhất, toàn vẹn của đối tƣợng và của thế giới nói chung? Và I. Kant đã phát hiện ra con đƣờng để đạt

tới cái phổ biến, luận giải của I. Kant về “cái siêu việt” của lý tính là ở chỗ đã phát hiện ra quá trình tổng hợp , nguyên tắc tổng hợp và xem nó nhƣ là “linh hồn” của lý tính. I. Kant chứng minh rằng chỉ có năng lực tổng hợp mới đem lại nhận thức mới, mới có thể nắm đƣợc tính thống nhất, chỉnh thể của đối tƣợng và của thế giới nói chung, điều mà những phán đoán phân tích không thể làm đƣợc. Ông xác nhận “Mục đích tối hậu của toàn bộ tri thức tiên nghiệm tƣ biện của chúng ta chính là đặt trên nền tảng những nguyên tắc tổng hợp, tức là mở rộng nhƣ vậy, trong khi đó những phán đoán phân tích tuy là hết sức quan trọng và cần thiết để đạt đƣợc tính minh xác của các khái niệm, xem nhƣ điều cần phải có cho sự tổng hợp chắc chắn và mở rộng, nhƣng không thực sự đƣa lại cái gì mới mẻ”[Dẫn theo 5, tr. 101]. Theo ông “ở đây ẩn dấu một bí mật nào đó mà chỉ có sự khai mở bí mật này mới có thể làm cho sự tiến bộ trong lĩnh vực vô giới hạn của nhận thức giác tính thuần túy đƣợc vững chắc và đáng tin cậy, đó là, với tính phổ biến vốn có, phát hiện cho đƣợc cơ sở cho năng lực của những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm và nhận thức các điều kiện làm cho một loại nhận thức nhƣ thế có thể có đƣợc...”. Ông khẳng định rõ hơn “vấn đề thực sự của lý tính thuần túy hàm chứa trong câu hỏi sau đây: làm thế nào có đƣợc những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm”[Dẫn theo 5, tr. 102]. Vậy cái “bí mật” mà I. Kant nói đến ở trên, đã đƣợc ông phát hiện ra là gì?.

Trƣớc hết I. Kant chứng minh rằng tổng hợp là phƣơng thức vốn có của nhận thức lý tính nói chung, phƣơng thức ấy đã có, đã đƣợc thể hiện trong các khoa học khác nhƣ toán học, vật lý. I. Kant đã chí ra mục đích và vai trò của quá trình tổng hợp. Ông nói “Sự liên kết cái đa dạng nói chúng không bao giờ có thể đem lại cho chúng ta thông qua giác quan, cho nên cũng không thể có đƣợc trong hình thức thuần túy của giác quan cảm tính, chính nó là hành vi của tính nội khởi của năng lực biểu tƣợng. Vì thế để phân biệt với cảm tính, ta

phải gọi năng lực này (tức sự liên kết cái đa dạng) là giác tính”, “là hành vi của giác tính mà ta gọi tên chung là sự tổng hợp để qua đó đồng thời lƣu ý rằng ta không thể hình dung đƣợc một cái gì nhƣ đƣợc liên kết trong đối tƣợng mà trƣớc đó không tự liên kết [trong ta]”[Dẫn theo 5, tr. 102]. Trong một đoạn khác I. Kant nói : “Sự tổng hợp của trí tƣởng tƣợng không nhằm vào trực quan riêng lẻ, mà chỉ hƣớng đến sự thống nhất trong quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức luận của i kant và tư tưởng của ông về giới hạn của nhận thức trong phê phán lý tính thuần túy (Trang 41 - 51)