CỦA I KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY
2.2. Tƣ tƣởng của I.Kant về giới hạn của nhận thức
2.2.1. “Vật tự thân” – Thuyết bất khả tri hay là về giới hạn không thể vượt qua được của nhận thức
Dƣới sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của khoa học tự nhiên lý thuyết cuối thế kỷ XVII – XVIII, cũng nhƣ nhiều nhà triết học cận đại, I. Kant đòi hỏi tri thức khoa học và triết học một sự hoàn hảo tuyệt đối và coi đó chính là lý tƣởng của tri thức con ngƣời. Để đạt đƣợc điều đó I. Kant cho rằng khoa học thực sự phải dựa trên những tri thức tiên nghiệm (apriori) với hai đặc tính cơ bản là phổ quát và tất yếu, tuy nhiên trên thực tế các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới lại chỉ tồn tại dƣới dạng đơn nhất, nhất thời hữu hạn, điều đó buộc I. Kant phải đối diện với hai lựa chọn, thứ nhất, nếu thừa nhận mọi tri thức của chúng ta là sự phản ảnh của các sự vật trong thế giới khách quan thì những tri thức mà ta có đƣợc ấy cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhất thời hữu hạn nhƣ các sự vật ấy, thứ hai, nếu đòi hỏi tri thức triết học và khoa học là tiên nghiệm với đặc tính phổ quát và tất yếu thì phải thừa nhận chúng không phải là sự phản ánh sự vật của thế giới khách quan mà là sản phẩm sáng tạo của đầu óc con ngƣời.
“Đứng trƣớc sự lựa chọn trên, I. Kant đã lập luận: từ trƣớc tới giờ ngƣời ta cho rằng, mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật. Tuy nhiên, ở đây mọi ý đồ thông qua khái niệm xác lập một cái gì đó tiên nghiệm (apriori) về các sự vật, cái mà có thể mở rộng tri thức của chúng ta về chúng; kết cục đều thất bại. Vì thế…liệu chúng ta sẽ giải quyết những nhiệm vụ của siêu hình học một cách có hiệu quả hơn nếu chúng ta xuất phát tự luận điểm cho rằng, các sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta, và điều này đã đáp ứng hơn với đòi hỏi có đƣợc tri thức tiên nghiệm về chúng” [43, 386]. Để đạt đƣợc mục đích xây dựng nền tảng tri thức tiên nghiệm của khoa học và tri thức, I. Kant buộc phải thừa nhận “Vật tự thân” (ding an sich) không nhận thức đƣợc, mọi tri thức con ngƣời không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan tức là “Vật tự thân”. Với việc thừa nhận “Vật tự thân” không nhận thức đƣợc, I. Kant đã đƣợc giới nghiên cứu xếp vào trƣờng phái triết học bất khả tri, khi ông đặt ra giới hạn của tri thức con ngƣời trƣớc “Vật tự thân”, trong lịch sử triết học trƣờng phái triết học bất khả tri xuất hiện khi đòi hỏi câu trả lời cho mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là câu hỏi “con ngƣời có thể nhận thức đƣợc thế giới hay không?” và đối lập với quan điểm, trƣờng phải bất khả tri là quan điểm, trƣờng phái triết học khả tri cho rằng con ngƣời có thể nhận thức đƣợc tận cùng thế giới và đỉnh cao cho quan điểm, trƣờng phái này là triết học macxit cho rằng thế giới là vô tận và nhận thức của con ngƣời là vô hạn, không có cái gì con ngƣời không thể nhận thức đƣợc mà chỉ là tạm thời chƣa nhận thức đƣợc mà thôi, vấn đề chỉ là thời gian. I. Kant đã trở thành nhà bất khả tri nhƣ thế nào? Việc cho rằng I. Kant là nhà bất khả tri, liệu còn có đúng? Tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quan niệm của ông về “Vật tự thân” cũng nhƣ tu tƣởng về giới hạn nhận thức mà ông đặt ra cho nhận thức của con ngƣời.
Trong từ điển triết học có định nghĩa về “Vật tự thân” nhƣ sau: “Vật tự thân là những vật tự nó tồn tại, độc lập với chúng ta và với nhận thức của chúng ta” [42, 665]. Khái niệm “Vật tự thân” đƣợc một số nhà nghiên cứu về I. Kant đánh giá nhƣ là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào triết học phê phán của ông. Theo I. Kant, “thế giới vật tự thân” là toàn bộ các “Vật tự thân” hợp lại. Thế giới đó đƣợc I.Kant luận giải trên hai phƣơng diện: Phƣơng diện nhận thức luận và phƣơng diện đạo đức học.
Thứ nhất, trên phƣơng diện nhận thức luận. Cách mà I. Kant đặt vấn đề
thú vị ở chỗ sự vật trong thế giới khách quan tồn tại và sự vật xuất hiện dƣới sự phản ánh của chúng ta liệu có phải là trùng khớp? Nói cách khác sự vật tự bản thân nó với chuyện nó xuất hiện trƣớc mắt ta nhƣ thế nào liệu có phải là một? Câu trả lời của I. Kant là không, sự vật tồn tại tự thân với những tri thức của chúng ta khi phản ánh về chúng không phải là một mà thực chất những gì ta biết về sự vật hay những tri thức mà ta có về sự vật chẳng qua chỉ là sự xuất hiện của sự vật trƣớc ta và đƣợc ta phản ánh với tƣ cách là những hiện tƣợng bên ngoài mà thôi còn thực chất sự vật ấy với những đặc tính, bản chất tồn tại nhƣ thế nào thì chúng ta không thể biết. Nhƣ vậy, về nguyên tắc nhận thức của chúng ta chỉ là nhận thức hiện tƣợng bên ngoài của thế giới sự vật mà thôi còn bản thân đích thực của sự vật thì chúng ta không thể nhận thức đƣợc và để nhận thức đƣợc “Vật tự thân” thì con ngƣời cần phải có trực quan trí tuệ phi cảm tính, nhƣng trên thực tế con ngƣời lại không có khả năng đó vì thế con ngƣời không thể nhận thức đƣợc nó. Còn lý tính thuần túy của con ngƣời không thể đạt đƣợc “Vật tự thân”. Suy cho cùng, nhận thức của con ngƣời chỉ là hữu hạn và chỉ dừng lại ở hiện tƣợng chứ không thể đạt đến bản chất. Đây chính là giới hạn không thể vƣợt qua đƣợc của nhận thức con ngƣời. “Con ngƣời không thể đạt đến thế giới đó bằng trực quan cảm tính, bởi trực quan chỉ là biểu tƣợng về hiện tƣợng, còn những sự vật mà chúng ta trực quan, tự
chúng nhƣ thế nào, chúng ta không thể biết đƣợc. Điều này có nghĩa là, các sự vật nằm ngoài giới hạn của trực quan cảm tính, chúng không phải là đối tƣợng của triết học lý luận (nhận thức luận) mà là đối tƣợng của “tự nhiên thần luận” [31, 102]. Đối với thế giới “Vật tự thân”, thì không có một cảm giác nào trong cảm giác của chúng ta, và cũng không có một khái niệm, phán đoán, tƣ tƣởng nào của lý tính chúng ta có thể đem lại tri thức, những lý thuyết về “Vật tự thân” - chúng ta không có cách nào để có thể hiểu đƣợc "Vật tự thân". Những tri thức mà bản thân con ngƣời chúng ta nhận thức đƣợc chỉ là những thuộc tính, những mặt, những quan hệ của vật tự thân, từ đó tạo nên những hình thức của nhận thức – cảm giác, khái niệm, phạm trù, phán đoán của chúng ta mà thôi. Thực tế, chúng ta thấy rằng, đúng là những tri thức kinh nghiệm của con ngƣời không ngừng đƣợc bổ sung ngày càng phong phú và đa dạng, vì thế sự tiến bộ của nhận thức có vẻ nhƣ là không có giới hạn. Song sự tiến bộ có vẻ nhƣ vô hạn của tri thức trong mọi truờng hợp đều không thể giúp chúng ta tiến gần tới “Vật tự thân”, nằm ngoài khả năng nhận thức của con ngƣời, con ngƣời không thể nào nhận thức đƣợc hết “Vật tự thân”, đây là một nguyên tắc triết học, vì con ngƣời đã quá cả tin vào năng lực bất tận của lý tính. Theo I. Kant, lý tính cao nhất của con ngƣời cũng chỉ có khả năng tiệm cận tới “Vật tự thân”, nhƣng sẽ không bao giờ vƣợt qua đƣợc giới hạn này.
Thông qua các cảm giác của mình, con ngƣời chỉ biết đƣợc về sự vật với cái vỏ bề ngoài của nó, chỉ biết đƣợc những gì mà nó biểu hiện ra bên ngoài, tức là hiện tƣợng, vì thế con ngƣời không bao giờ biết đƣợc bản chất đích thực của sự vật – “Vật tự thân”. Vì vậy, nhận thức luận của I. Kant không phải là nghiên cứu quá trình con ngƣời đi sâu khám phá ra bản chất đích thực của sự vật mà là hoạt động nhận thức trong khuôn khổ thế giới hiện tƣợng.
Nhƣ vậy, các sự vật thuộc thế giới “Vật tự thân” mặc dù tồn tại khách quan nhƣng lại không thể khả giác – siêu nghiệm, nhƣng chúng ta lại có thể khả niệm, con ngƣời có thể quan niệm đƣợc (trong ý thức, tƣ duy) về thế giới đó bằng tri thức tiên nghiệm mang tính chất phổ quát khả niệm, và điều đó tất yếu phải dựa vào năng lực phán đoán tiên nghiệm (phân tích, tổng hợp) có trong toán học, khoa học tự nhiên lý thuyết và siêu hình học chứ không thể nhận thức đƣợc bằng tri giác cảm tính và kinh nghiệm. I. Kant viết: “Trong luận giải, đối với vật tự nó, phải dùng tri thức tiên nghiệm…, còn đối với hiện tƣợng hay đối tƣợng của kinh nghiệm thì chỉ có quan hệ với “tri thức kinh nghiệm”.
I. Kant phân biệt rất rõ ràng giữa “Hiện tƣợng” và “Vật tự thân”, sự khác biệt này đã trở thành luận điểm trung tâm trong hệ thống triết học của ông. “Hiện tƣợng” và “Vật tự thân” là hai thế giới tách biệt nhau, khác nhau về chất. Hiện tƣợng thuộc thế giới này, “Vật tự thân” thuộc thế giới kia tự nó tồn tại. Chỉ có sự tác động của “Vật tự thân” với tƣ cách là cái đem lại tri thức tiên nghiệm đến chủ thể nhận thức, chứ không có chiều ngƣợc lại, tức là không có chiều con ngƣời tác động tới “Vật tự thân”. Nhận thức là nhận thức thế giới hiện tƣợng. Điều đó cũng có nghĩa là nhận thức của chúng ta chỉ là nhận thức cái vỏ bề ngoài của tồn tại (không liên quan gì tới bản chất). “Vật tự thân” là thế giới của siêu nghiệm (transcendent). Rõ ràng là giữa hai thế giới “Vật tự thân” và thế giới hiện tƣợng có một ranh giới mà nhận thức của con ngƣời không thể vƣợt qua. Trong quá trình nhận thức, tri thức con ngƣời ngày càng phong phú, ngày càng sâu sắc. Nhƣng đó chỉ là những tri thức phong phú và sâu sắc về thế giới hiện tƣợng. Về nguyên tắc, nhận thức của chúng ta chỉ là nhận thức về thế giới hiện tƣợng. Cho nên, tri thức dù có phong phú đến đâu cũng không thể tiếp cận tới thế giới “Vật tự thân”. Trong
khi đó, bản chất của sự vật nói riêng và thế giới nói chung là ở “Vật tự thân”. Nhƣ vậy, đối với “Vật tự thân” thì nhận thức của chúng ta là bất khả tri.
Thứ hai, trên phƣơng diện đạo đức học. Lý tính với tƣ cách là khả năng
nhận thức cao nhất của con ngƣời luôn khao khát đạt đến những tri thức tuyệt đối, trọn vẹn nên nó không thể chấp nhận một giới hạn nào cản đƣờng nó và ngay cả “Vật tự thân” nó cũng muốn vƣơn tới và chiếm lĩnh chúng tuy nhiên khi cố gắng vƣơn đến để hiểu đƣợc thế giới “Vật tự thân” thì nảy sinh những nghịch lý (antinomie) và cuối cùng lý tính vƣơn tới ba ý niệm cơ bản bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống tự nhiên cũng nhƣ đời sống tâm linh của con ngƣời, đó là: Linh hồn bất tử, Thế giới và Thƣợng đế - chúng thuộc về thế giới “Vật tự thân”. Đây là ba loại ý tƣởng siêu nghiệm và cũng chính là đối tƣợng của siêu hình học "I. Kant khảo sát ba bộ môn (Disziplinen) tạo nên nội dung cơ bản của khoa học thƣờng đƣợc mệnh danh là "siêu hình học" trong triết học kinh điển nhà trƣờng (Schuphilosophie), trong đó ba ý niệm vô điều kiện (Unbedingte) đƣợc lý giải để chính danh và giới ƣớc lãnh vực tâm lý học thuần lý, ý niệm Hoàn cầu (Welt) và ý niệm Tự do trên địa hạt vũ trụ luận siêu việt, và ý niệm Thƣợng đế trên địa hạt thần học tự nhiên) [21, XXXVII]. Những ý tƣởng siêu nghiệm ấy đƣợc I. Kant bàn tới dƣới những nhan đề khác nhau. Ý tƣởng về Linh hồn bất tử đƣợc ông bàn tới dƣới nhan đề "Những võng luận của lý trí thuần túy", những ý tƣởng siêu nghiệm liên quan đến Thế giới đƣợc mổ xẻ dƣới nhan đề "Những tƣơng phản của lý trí thuần túy", và những ý tƣởng siêu nghiệm về Thƣợng đế đƣợc đề cập dƣới nhan đề "Ý thể của lý trí thuần túy".Nhƣ vậy, “Vật tự thân” trong quan niệm của I.Kant còn ám chỉ những chuẩn mực đạo đức, lý tƣởng cuộc sống có tính hoàn thiện tuyệt đối; con ngƣời muốn có nó nhƣng không thể đạt tới. Thực tế, đó là Thế giới, Linh hồn bất tử, Thƣợng Đế - chính là yếu tố Tiên thiên, là cái vốn có của tự nhiên. Những đối tƣợng này thuộc “thế giới bên kia” - thế giới của
Siêu nghiệm, thế giới mà con ngƣời chỉ có thể vƣơn tới bằng niềm tin tuyệt đối và vô điều kiện chứ không thể bằng tri thức khoa học.
Thế giới: là một tổng thể thống nhất, tuyệt đối vô điều kiện cái trật tự vô tận của các hiện tƣợng đƣợc quy định lẫn nhau một cách nhân quả (do vũ trụ học nghiên cứu)
Linh hồn bất tử: là một tổng thể thống nhất tuyệt đối vô điều kiện của tất cả các hiện tƣợng tâm lý vô tận (do tâm lý học nghiên cứu)
Thƣợng Đế: nguyên nhân tuyệt đối vô điều kiện của mọi hiện tƣợng (do thần học nghiên cứu)
Dựa trên những khái niệm cơ bản đó, I. Kant xây dựng nguyên lý đạo đức của mình. Theo ông, trong mỗi con ngƣời luôn có những khao khát đạo đức mang tính hài hòa nhƣ tự do ý chí, sự thanh thản của tâm hồn và hạnh phúc. Nhƣng đó là những mong muốn mà con ngƣời không bao giờ đạt đƣợc trong cuộc sống hiện thực, vì thế nó cần đến niềm tin vào thế giới bên kia. Lập luận này đã dẫn I. Kant đến quan niệm cho rằng triết học có thể giải quyết đƣợc nhiệm vụ của mình nếu nó đạt mục đích thuyết phục con ngƣời tin vào sự tồn tại của Thƣợng đế, Thế giới và Linh hồn bất tử.
Theo I.Kant, Linh hồn bất tử, Thế giới, Thƣợng đế là các đối tƣợng truyền thống của siêu hình học cũ. Chúng đƣợc đặt ra từ thời xa xƣa, nhƣng chƣa có một hệ thống triết học nào giải quyết một cách triệt để. Và ông muốn sử dụng phƣơng pháp tiên nghiệm, triết học siêu nghiệm của mình để giải quyết vấn đề này.
Linh hồn bất tử nhƣ đã nói, là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học – nó là thể thống nhất vô điều kiện của tất cả các đối tƣợng tâm lý của chủ thể tƣ duy. Khi con ngƣời cảm nhận đƣợc cở sở tận cùng của mọi hiện tƣợng cảm tính bên trong, lúc đó sẽ có đƣợc ý niệm linh hồn. Con ngƣời cần phải tin có linh hồn chứ không thể chứng minh đƣợc bằng lý tính. Trong siêu hình học
cũ, linh hồn đƣợc giả định nhƣ một thực thể bất diệt với bản tính và ý chí tự do không lệ thuộc vào thể xác.
Thế giới là thể thống nhất vô điều kiện của các hiện tƣợng, các trật tự trong tự nhiên quy định lẫn nhau theo luật nhân quả. Khi lý tính con ngƣời vƣơn tới nền tảng tận cùng của vạn vật thuộc thế giới bên ngoài, con ngƣời sẽ có đƣợc ý niệm về vũ trụ.
Thƣợng đế là nguyên nhân tuyệt đối vô điều kiện của mọi hiện tƣợng xảy ra trong vũ trụ, là bản chất của mọi bản chất. Khi con ngƣời khát khao tìm kiếm khởi nguyên tận cùng của mọi vật thể cả vật chất lẫn tinh thần trong vũ trụ, con ngƣời sẽ tiếp cận đƣợc ý niệm Thƣợng đế. Thƣợng đế với tƣ cách là một hình mẫu lý tƣởng dựa trên những ý niệm nhƣ “đấng sáng thế”, “đấng toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ”, “thực tại cao cả”, "nguyên nhân và động cơ duy tâm”…Những ý niệm đó cũng nói lên rằng Thƣợng đế là một thực tại siêu việt, vƣợt quá khả năng nhận thức của lý tính con ngƣời. Con ngƣời cần phải tin bằng một niềm tin tuyệt đối vô điều kiện rằng có Thƣợng đế chứ không thể chứng minh đƣợc sự tồn tại hiện thực của Ngƣời.
Bác bỏ việc nghiên cứu lý tính để chứng minh cho lý tính, về khả năng tuyệt đối trong nhận thức các ý niệm, I. Kant khẳng định: Chỉ có thể có khoa