NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai
2.2 Khách thể nghiên cứu
- Học sinh và giáo viên THPT tại một số trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục BĐKH và GNRRTT.
- Điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về BĐKH và GNRRTT và tình hình giảng dạy các vấn đề này.
- Thiết kế các hoạt động ngoại khóa về các chủ đề GDBĐKH và GNRRTT. - Thực nghiệm tại trường phổ thông các HĐNK đã được xây dựng.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài gồm:
- Các tài liệu và giáo trình về lý luận dạy- học, các phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Các tài liệu về BĐKH và GNRRTT
- Tham khảo các giáo trình, các khóa luận, luận văn, các bài báo và tài liệu có liên quan đến đề tài.
2.4.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ, tham khảo, trao đổi ý kiến với giảng viên đại học, ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại một số trường THPT, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mà chúng tôi đang nghiên cứu, lắng nghe và tiếp thu ý kiến nhằm định hướng cho việc triển khai đề tài nghiên cứu.
2.4.3 Phương pháp điều tra bằng câu hỏi
Mục đích điều tra
Để đánh giá thực trạng và nhu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục BĐKH và GNRRTT trong các trường THPT, từ đó xây dựng nên các hoạt động ngoại khóa phù hợp, thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên.
Đối tượng điều tra
Hơn 300 học sinh khối lớp 10 và 11 cùng với khoảng 35 giáo viên một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Hòa Vang, Thái Phiên, Ơng Ích Khiêm, Phạm Phú Thứ.
Nội dung điều tra
- Những kiến thức cơ bản về BĐKH và GNRRTT.
- Nhu cầu của học sinh và giáo viên trong dạy và học về BĐKH và GNRRTT. - Những kinh nghiệm của giáo viên trong GDBDKH và GNRRTT.
2.4.4 Phương pháp thực nghiệm
a. Mục đích ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm
- Kiểm tra sự phù hợp của nội dung các hình thức HĐNK đã xây dựng. - Đánh giá tính khả thi của tiến trình hướng dẫn thực hiện các hoạt động ngoại khố, lấy đó làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung và hồn thiện tiến trình hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khoá đã tiến hành thực nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả của việc GDBĐKH VÀ GNRRTT cho học sinh qua các hoạt động ngoại khố về mặt kích thích hứng thú; củng cố, nâng cao kiến thức về BĐKH, thái độ và kĩ năng ứng phó với BĐKH và GTRRTT.
b. Đối tượng thực nghiệm
- Học sinh THPT tại một số trường trên địa bàn TP Đà Nẵng.
c. Nội dung thực nghiệm
Do điều kiện thời gian không cho phép nên chúng tôi không thể triển khai tồn bộ các hình thức ngoại khố đã xây dựng trong luận văn. Cụ thể, chúng tơi lựa hình thức hoạt động ngoại khoá tổ chức cuộc thi: Rung chuông vàng để thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào ngày 10/03/2014.
Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi dưới dạng phiếu điều tra với mục đích đánh giá mức độ hứng thú của giáo viên và học sinh với các hoạt động từ đó kiểm định tính khả thi và hiệu quả của hình thức hoạt động ngoại khóa GDBĐKH và GNRRTT.
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập các thông tin và các số liệu từ các hoạt động điều tra khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê xử lý số liệu bằng phần mềm Exel.