3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của HĐNK tích hợp GDBĐKH và GNRRTT đã thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xây dựng một số câu hỏi dưới dạng phiếu điều tra tới giáo viên và học sinh đã tham gia. Đồng thời, chúng tôi so sánh mức độ hứng thú của HS với hai hoạt động ngoại khóa GDBĐKH và GNRRTT mà nhà trường đã tổ chức trước đó: Thi làm tập san và diễn kịch tuyên truyền về BVMT và BĐKH để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh và hiệu quả của hoạt động. Kết quả như sau:
Hình 3.1: Các em HS trả lời câu hỏi trong cuộc thi RCV
Ý kiến chung của GV và HS và GV đều cho rằng các hoạt động này đều rất thiết thực, hữu ích đối với HS.
Biểu đồ 3.3:Mức độ hứng thú với từng nội dung hoạt động của HS
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quan sát thái độ của HS, đều nhận thấy đa số các em rất hào hứng và vui vẻ khi tham gia các hoạt động.
Dựa trên biểu đồ ta có thể thấy, đa số HS đều rất hứng thú với các hoạt động này, nhất là hoạt động thi Rung chuông vàng (49% HS rất hứng thú) và diễn kịch (46% HS rất hứng thú). Chứng tỏ, HS vẫn có hứng thú với các hoạt động được tổ chức dưới dạng trò chơi, mang tính giải trí và có tính chất thi đua cá nhân hay tập thể hơn.
Kiến thức thu nhận được thông qua hoạt động
2% 18% 31% 49% 4% 11% 39% 46% 12% 31% 38% 19% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Không hứng thú Ít hứng thú Khá hứng thú Rất hứng thú RCV Diễn kịch Làm tập san
Biểu đồ 3.4: Đánh giá mức độ kiến thức học được thông qua hoạt động
Qua kết quả được trình bày trên biểu đồ 3.4 chúng tôi nhận thấy, tất cả các em dù ít hay nhiều cũng đã học thêm được những kiến thức về BĐKH. Trong đó, đa số HS thu nhận được phần lớn kiến thức đã được truyền tải thông qua các hoạt động. Đặc biệt, ý thức về trách nhiệm bản thân trong chống lại BĐKH của HS đã được nâng cao rõ rệt. Điều này chứng tỏ rằng, các hoạt động này đã giúp nâng cao nhận thức và thái độ của HS về những vấn đề liên quan đến BĐKH, đáp ứng được mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Về hình thức tổ chức
Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của HS và GV về hình thức tổ chức hoạt động được trình bày dưới bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2.Đánh giá mức độ hài lòng đối với hình thức tổ chức hoạt động
Giáo viên Học sinh
Ý kiến Tỉ lệ
(%) Ý kiến
Tỉ lệ (%)
Học sinh vui vẻ, hào hứng, nhiệt
tình tham gia 64
Học sinh được cung
cấp đủ thông tin và 71 0% 20% 40% 60% 80% Không học được gì Rất ít kiến thức Một số kiến thức Phần lớn kiến thức 1.Kiến thức về các loại hình thiên tai 2. Nguyên nhân của BĐKH 3. Hậu quả do BĐKH 4. Biện pháp chống lại BĐKH 5. Ý thức trách nhiệm của bản thân trong chống lại BĐKH
phương tiện cho việc tổ chức hoạt động.
Học sinh được tự mình trải nghiệm,
thể hiện 44
Học sinh được tham gia thiết kế, xây dựng nội dung cụ thể của mỗi hoạt động.
70
Phù hợp với điều kiện tại trường THPT, hấp dẫn, hiệu quả, cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích cho học sinh về BĐKH và GNRRTT
68 Không khí vui vẻ, hào
hứng. 60
Thời gian hoạt động hợp lý. 64
Khác 0
Đối với giáo viên, 64 % GV hài lòng khi HS vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình tham gia hoạt động này. Đối với hình thức này, bản thân HS được tự mình trải nghiệm và thể hiện thông qua việc trực tiếp tham gia trò chơi (RCV), xây dựng kịch bản (diễn kịch), làm tập san. Đồng thời với điều kiện thực tế tại trường THPT, hình thức này rất phù hợp, hấp dẫn và đạt hiệu quả nhất định; cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích cho HS. Thời gian tổ chức (45 phút/ hoạt động) vào buổi chào cờ đầu tuần cũng đã đáp ứng được điều kiện thực tế tại trường.
Riêng đối với HS, các em đa số đều cảm thấy hài lòng khi được cung cấp đầy đủ thông tin và phương tiện cho mỗi hoạt động (71%), bản thân HS cũng cảm thấy hài lòng khi được tham gia thiết kế, xây dựng nội dung cho từng hoạt động (Diễn kịch, làm tập san) (70%).
Khi tổ chức bất kì hoạt động nào, đều tồn tại những điểm hạn chế, chưa thỏa mãn được mong muốn của những người tham gia:
Biểu đồ 3.5: Đánh giá mức độ không hài lòng về hình thức tổ chức hoạt động của học sinh
Như kết quả trên biểu đồ, 42% HS chưa hài lòng với hình thức này khi số lượng người tham gia còn hạn chế, thời gian hoạt động còn ngắn (35%) vì vậy mà lượng kiến thức cung cấp cho HS chưa nhiều. Cũng như theo kết quả bảng 3.2 kết hợp với biểu đồ 3.5, với hình thức hoạt động này thái độ của một số HS tham gia còn chưa nhiệt tình (6%) điều này chứng tỏ rằng một số em chưa thực sự hứng thú khi tham gia các hoạt động này.
17% 35% 42% 6% Hình thức chưa thực sự hấp dẫn, mới mẻ
Thời gian hoạt động còn ngắn, chưa cung cấp được nhiều thông tin Số lượng người được tham gia còn hạn chế.
Mọi người tham gia chưa nhiệt tình
Biểu đồ 3.6: Đánh giá mức độ không hài lòng của giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động
Trên kết quả biểu đồ, chúng tôi nhận thấy (86%) giáo viên và HS đều đồng ý rằng thời gian tổ chức còn hạn chế, số lượng HS được tham gia hoạt động còn ít (82%), số lượng kiến thức cung cấp cho HS chưa nhiều. Điều này cho thấy, hình thức hoạt động này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu được tham gia tìm hiểu về BĐKH và GNRRTT của HS.
Chính vì thế khi được khảo sát về mong muốn thay đổi điều gì nếu tổ chức lại các hoạt động này, 51% HS có ý kiến rằng phải tổ chức nhiều hoạt động lôi cuốn hấp dẫn hơn nữa, 45% tăng thêm thời gian tổ chức và 41% tăng thêm số lượng người tham gia và 27% mong muốn mọi người sẽ tham gia tích cực và nhiệt tình hơn.
Đối với GV, các thầy cô góp ý cần có một số thay đổi khi tổ chức các hoạt động này: cần có một buổi sinh hoạt riêng về chủ đề BĐKH và GNRRTT thay vì tổ chức vào buổi chào cờ đầu tuần nhằm tăng thời gian hoạt động, có thêm nhiều hoạt động nhỏ xen kẽ giữa các hoạt động chính để tăng sự hấp dẫn, mới mẻ của hoạt động đồng thời tăng số lượng HS được tham gia.
23 45 86 82 10 0 20 40 60 80 100 Hình thức còn hạn chế, chưa thực sự sôi nổi hấp dẫn
Chưa cung cấp được nhiều kiến thức cho học sinh
Thời gian tổ chức còn hạn chế Số lượng học sinh được tham gia còn
ít
Mất nhiều thời gian chuẩn bị
Về mức độ thường xuyên để tổ chức các hoạt động này, 68% GV có ý kiến cho rằng nên tổ chức vài lần/ năm, 36% GV đồng tình tổ chức 1 lần/ năm. Như vậy, đa số GV đồng ý rằng các hoạt động như thế này nên được tổ chức nhiều lần trong suốt năm học. Điều đó chứng tỏ, các hoạt động này thật sự hữu ích, có tác động tích cực tới nhận thức và thái độ không chỉ của HS mà còn của GV đối với BĐKH.
Qua khảo sát ý kiến của các đối tượng về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa HS với BĐKH với các hoạt động Rung chuông vàng, diễn kịch, làm tập san đã cho thấy:
Về nội dung, các hoạt động đã thực sự tạo được hứng thú với HS, đa số các em tham gia rất hào hứng, sôi nổi và vui vẻ. Những hoạt động này nâng cao được nhận thức của HS về BĐKH, giúp các em ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong chống lại BĐKH, phần nào đã đảm bảo mục tiêu đề ra.
Về hình thức, đa số giáo viên và HS cảm thấy hài lòng khi khi các hoạt động này đã tạo điều kiện cho HS được tự mình trực tiếp tham gia vào trò chơi, xây dựng nội dung hoạt động và trình bày được ý tưởng và thể hiện suy nghĩ của bản thân về BĐKH. Với những điều kiện hiện nay tại trường THPT, thì các hình thức trên được xem là hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đối với việc tích hợp giáo dục BĐKH. Những hạn chế của hoạt động này đó chính là thời gian tổ chức (45 phút) còn ít, hạn chế số lượng HS được tham gia, nên chưa đáp ứng nhu cầu hiểu biết của các em đối với BĐKH. Vì vậy, cần phải tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu giáo dục BĐKH và GNRRTT của HS.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Đề xuất được quy trình tổ chức một HĐNK GDBĐKH và GNRRTT cho HS gồm 6 bước.
- Thiết kế và sưu tầm được 12 HĐNK cùng 7 trò chơi tích hợp GDBĐKH và GNRRTT cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được sự hứng thú của học sinh, tính khả thi và hiệu quả của các HĐNK GDBĐKH đối với HS.
4.2 Kiến nghị
Triển khai nghiên cứu theo hướng xây dựng HĐNK GDBĐKH và GNRRTT cho HS nhằm nâng cao nhận thức của HS về BĐKH, nâng cao hiệu quả GDBĐKH đáp ứng được nhu cầu GD hiện nay
Do khả năng và điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên quá trình thực nghiệm của chúng tôi còn nhiều giới hạn, cần tiến hành thực nghiệm sư phạm với quy mô rộng hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Lê Thị Ánh (2004), Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục môi trường cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Giang qua học phần Địa lí địa phương , Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
[2] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lí luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với BĐKH.
[4] Chi đoàn cán bộ khoa Sinh- Môi trường (2013), Bộ tài liệu và tập huấn nâng cao năng lực về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho giáo sinh trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng. [5] Nguyễn Thị Hiên (2002), Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - ĐHSP Hà Nội. [6] Trịnh Phi Hoành (2010), Tích hợp giáo dục biến hậu đổi khí hậu vào trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm địa lý tại trường đại học Đồng Tháp, Đại học Đồng Tháp.
[7] Phan Bảo Minh và cộng sự (2009). Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Báo cáo chuyên đề - Đại học Nông Lâm TP. HCM.
[8] Ksor Quốc (2013), Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong phần sinh thái học- sinh học 12 (cơ bản)- THPT, KLTN, Đại học sư phạm Đà Nẵng.
[9] Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng (2013), Sổ tay giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai dành cho giáo viên,
[10] Nguyễn Thị Thảo (2013), Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ đo lường và đánh giá giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ (2009), Kết hợp nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường, ĐH sư phạm Huế.
Tài liệu mạng Internet
12.http://tailieu.vn/doc/bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap- 661436.html truy cập ngày 18-4]
13.http://thehexanh.net/detail_message.asp?lang=1&fold=1430&SubCatID=1430& msgID=119&tr=0&dr=0
14.http://cvct3.edu.vn/tintuc/chi-tiet-tin-tuc/thong-tin/dien-dan-chuyen-mon/co-so- ly-luan-ve-day-hoc-tich-hop/tt.html
PHỤ LỤC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÍ DỤ MINH HOẠT VỀ MỘT SỐ HĐNK
GDBĐKH VÀ GNRRTT CHO HS P1: HỘI THI
CHÚNG EM VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1. Chủ đề:
Chúng em với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
2. Mục tiêu
Kiến thức
- Cung cấp cho HS những kiến thức về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng chống.
Thái độ
- Tuyên truyền ý thức trách nhiệm cho HS trong công việc phòng chống rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong phạm vi địa phương.
3. Hình thức và phương pháp hoạt động
- Phương pháp tiến hành : Tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm, thuyết trình. - Thời gian và địa điểm : tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường
- Đối tượng tham gia : học sinh 10- 12, mỗi khối gôm 1 đội, mỗi đội có 6 em ( mỗi khối có 6 học sinh khá giỏi để tham gia)
- Quy trình thể lệ cuộc thi.( bắt buộc các đội phải có)
+ Vòng 1: Màn chào hỏi 20 đ:
Giới thiệu về đội của mình ( Tùy các đội sáng tác theo thể loại).
+Vòng 2 : Thi hiểu biết chung về rủi ro thiên tai, phòng chống biến đổi khí hậu (40đ)
Mỗi đội phải trả lời 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi 10 điểm. + Vòng 3 : Ai nhanh hơn
Có 10 câu hỏi thuộc về các chủ đề rủi ro thiên, phòng chống biến đổi khí hậu. Mỗi câu 20đ. Nếu đội thứ nhất trả lời sai thì đội thứ 2 được quyền trả lời . Cuối đợt thi vòng 3 những cầu hỏi nào chưa trả lời được thì khán giả được quyền trả lời.
Giao lưu với khán giả: có 6 câu hỏi về chủ đề ( hạn hán, sạt lở, lũ quét, động đất, bão tố, sóng thần) nếu trả lời đúng sẽ nhận phần thưởng, trả lời sai người dẫn chương trình nêu đáp án.
+ Vòng 4: Hành động của chúng em: 100 đ.
Mỗi đội sẽ bốc thăm lựa chọn chủ đề ( hạn hán, sạt lở, lũ quét, động đất, bão tố, sóng thần) và được xem những hình ảnh. Trong vòng 5 phút các đội phải có nêu được tác hại và cách phòng chống rủi ro như thế nào?
4 giải thưởng: Giải nhất 1 giải : 150.000 đồng.
Giải nhì 1 giải: 120.000 đồng Giải ba 1 giải : 100.000 đồng.
Giải KK 3 giải : 240.000 đồng.
4. Kế hoạch hoạt động
a. Chuẩn bị :
Giáo viên Học sinh
- GVCN tiến hành lựa chọn học sinh tham gia mỗi khối chọn 6 em. Tổ chức luyện tập vào các buổi ngoài giờ học. - Thành lập ra Ban tổ chức điều hành hoạt động
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn khác lên kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa, thống nhất về địa điểm, thời gian tổ chức.
- Đăng kí tham gia và tìm hiều những kiến thức về BĐKH và thiên tai.
b.Kế hoạch chi tiết
STT Hoạt động Nội dung Người phụ trách
1 Khai mạc buổi ngoại khóa
Nêu mục đích của buổi ngoại khóa, giới thiệu thành phần
MC và Trưởng BGK
BGK
2 Tiết mục văn nghệ
Một bài hát tập thể hoặc cá nhân mở màn buổi ngoại khóa
MC
3
Vòng 1: Màn chào hỏi 20 đ
Giới thiệu về đội của mình ( Tùy các đội sáng tác theo thể loại).
Trưởng nhóm hoặc cả nhóm
4 Vòng 2 : Thi hiểu biết chung
Mỗi đội phải trả lời 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi 10 điểm với nội dung về rủi ro thiên tai, phòng chống biến đổi khí hậu (40đ)
Trưởng nhóm hoặc một đại diện
nhóm.
5 Vòng 3 : Ai nhanh hơn
Có 10 câu hỏi thuộc về các chủ đề rủi ro thiên, phòng chống biến đổi khí hậu. Mỗi câu 20đ. Nếu đội thứ nhất trả lời sai thì đội thứ 2 được quyền trả lời . Cuối đợt thi vòng 3 những cầu hỏi nào chưa trả lời được thì khán giả được quyền trả lời.
Trưởng nhóm hoặc một đại diện nhóm
6 Giao lưu với khán giả
Có 6 câu hỏi về chủ đề ( hạn hán, sạt lở, lũ quét, động đất, bão tố, sóng thần) nếu trả lời đúng sẽ nhận phần thưởng. trả lời sai, người dẫn chương trình nêu đáp án.
Trưởng nhóm hoặc một đại diện
nhóm
7 Vòng 4: hành động của chúng em: 100 đ.
Mỗi đội sẽ bốc thăm lựa chọn chủ đề ( hạn hán, sạt
Trưởng nhóm hoặc một đại diện
lở,lũ quét, động đất, bão tố, sóng thần) và được xem những hình ảnh. Trong vòng 5 phút các đội phải có nêu được tác hại và cách phòng