Xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 69 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế

CẢI THIỆN SINH KẾ

Từ việc phân tích, đánh giá tại phần 4.3 và 4.4, nhận thấy rằng yếu tố dễ bị tổn thương nhất ở cả hai xóm 8B và 7C là vốn tài chính. Chính vì vậy, xã Cồn Thoi cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm và mạnh dạn trong sản xuất, kinh doanh. Cần phân công cán bộ theo dõi phụ trách từng địa bàn để thường xuyên nắm bắt tình hình, báo cáo và đề xuất với lãnh đạo để có hướng chỉ đạo kịp thời. Hàng năm, xã tiến hành điều tra, rà soát đối tượng nghèo, từ đó phân tích rõ nguyên nhân nghèo ở từng địa bàn dân cư, của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp xã cần tập trung khai thác có hiệu quả quỹ đất nông, lâm nghiệp và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất; phát huy tác dụng của việc dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ khí vào sản xuất nông nghiệp.

Phần trăm hộ không có thành viên trong gia đình tham gia lớp tập huấn về BĐKH chiếm tỷ lệ cao (chiếm 82% ở xóm 8B và 74% ở xóm 7C), vì vậy sự hiểu biết về BĐKH cũng như cách thích ứng với BĐKH cũng vì thế mà bị hạn chế.

Để khắc phục điều này, chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về phòng, tránh và biện pháp giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống, đặc biệt là hướng dẫn để cộng đồng người dân địa phương cùng hợp tác tư duy, cùng thảo luận tìm giải pháp và cùng hành động thích ứng. Có như vậy mới khai thác được sức mạnh cộng đồng và sự hợp tác để thực hiện đồng bộ giải pháp thích ứng với BĐKH của người dân địa phương trên địa bàn lãnh thổ rộng lớn mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Đối với người dân xã Cồn Thoi:

- Cần chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH và phòng tránh trước những tác động bất thường của thời tiết, khí hậu cực đoan gây ra.

- Cư dân ven biển xã Cồn Thoi cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế, đồng thời cần mạnh dạn đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó hộ dân cần xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để tích lũy vốn. Đời sống được cải thiện và nâng cao thì khả năng ứng phó với BĐKH càng tốt.

- Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, trồng trọt chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế gia đình, cư dân ven biển cần chủ động đa dạng hóa sinh kế như chăn nuôi, trồng hoa,…

- Bên cạnh đó, người dân cần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống: không thải rác, chất thải bừa bãi xuống sông, hồ, biển; trồng nhiều cây xanh để giữ môi trường trong lành.

Đối với chính quyền địa phương:

- Tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động nghèo nhằm giảm gánh nặng lao động phụ thuộc.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức và các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về giáo dục, hỗ trợ vật chất, tinh thần để con em cư dân nghèo ven biển có cơ hội đến trường. Nâng cao

ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai nhằm làm tăng khả năng thích ứng với BĐKH của cư dân xã Cồn Thoi.

- Cơ quan chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã xây dựng và phổ biến kế hoạch hành động của địa phương về phòng, tránh ảnh hưởng của BĐKH; xây dựng và triển khai các dự án về các công trình nâng cấp đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, kè, cống... hạn chế tác hại của mưa, bão, nước biển dâng, ngập mặn. Xây dựng các phương án để chủ động và từng bước chuyển đổi sản xuất nông nghiệp; thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; thay đổi các phương thức sử dụng đất thích ứng với điều kiện ngập mặn và nước biển dâng... cho người dân, đặc biệt với các xóm ven biển như xóm 8B.

- Một số mô hình thích ứng có thể áp dụng tại địa phương như: Mô hình trồng trọt; Mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; Mô hình bảo hiểm, tín dụng vi mô; Mô hình trồng và chăm sóc rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)