Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 58 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THEO CHỈ SỐ LVI

Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, Bảng 4.2 và hình 4.5 trình bày kết quả nghiên cứu về mọi mặt đời sống xã hội của cộng đồng dân cư xóm 8B và xóm 7C, xã Cồn Thoi đồng thời thể hiện các chỉ số chính của LVI đã được chuẩn hóa từ các yếu tố phụ.

Bảng 4. 4. Giá trị các yếu tố chính, yếu tố phụ và chỉ số LVI xóm 8B và xóm 7C, xã Cồn Thoi Các yếu tố chính Các yếu tố phụ Đơn vị tính Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị thực tại xóm 8B Giá trị thực tại xóm 7C Chỉ số xóm 8B Chỉ số xóm 7C Chỉ số chính xóm 8B Chỉ số chính xóm 7C Hồ sơ nhân khẩu Tỷ lệ phụ thuộc % 100 0 28,02 29,31 0,28 0,29 0,395 0,402 Phần trăm hộ có chủ hộ là nữ % 100 0 16 22 0,16 0,22

Phần trăm chủ hộ chưa học hết tiểu học % 100 0 32 36 0,32 0,36 Phần trăm hộ không có thành viên trong

gia đình tham gia lớp tập huấn về BĐKH % 100 0 82 74 0,82 0,74

Chiến lược sinh kế

Phần trăm hộ có thu nhập chính từ nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) % 100 0 84 90 0,84 0,9

0,41 0,343

Phần trăm hộ không có nguồn thu nhập

nào khác ngoài nông nghiệp % 100 0 46 28 0,46 0,28

Chỉ số đa dạng sinh kế nông nghiệp trung bình

1/(Số sinh

kế+1) 1 0,25 0,34 0,32 0,12 0,09 Phần trăm hộ không có thành viên tham

gia 1 loại hình đào tạo nghề nào đó % 100 0 22 10 0,22 0,1

Mạng lưới xã hội

Phần trăm hộ không nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương khi thảm họa thiên nhiên xảy ra

% 100 0 12 7 0,12 0,07

0,4 0,33

Phần trăm hộ không có thành viên nào

quyền địa phương

Phần trăm số hộ không được tiếp cận

nguồn thông tin (tivi/đài) % 100 0 20 10 0,2 0,1

Sức khoẻ

Số ngày/năm chủ hộ ở bệnh viện kiểm

tra, theo dõi sức khỏe Ngày 45 0 14,2 11,02 0,32 0,24

0,35 0,345

Phần trăm hộ có thành viên gia đình bị

mắc bệnh kinh niên % 100 0 84 90 0,84 0,9

Phần trăm hộ có thành viên nghỉ làm

việc/học trong 2 tuần do bị ốm % 100 0 10 18 0,1 0,18

Phần trăm hộ có thành viên gia đình bị

mắc bệnh truyền nhiễm % 100 0 14 6 0,14 0,06

Nước

Phần trăm hộ không sử dụng nước máy

sạch cho sinh hoạt % 100 0 16 4 0,16 0,04

0,38 0,19

Phần trăm hộ không được đáp ứng đủ

nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất % 100 0 60 34 0,6 0,34

Vốn tài chính

Phần trăm hộ vay tiền bên ngoài % 100 0 86 88 0,86 0,88

0,773 0,673

Phần trăm hộ không có tiền gửi ngân

hàng % 100 0 94 86 0,94 0,86

Phần trăm hộ không có thành viên nào đang làm việc ngoài làng, tại một nơi tương đối phát triển

% 100 0 52 28 0,52 0,28

Nhà cửa

Phần trăm số hộ có nhà không kiên cố

và đất sản xuất

Trung bình phần trăm diện tích đất nông

nghiệp dễ bị ngập % 100 0 44,2 53,6 0,44 0,54

Trung bình phần trăm diện tích đất nông

nghiệp dễ bị khô hạn % 100 0 12,2 12,14 0,122 0,12

Trung bình phần trăm diện tích đất nông

nghiệp dễ bị xâm nhập mặn % 100 0 91 63,8 0,91 0,64 Thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu

Phần trăm số hộ bị thiệt hại về nhà cửa

do thiên tai trong vòng 10 năm qua % 100 0 62 30 0,62 0,3

0,517 0,471

Phần trăm số hộ bị thiệt hại trong sản xuất do thiên tai hàng năm trong vòng 10 năm qua

% 100 0 100 100 1 1

Trung bình số ngày nắng nóng (Tmax

≥ 33oC) trong 10 năm qua Ngày 41 10 28,42 28,42 0,59 0,59 Trung bình số ngày rét đậm (Tmin ≤ 13

oC) trong 10 năm qua Ngày 51 16 26,58 26,58 0,30 0,30

Trung bình số ngày mưa lớn (R ≥

100mm/ngày) trong 10 năm qua Ngày 7 1 2,92 2,92 0,32 0,32

Độ lệch chuẩn nhiệt độ tối cao theo

tháng trong vòng 10 năm qua Độ C 5,904 4,325 5,021 5,021 0,44 0,44 Độ lệch chuẩn nhiệt độ tối thấp theo

tháng trong vòng 10 năm qua Độ C 5,367 4,128 4,557 4,557 0,35 0,35

 Ở cả hai xóm 8B và xóm 7C, chỉ số “vốn tài chính” đều đứng ở vị trí thứ nhất. Nếu ở xóm 8B chỉ số này đạt 0,773 thì ở xóm 7C chỉ số này đạt 0,673.

Xã Cồn Thoi được đánh giá là một trong những xã nghèo của huyện Kim Sơn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao (7%, năm 2016). Có 94% thành viên tham gia phỏng vấn ở xóm 8B trả lời hộ gia đình của họ không có tiền gửi ngân hàng, trong khi con số này ở xóm 7C đạt 86%. Nhận thấy tất cả những hộ có tiền gửi ngân hàng đều là những hộ có nguồn thu chính không phải từ nông nghiệp, nguồn thu chính của họ đến từ việc buôn bán, công chức hoặc một số ngành nghề khác. Nguồn tài chính hạn hẹp cũng khiến người dân dễ bị tổn thương hơn trước BĐKH, người nghèo bị giới hạn các biện pháp thích ứng hơn so với những người khá giả do nguồn lực về tài chính không đủ để họ đầu tư vào một số biện pháp thích ứng cụ thể hoặc đầu tư nhưng không lâu dài, không toàn diện dẫn đến hiệu quả không cao.

Chẳng hạn để thích ứng với khô hạn trong sản xuất lúa, trường hợp trạm bơm của xã chưa cung ứng nước kịp thời, nhiều hộ khá giả tự trang bị máy bơm dẫn nước từ kênh mương gần đó nhằm cứu lúa, hoặc trước đó họ đã đầu tư những giống lúa chịu hạn, phân bón tăng sức chống chịu cho cây lúa; trong khi điều này lại trở nên khó khăn hơn với các hộ nghèo khi hiện trạng giá cả các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, nhất là giống lúa lai, giống lúa ngắn ngày.

Báo cáo Việt Nam, Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo của Oxfarm (2008) đã chỉ ra rằng: Người nghèo sống tại các vùng ven biển đặc biệt dễ bị tổn thương với hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hàng năm. Tác động của lũ lụt, bão, hoặc hạn hán ảnh hưởng lớn hơn đối với người nghèo vì họ có ít nguồn lực để phục hồi. Không có khả năng trả nợ hoặc vay nợ mới, sự tăng giá thực phẩm, và bệnh tật do các dịch bệnh ít nhiều đều có thể ảnh hưởng đến người nghèo.

 Yếu tố “thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu” cùng đứng ở vị trí thứ 2 ở cả xóm 8B và xóm 7C. Yếu tố này đạt 0,517 ở xóm 8B và bằng 0,471 ở xóm 7C.

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% người dân trả lời bị thiệt hại trong sản xuất do thiên tai hàng năm trong vòng 10 năm qua. Thực tế, nông nghiệp là ngành có tính phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất nhiều. Nhiệt độ, lượng mưa, độ phì của đất... đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do đó, việc sản xuất chịu thiệt hại do thiên tai gây ra là điều khó tránh khỏi với tất cả người nông dân.

Về nhiệt độ thì nền nhiệt nhìn chung tăng, mùa hè trước kia nhiệt độ cao nhất chỉ khoảng 300C, nhưng những năm gần đây, nhiệt độ khá cao, có khi lên tới 33 - 340C, gây cảm giác nóng bức khó chịu, nhất là vào khung giờ buổi trưa, đầu giờ chiều. Mùa đông trước kia rét hơn, kéo dài nhưng những đợt rét đậm, rét hại không nhiều và khắc nghiệt như bây giờ. Ngày nay, mùa đông đến muộn hơn, tháng 12 mới thấy rét và kéo dài đến tháng 3, nhiệt độ ấm hơn nhưng bất thường, có những đợt rét đậm, rét hại khắc nghiệt hơn. Trung bình trong 10 năm qua có 28,42 ngày nắng nóng (Tmax ≥ 33oC); 26,58 ngày rét đậm (Tmin ≤ 13 oC).

Số liệu điều tra cho thấy, có 30% hộ ở xóm 7C, 62% hộ ở xóm 8B bị thiệt hại về nhà cửa do thiên tai trong vòng 10 năm qua. Con số này cũng tỉ lệ thuận với phần trăm số hộ có nhà không kiên cố dễ bị phá huỷ bởi bão. Hầu hết những hộ này đều là những hộ nghèo, khi điều kiện ứng phó với thiên tai là hạn chế.

 Ở xóm 8B các chỉ số tiếp theo được sắp xếp lần lượt như sau: “nhà cửa và đất sản xuất” với giá trị 0,468; “chiến lược sinh kế” với giá trị 0,41; “mạng lưới xã hội” đạt 0,4; “hồ sơ nhân khẩu” bằng 0,395; “nước” đạt 0,38; “sức khỏe” với giá trị 0,35.

Trong khi ở xóm 7C, chỉ số “hồ sơ nhân khẩu” có giá trị 0,402 xếp ở vị trí thứ 3. Đứng thứ 4 là “nhà cửa và đất sản xuất” với giá trị 0,36; “sức khỏe” đạt 0,345; đứng ở vị trí thứ 5; “chiến lược sinh kế” đứng ở vị trí thứ 6 với giá trị 0,343; “mạng lưới xã hội” đạt 0,33 xếp ở vị trí thứ 7 và cuối cùng là “nước” đạt 0,19.

+ Yếu tố “nhà cửa và đất sản xuất” đạt giá trị 0,468 ở xóm 8B và đạt 0,36 ở xóm 7C.

Theo kết quả phỏng vấn, có tới 40% số hộ tham gia phỏng vấn ở xóm 8B có nhà không kiên cố (là nhà cấp 4 và mái ngói) dễ bị phá huỷ bởi bão, ở xóm 7C là 14%. Tất cả các hộ này đều nằm trong danh sách hộ nghèo của xã.

Những hộ gia đình có nhà cửa kiên cố sẽ yên tâm hơn mỗi khi mùa bão về. Theo bà Trần Thị Dụng – người dân xã Cồn Thoi cho biết: “Nhà tôi là nhà cấp 4 nên mỗi khi bão về phải lo chằng chống nhà cửa cẩn thận. Như bão năm

vừa rồi, nhà tôi bị bay ngói, nước rột hết vào nhà”.

Về đất sản xuất, Cồn Thoi thuộc vùng trũng, dễ bị ngập khi mưa bão về. Ngoài ra, những năm gần đây, xâm nhập mặn đã lấn sâu vào vùng nội đồng, gây nhiều thiệt hại cho người dân trong quá trình sản xuất. Trung bình phần trăm diện tích đất nông nghiệp dễ bị xâm nhập mặn ở xóm 8B đạt 91%; ở xóm 7C là

63,8%. Điều này được lý giải do địa hình của xóm 8B gần sông, lấy nước trực tiếp ngay tại cống giáp cửa sông Đáy, vụ xuân xuân năm 2010, những thửa ruộng của các xóm khác (trong đó có xóm 7C) hầu như không bị tác động trong khi tại xóm 8B, nhiều nhà bị mất trắng, phải đi xin mạ của những người ở xóm khác.

Từ những ngày đầu thành lập xã, người nông dân Cồn Thoi đã canh tác cói trên diện tích đất vốn đã nhiễm mặn được bồi đắp từ sông Hồng. Chính vì vậy, việc xác định tác động của BĐKH biểu hiện qua hiện tượng xâm nhập mặn ở địa phương là một vấn đề không hề đơn giản. Tuy nhiên, thực tế là từ năm 1984, người dân nơi đây đã chuyển đổi dần hình thức sinh kế từ trồng cói sang gieo trồng lúa nước, diện tích đất canh tác đã gần như không còn bị nhiễm mặn bởi yếu tố lịch sử tự nhiên. Trong khi đó, thực tế cho thấy, những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn đồng ruộng đã quay trở lại.

Theo ông Nguyễn Minh Thiết, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cồn Thoi: “Các năm trở về trước, kể cả vụ xuân, vụ mùa đều lấy được nước ngọt để sản xuất. Nhưng những năm trở lại đây, khoảng từ năm 2010 trở lại, toàn bộ các vụ, huyện chỉ đạo không cho lấy nước ở các cống giáp cửa sông Đáy. Ý nói do nước biển dâng cao, độ mặn cao, xâm nhập vào hệ thống. Như vậy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của xã Cồn Thoi. Trước năm 2010, cả hai vụ lúa đều lấy được nước từ cống kè Đông và Tùng Thiện thuộc địa bàn xã Cồn Thoi. Sau năm 2010 đến nay, hai cống này chủ yếu để tiêu nước, huyện chỉ đạo không được lấy do độ mặn quá cao” (Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu ngày 30 tháng 4 năm 2017).

Cũng theo Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của xã Cồn Thoi, lưỡi mặn đã lấn sâu vào xã Cồn Thoi, lên đến cống Phát Diệm, vượt qua cống ở xã Cồn Thoi hàng chục cây số.

Với xâm nhập mặn, người dân áp dụng một số biện pháp sau: vệ sinh ruộng đồng, đảm bảo tưới tiêu bằng nước ngọt, thau chua rửa mặn. Sau vụ xâm nhập mặn làm mất trắng nhiều diện tích đất lúa của xã vào năm 2010, được sự hỗ trợ của các tổ chức chính quyền, tất cả người dân thuộc địa bàn xã Cồn Thoi đã được mua giống lúa chịu mặn TL6 với giá rẻ và đưa vào gieo cấy trên diện rộng.

+ Yếu tố chiến lược sinh kế ở xóm 8B đạt giá trị 0,41, ở xóm 7C đạt giá trị 0,343. Trong đó tỷ lệ phần trăm hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) – nguồn thu phụ thuộc vào tài nguyên có tính rủi ro ở cả hai xóm đều ở mức khá cao (84% và 90%), mặc dù trong những năm gần đây, cơ cấu

lao động tham gia vào các ngành nghề tại địa phương đã có sự chuyển biến, tỷ lệ lao động tham gia vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, điều mà bất kì người dân nào cũng có thể dễ dàng nhận định được.

Theo người dân, khoảng 5 năm đổ về trước, nuôi trồng thủy sản phát triển rầm rộ, một số hộ bỏ ruộng, mở đầm nuôi ngao, cua, tôm sú,...Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp và khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con nuôi. Trong công tác quản lý sản xuất và dịch vụ giống còn nhiều hạn chế; các cơ sở dịch vụ giống thuỷ sản còn nhỏ lẻ, sự gắn kết, trách nhiệm với người nuôi còn chưa cao; công tác quản lý môi trường, chăm sóc ao nuôi của người nuôi còn chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật; công tác kiểm dịch, kiểm tra cảnh báo dịch bệnh còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của vùng nuôi. Dẫn đến tình trạng con nuôi trong đầm chết khá nhiều, gây thiệt hại lớn cho người dân.

Vì thế hiện nay, nghề thủ công đang có xu hướng gia tăng trở lại, hoạt động chủ yếu là đan các sản phẩm như: túi, thảm, giỏ đựng đồ từ cói... Mặc dù ngày công rẻ nhưng đây cũng là giải pháp gia tăng thu nhập lúc nông nhàn hoặc cho những người không đủ sức làm những việc nặng như người già và trẻ em. Qua điều tra thực tế, nhận thấy phần trăm hộ không có nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp ở xóm 8B đạt 46%, trong khi ở xóm 7C đạt 28%.

Mặt khác, một trong những công việc được lựa chọn khi chuyển từ nông nghiêp sang ̣phi nông nghiệp là lao động phổ thông, một bộ phận những người trẻ chọn những công việc lao động chân tay để kiếm kế sinh nhai. Quá trình này phần nào cũng đồng nghĩa với quá trình di cư tìm kiếm việc làm. Có 11 trên tổng số 50 hộ tham gia phỏng vấn ở xóm 8B không có thành viên trong gia đình tham gia bất kì một loại hình đào tạo nghề nào đó, con số này đạt 5/50 khi điều tra tại xóm 7C.

Qua đó, nhận thấy ở xóm 7C, sự đa dạng trong các loại hình sinh kế cao hơn so với xóm 8B, vì thế, người dân cũng sẽ ít bị tổn thương bởi BĐKH hơn.

+ Chỉ số mạng lưới xã hội đạt 0,4 ở xóm 8B và 0,33 ở xóm 7C. Có thể lý giải do địa bàn xã nằm trong khu vực được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ không chỉ từ các cấp chính quyền địa phương mà còn từ nhiều dự án của các cấp, điển hình là năm 2012, được sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội

Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đã triển khai dự án “Trồng rừng ngập mặn - giảm thiểu rủi ro thảm họa” tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Ngoài trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)