Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Đánh giá biểu hiện BĐKH trên địa bàn nghiên cứu những năm gần đây
NĂM GẦN ĐÂY
Qua phân tích số liệu khí tượng quan trắc từ trạm Văn Lý, nhìn chung, nhiệt độ có xu hướng tăng trong hầu hết tất cả các tháng, ngược lại lượng mưa lại có xu hướng giảm gần như suốt năm.
Bảng 4.3. Xu hướng thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên từng thập kỉ giai đoạn từ 1964-2016
Nhiệt độ tối thấp (độ C/thập kỉ)
Nhiệt độ tối cao (độ C/thập kỉ) Lượng mưa (mm/thập kỉ) Tháng 1 -0,08 -0,01 1,04 Tháng 2 0,27 0,20 -4,51 * Tháng 3 0,03 0,02 1,79 Tháng 4 0,28 * 0,03 * -7,63 * Tháng 5 0,13 0,01 11,2 Tháng 6 0,33 *** 0,22 ** -16,7 Tháng 7 0,13 † 0,005 5,7 Tháng 8 0,13 0,06 -1,2 Tháng 9 0,12 † 0,08 -3,7 Tháng 10 0,26 * 0,22 * -19,8 Tháng 11 0,38 * 0,29 * 12,3 † Tháng 12 0,02 0,045 -1,43 TB năm 0,16 * 0,11 Vụ xuân 0,20 ** 0,19 † -15,8 Vụ mùa 0,20 * 0,13 † -6,70 Tổng năm -22,9 Trong đó: †P<0,1; *P<0,05; **P<0,01; ***P<0,001
Nguồn: Dữ liệu khí tượng trạm Văn Lý (1964 – 2016)
Mặc dù với độ tin cậy thống kê nhỏ (P>0,1), nhiệt độ tháng 1 nhìn chung có xu hướng giảm, cụ thể nhiệt độ tối thấp giảm 0,08 độ C/thập kỉ và nhiệt độ tối
cao giảm 0,01 độ C/thập kỉ, khiến cái lạnh tháng 1 trở nên khắc nghiệt hơn (Bảng 4.1). Còn lại, tất cả các tháng nhìn chung nhiệt độ đều tăng từ 0,02 – 0,38 độ C/thập kỉ, điển hình là tháng 6, nhiệt độ tối thấp tăng 0,33 độ C/thập kỉ với độ tin cậy khá cao (P<0,001), nhiệt độ tối cao tăng 0,22 độ C/thập kỉ với P<0,01. Tháng 6 rơi vào đợt cao điểm của nắng nóng, nhiệt độ lại tăng mạnh qua từng thập kỉ, không những ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng nhiều mặt đến sản xuất nông nghiệp.
Theo người dân trước đây tháng 11 là tháng bắt đầu mùa lạnh thì giờ đây mùa đông lại đến muộn hơn, phải đến tháng 12 mới thấy không khí lạnh tràn về. Điều đó khớp với kết quả phân tích được từ số liệu thu thập được tại trạm khí tượng, khi mà nhiệt độ tối thấp tháng 11 tăng 0,38 độ C/thập kỉ với độ tin cậy P<0,05, nhiệt độ tối cao tăng 0,29 độ C/thập kỉ với độ tin cậy khá cao (P<0,05) (Bảng 4.1).
Nhìn chung cả năm thì nhiệt độ trung bình năm tăng cũng khá cao khi nhiệt độ tối thấp tăng 0,16 độ C/thập kỉ (P<0,05), nhiệt độ tối cao tăng 0,11 độ C/thập kỉ (Bảng 4.1).
Nền nhiệt vụ xuân có xu hướng tăng mạnh hơn vụ mùa khi tăng từ 0,19 (nhiệt độ tối cao) – 0,20 độ C/thập kỉ (nhiệt độ tối thấp), trong khi vụ mùa tăng từ 0,13 (nhiệt độ tối cao) - 0,20 độ C/thập kỉ (nhiệt độ tối thấp) (Bảng 4.1).
Số liệu thống kê về lượng mưa biến đổi qua từng thập kỉ tuy không đạt được độ tin cậy cao như khi thống kê về nhiệt độ nhưng lượng mưa nhìn chung có xu hướng giảm. Tổng lượng mưa năm giảm 22,9 mm/thập kỉ, vụ xuân giảm 15,8 mm/thập kỉ và vụ mùa giảm 6,7 mm/thập kỉ. Xét 12 tháng trong năm thì lượng mưa tháng 2, 3, 6, 8, 9, 10, 12 có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là tháng 10 (19,8 mm/thập kỉ), trong khi đó, lượng mưa 5 tháng còn lại (tháng 1, 4, 5, 7, 11) có xu hướng tăng nhưng không nhiều, tăng nhiều nhất là tháng 11 (12,3 mm/thập kỉ) (Bảng 4.1).
Hình 4.4 dưới đây thể hiện sự thay đổi về số ngày có lượng mưa rất to (>=100 mm/ngày) trong vụ mùa, giai đoạn 1964 – 2016. Từ đó, có thể thấy rõ sự suy giảm mạnh mẽ nhất là từ giai đoạn 1980 trở đi. Trong khi trước năm 1980, số ngày có lượng mưa >=100 mm vào vụ mùa dao động trong khoảng 20 – 35 ngày thì từ sau năm 1980 trở đi, con số đó chỉ cao nhất là khoảng 7 ngày (năm 1985 và năm 2015), có năm không có ngày nào lượng mưa đạt mức 100 mm ( năm 1995, 1997, 1999 và 2004).
Hình 4. 4. Xu hướng thay đổi số ngày có lượng mưa >=100mm trong vụ mùa, giai đoạn 1964 – 2016
Nguồn: Dữ liệu khí tượng trạm Văn Lý (1964 – 2016)
Ngoài ra, theo nhận định của người dân: tình hình thời tiêt diễn biến thất thường, bão, lụt thì có xu hướng giảm về cường độ, số cơn bão bị tác động trực tiếp giảm, chủ yếu là bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mùa mưa bão lại có xu hướng dài hơn, xảy ra sớm và kết thúc muộn. Nếu như trước đây mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 9 với cao điểm rơi vào tháng 8 thì hiện nay, tháng 6 đã thấy có xuất hiện bão và đến tận tháng 11 mới kết thúc, cao điểm rơi vào tháng 7 đến tháng 8.
Dịch bệnh hại cây trồng gần đây xuất hiện nhiều bệnh hơn và lạ hơn, người dân nhớ nhất là dịch lùn sọc đen, vàng lùn xoắn lá năm 2009 làm gần 50% diện tích lúa vụ xuân bị nhiễm bệnh, đây là lần đầu tiên người dân nơi đây gặp loại dịch bệnh này trên cây lúa.