3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 1/6/2016 – 10/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG/ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tính dễ tổn thương về sinh kế của cộng đồng dân cư xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Vật liệu nghiên cứu bao gồm:
- Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội qua các năm của xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Số liệu về khí tượng.
- Bảng phỏng vấn người dân địa phương được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa điểm nghiên cứu. - Đánh giá tình hình BĐKH trên địa bàn nghiên cứu trong những năm gần đây. - Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân cư theo chỉ số LVI (chỉ số tổn thương sinh kế).
- Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân cư theo chỉ số LVI – IPCC (chỉ số LVI được tính bằng cách sử dụng khung sinh kế IPCC).
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế người dân trước những tác động của BĐKH.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1.1. Khảo sát thực địa
Quan sát, chụp ảnh nhằm thu thập các thông tin một cách trực quan trên địa bàn nghiên cứu.
3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu được thu thập qua UBND huyện Kim Sơn, UBND xã Cồn Thoi.
- Số liệu về khí tượng tại địa bàn nghiên cứu được thu thập qua trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định. Đây là trạm khí tượng vùng ven biển và gần huyện Kim Sơn, Ninh Bình nhất nên có nét tương đồng cho đặc điểm khí tượng của địa bàn nghiên cứu (số liệu được thu thập hơn 50 năm, từ năm 1964 đến năm 2016).
3.5.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế cũng như ảnh hưởng của vị trí tương đối so với biển được thu thập thông qua phỏng vấn hộ dân.
* Phương pháp chọn mẫu
Trong tổng số 10 xóm của xã lựa chọn 2 xóm đại diện (1 xóm gần biển hơn; 1 xóm xa biển hơn) bằng cách bốc thăm có điều chỉnh (Hình 4.1).
Từ mỗi xóm lại lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ nằm trong các nhóm xã hội khác nhau (cụ thể: 25 hộ nghèo và 25 hộ khá giả). Lựa chọn các hộ này cũng thông qua cách bốc thăm từ danh sách các hộ dân của UBND xã. Tất cả các thành viên phỏng vấn đều có tuổi đời trên 45 tuổi.
* Nội dung phỏng vấn
Các câu hỏi được soạn để phỏng vấn người dân tập trung vào 8 vấn đề chính: Hồ sơ nhân khẩu, Chiến lược sinh kế, Mạng lưới xã hội, Sức khoẻ, Nước, Vốn tài chính, Nhà cửa và đất sản xuất, Thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu.
Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn sâu đối với Chủ tịch xã và một số người dân về tình hình diễn biến thời tiết những năm gần đây, những tác động do BĐKH gây ra đối với đời sống và và sự thích ứng với những tác động đó.
3.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sơ cấp và thứ cấp được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế LVI (Livelihood Vulnerability Index) được đề xuất bởi Hahn et al.,2009) được áp dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá sự tác động của BĐKH đối với sinh kế của người dân ven biển. Theo Hahn và cộng sự, có hai cách tiếp cận đối với chỉ số LVI.
Thứ nhất, thể hiện LVI như là một chỉ số hỗn hợp bao gồm 7 yếu tố chính là hồ sơ nhân khẩu, các chiến lược sinh kế, các mạng lưới xã hội, sức khỏe,
lương thực, nguồn nước, các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu. Mỗi yếu tố chính bao gồm một vài chỉ báo hoặc yếu tố phụ.
Mô phỏng theo Hahn et al.(2009), tuy nhiên, có một vài thay đổi nhỏ trong các yếu tố chính của LVI để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, ví dụ yếu tố lương thực - thực phẩm được thay thế bằng yếu tố vốn tài chính, bổ sung thêm yếu tố nhà cửa và đất sản xuất;... Do vậy, báo cáo thể hiện LVI trong nghiên cứu này như là một chỉ số hỗn hợp bao gồm 8 yếu tố chính (bao gồm hồ sơ nhân khẩu, các chiến lược sinh kế, các mạng lưới xã hội, sức khỏe, vốn tài chính, nhà cửa và đất sản xuất, nguồn nước, các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu).
Thứ hai, tập hợp 8 yếu tố chính này vào trong 3 tác nhân “đóng góp” theo định nghĩa khả năng bị tổn thương của Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental panel on climate change - IPCC) đối với khả năng tổn thương là sự “hứng chịu”, sự nhạy cảm/tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng.
Cách tính LVI: Do mỗi yếu tố phụ được đo lường theo một hệ thống khác
nhau nên cần thiết phải chuẩn hóa để trở thành một chỉ số theo công thức dưới dây:
Trong đó: Sd là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (xã/xóm) d, và Smin và Smax lần lượt là các giá trị tối thiểu và tối đa. Sau khi được chuẩn hóa, các yếu tố phụ được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính bằng cách áp dụng công thức sau:
Md =
Với: Md là một trong 8 yếu tố chính đối với địa phương (xã/xóm) d,
indexsdi thể hiện các yếu tố phụ được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên mỗi yếu tố
chính, và n là số lượng yếu tố phụ trong mỗi yếu tố chính. Khi giá trị của các yếu tố chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (xã/xóm) được tính toán theo công thức:
LVId =
Với: LVId là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (xã/xóm) d, tương ứng với trung bình có trọng số tất cả 8 yếu tố chính. Trọng số của mỗi yếu tố chính
Trong nghiên cứu này, giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). Cụ thể:
LVI = 0: Không bị tổn thương
0 < LVI < 0,4 : Tổn thương ở mức trung bình 0,4 ≤ LVI < 0,7: Tổn thương ở mức cao 0,7 ≤ LVI ≤ 1: Tổn thương ở mức rất cao
Cách tính LVI – IPCC:
Bảng 3.1. Sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính
Yếu tố chính Yếu tố phụ
Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) (e) Thảm họa thiên nhiên và BĐKH
Khả năng thích ứng (a) Hồ sơ nhân khẩu
Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội
Tính dễ tổn thương (s) Sức khỏe
Vốn tài chính
Nhà cửa và đất sản xuất Nguồn nước
Nguồn: Mô phỏng theo Hahn et al., (2009)
Ghi chú: Yếu tố khả năng thích ứng được tính ngược lại với yếu tố tính dễ
tổn thương của các yếu tố phụ (Hồ sơ nhân khẩu, chiến lược sinh kế và mạng lưới xã hội). Ví dụ như tỷ lệ phụ thuộc của xóm 8B đang là 0,28 thì khi đưa vào để tính Khả năng thích ứng ở bảng 4.3, chỉ số này sẽ là 1 - 0,28 = 0,72.
Thay vì hợp nhất các yếu tố chính vào LVI trong một bước, cách tiếp cận này kết hợp các yếu tố chính theo bảng 3.1 bằng cách sử dụng công thức:
Trong đó:
CFd là một tác nhân “đóng góp” theo IPCC;
WMi là trọng số của mỗi yếu tố chính;
n là số yếu tố chính trong mỗi tác nhân đóng góp. Sau đó LVI-IPCC = (e – a) * s
Trong đó: e là sự phô bày;
s là sự nhạy cảm/ tính dễ tổn thương; a là khả năng thích ứng.
Trong nghiên cứu này, giá trị của LVI-IPCC dao động từ -1 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). Cụ thể:
LVI – IPCC = -1: Không bị tổn thương
-1 < LVI – IPCC < -0,5 : Tổn thương ở mức trung bình -0,5 ≤ LVI – IPCC < 0,5: Tổn thương ở mức cao 0,5 ≤ LVI – IPCC ≤ 1: Tổn thương ở mức rất cao
Mô hình sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính được thể hiện trong hình sau:
Hình 3. 1. Mô hình sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính
Sự phô bày thể hiện của tác động
Đánh giá chỉ số tổn thương (LVI & LVI – IPCC)
Tính dễ tổn thương
Thảm họa thiên nhiên và BĐKH Khả năng thích ứng Hồ sơ nhân khẩu Sức khỏe Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội Vốn tài chính Nhà cửa và đất sản xuất Nguồn nước